Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo

8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp. Thế nhưng, điều khiến nhiều người ngạc nhiên là với ngần ấy nhân sự, làm sao các chị có thể thu xếp cho hàng loạt công việc với kế hoạch dày đặc, sẻ chia cùng những người nghèo khổ trong xã hội…

H2.jpg (367 KB)
Đến với các mảnh đời đáng thương

Những ngày này, nhóm bác ái của hội dòng đang lên lịch cho chương trình Trung thu năm nay. Vì vậy, các khâu cần khẩn trương hơn. “Mọi năm, chúng tôi đều tới vùng sâu vùng xa. Năm nay sẽ lên vùng Bình Thuận, nơi nhiều thiếu nhi K’Ho sinh sống để tổ chức Trung thu cho các em, dự kiến là 600 phần”, nữ tu Maria Nguyễn Thị Bích Ngọc nói. Chị cho chúng tôi xem bảng phân công công việc cụ thể và thông tin những người đóng góp cho chương trình, các lồng đèn, bánh kẹo và tập sách gọn gàng, rồi hồi tưởng: “Nhớ năm ngoái, dòng cũng tới giúp mấy bé vùng cao. Nhìn các em quần áo cũ kỹ, lem luốc… thương lắm. Trẻ con thành phố có điều kiện để chọn lựa lồng đèn kiểu nọ kiểu kia, còn với các em này, được thấy lồng đèn tre đơn sơ là đã rất thích. Có bé không có đôi dép mà mang, trước khi đi các sơ còn xin để giúp cho các em từng đôi”.

Không biết bao nhiêu lần chị Ngọc ngược xuôi, mang theo mỗi chuyến thật nhiều phần quà hỗ trợ như thế. Những vật dụng rất giản dị, giá trị có khi chỉ vài chục ngàn, mà đối với các em, đó như một giấc mơ khó thực hiện bởi cha mẹ nghèo. Mùa hè, cộng đoàn tại Bình Phước mở khóa học cho trẻ Stiêng. Không chỉ có việc đọc kinh kệ, các chị dạy đủ thứ: tiếng Việt, tiếng Anh, cách giao tiếp, cách ăn uống, kỹ năng tự vệ…, miễn là hữu ích. Căn phòng học cũng thật bình dị với tấm bảng đen và mấy cái bàn nhỏ vừa đủ cho việc ghi chép…

Chúng tôi không khỏi trầm trồ trước hình ảnh các sơ trao giếng nước cho bà con làng K’rưng, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai cách đây ba tháng. Sơ kể có bà cụ trong làng múc những gàu nước đầu tiên sử dụng đã phải thốt lên: “Vui quá! Từ bây giờ chắc không còn thấy cái cảnh đi ra núi hứng nước mỗi sáng”. Có cái giếng giải quyết bao nhiêu là cơ sự, ăn uống, giặt giũ, và hơn hết là vấn đề sức khỏe. Mấy trăm nhân khẩu trong khu làng trước kia không có nguồn nước sạch để sinh hoạt. Họ mừng rỡ khi công trình giếng nước hoàn thành, có hệ thống lọc hẳn hoi. Trẻ em, người lớn trong buổi gặp gỡ ngày hôm đó còn được nhận quần áo mới. Họ cầm từng tấm áo, ướm tới lui hai ba lần xem có vừa vặn không, màu đỏ hay màu vàng đẹp hơn…, với nụ cười cùng đôi mắt mãn nguyện. “Hạnh phúc quá chừng với người làng và với mình, có phải vậy không?”, nữ tu Têrêsa Trần Thị Thúy Kiều tấm tắc với cả nhóm.

H11.jpg (528 KB)
Trao giếng nước sạch cho bà con nghèo vùng Gia Lai

Ở Bình Phước, các chị còn có mái ấm Hy Vọng hoạt động đã được 5 năm, nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, dạy học và giúp các bé trị liệu. Đây cũng là nơi đón các học sinh nghèo nội trú, đỡ cho các em mất thời gian lẫn sức lực vì mỗi ngày phải di chuyển hàng chục cây số đến trường, lúc mưa, lúc nắng mệt nhọc. Ngược lại, khi lưu trú các em được các sơ bảo ban, đôn đốc học hành...

Tại TPHCM, dòng có hai cơ sở đặt ở quận 3 và thành phố Thủ Đức. Mỗi cộng đoàn đều có lưu xá giúp sinh viên nữ trọ học. Các bạn trẻ cũng được đồng hành trong các sinh hoạt đạo đức, định hướng ơn gọi. Chị Ánh Nguyệt (26 tuổi, Hậu Giang), một cựu thành viên lưu xá, sau khi gắn bó 4 năm ở nơi đây đã ra trường và tìm được việc làm ở quê nhà, bày tỏ cảm kích: “Hồi đó, khi mới lên thành phố, chân ướt chân ráo chưa tìm được chỗ trọ học, may mắn tôi đã được giới thiệu tới lưu xá của dòng. 4 năm trôi qua thật mau, từ ngỡ ngàng không có ai chia sẻ tinh thần, tôi có điểm tựa an tâm học hành. Các sơ còn hướng dẫn kỹ năng mềm và chỉ dẫn những điều cần thiết để không sa ngã, luôn giữ mình hướng đi đúng đắn nhờ đời sống tập thể. Tôi luôn nhớ và cầu nguyện cho các sơ, các bạn bè của mình”.

Một trong những hoạt động thường thấy của dòng là đến với người lang thang cơ nhỡ. Các chị không tự hoạt động riêng. Vì với 8 nhân sự chia cho hàng loạt công việc, chưa kể các sinh hoạt đạo đức thiêng liêng, dạy giáo lý… thì không xuể. Ở các chị có một tinh thần mở, sự kết nối với tâm thế vui tươi, năng động. Chúng tôi vẫn nhớ hình ảnh những năm tháng “phong thành” vì Covid-19, người nữ tu mang thuốc cùng thực phẩm sẻ chia cho các cụ già ở gầm cầu. Rồi các chị chạy xe đến với người nghèo vùng ven tặng mì, gạo. Họ sống trong những căn nhà xập xệ. Nhận được mấy ổ bánh mì, nửa ký rau đã vui như Tết. Rồi khi cơn dịch đi qua, các chị thường xuyên tổ chức nấu ăn cho người nghèo, tặng cơm cho người lang thang ngủ ngoài đường.

Dòng Ðức Mẹ Canvê được thành lập năm 1833 bởi Chân phước Phêrô Bonhomme. Hiện nay, dòng có mặt tại 8 quốc gia, đến Việt Nam từ năm 2009. Ðoàn sủng của hội dòng khởi đi từ tinh thần Ðức Mẹ khi đứng dưới chân thập giá Chúa với niềm hy vọng, sự kiên vững và trắc ẩn. Tại các quốc gia hiện diện, chọn lựa ưu tiên của các chị em là đi với người nghèo, giúp đỡ vật chất, tinh thần và đồng hành đức tin.

 Hùng Luân

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi
Tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi
Tối 7.10.2024, họ đạo Quản Long, giáo phận Cần Thơ tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi và hiệp thông cùng Giáo hội trong ngày Thế giới Truyền giáo
Hội Lái xe trong giáo xứ
Hội Lái xe trong giáo xứ
Hội kết nối các tài xế là giáo dân trong xứ và có cả ngoài xứ nhưng hay lái xe trong khu vực đó. Như vậy rất hay.
Hạt giống và hoa trái
Hạt giống và hoa trái
Các nước trên thế giới bây giờ thi nhau “gieo” súng đạn nên sẽ “gặt” chết chóc. Súng đạn là để giết người chứ không phải để cứu người.
Tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi
Tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi
Tối 7.10.2024, họ đạo Quản Long, giáo phận Cần Thơ tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi và hiệp thông cùng Giáo hội trong ngày Thế giới Truyền giáo
Hội Lái xe trong giáo xứ
Hội Lái xe trong giáo xứ
Hội kết nối các tài xế là giáo dân trong xứ và có cả ngoài xứ nhưng hay lái xe trong khu vực đó. Như vậy rất hay.
Hạt giống và hoa trái
Hạt giống và hoa trái
Các nước trên thế giới bây giờ thi nhau “gieo” súng đạn nên sẽ “gặt” chết chóc. Súng đạn là để giết người chứ không phải để cứu người.
Caritas Việt Nam  lan tỏa tình yêu
Caritas Việt Nam lan tỏa tình yêu
Với chủ đề “Như Thầy yêu thương”, Caritas Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên 2024 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc từ ngày 30.9 đến 3.10.2024.
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Trong những ngày tháng 10 này, tín hữu ở nhiều giáo xứ và cơ sở tôn giáo trong quận Tân Bình đang tập dượt lời ca tiếng hát chuẩn bị cho cuộc Liên hoan văn nghệ các dân tộc và tôn giáo, nhân Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân...
Một giấc mơ xanh
Một giấc mơ xanh
Nếu đã từng đến Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao (giáo phận Phan Thiết) từ mấy mươi năm trước, nay trở lại sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt về tiện nghi, sự quy hoạch, các công trình xây dựng, và nhất là những mảng xanh gần như được phủ...
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên nhắn nhủ các tu sĩ hãy trở nên những chứng nhân Tin Mừng giữa lòng xã hội hôm nay, đời sống cần phù hợp và thậm chí đi trước những lời rao giảng.
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Tại giáo điểm Tân Hòa, họ đạo Thủ Ngữ, giáo phận Mỹ Tho vào ngày 6.10.2024 đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà nguyện mới.
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Đây là đề tài của chương trình tĩnh tâm năm linh mục giáo phận Hải Phòng năm 2024 được tổ chức vào ngày 30.9 đến 4.10 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận.