Tân Tổng Giám mục Pierbattista Pizzaballa

Chiều ngày 10.9, vị tân giám quản tông tòa Tòa Thượng phụ Công giáo Latinh ở Giêrusalem, Pierbattista Pizzaballa, đã được thụ phong tại nhà thờ chánh tòa giáo phận Bergamo, bắc Ý. Vị chủ phong là Đức Hồng y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương; hai vị phụ phong là Đức nguyên Thượng phụ Foud Twal và Đức Giám mục giáo phận Bergamo, Francesco Beschi. Đồng tế thánh lễ có khoảng 30 Giám mục.

Đức Tổng Giám mục Pierbattista Pizzaballa, kế nhiệm Đức Thượng phụ Fouad Twal, được Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức ngày 24.6.2016 vì lý do tuổi tác. Cha Pierbattista Pizzaballa người Ý, năm nay 51 tuổi. Sau khi thụ phong linh mục năm 1990, cha theo học tại học viện Kinh Thánh của dòng Phanxicô ở Giêrusalem từ năm 1993. Sau đó, cha làm giáo sư dạy tiếng Do Thái Kinh Thánh tại phân khoa Kinh thánh và Khảo cổ của dòng ở Giêrusalem. Từ năm 2004 đến 2016, cha làm bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa trong ba nhiệm kỳ cho đến tháng 4.2016.

Tòa Thượng phụ Công giáo Latinh ở Giêrusalem bao gồm các cộng đoàn Công giáo Latinh ở Thánh Địa, Palestine, Israel, đảo Síp, Jordanie với 293.000 tín hữu Công giáo, thuộc 66 giáo xứ, 81 linh mục giáo phận và 383 linh mục dòng, 1650 tu sĩ nam nữ, theo niên giám 2016 của Tòa Thánh.

Tân chân phước Vladislav Bukovinskij

Chúa nhật 11.9, Đức Hồng y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh đại diện Đức Thánh Cha đã chủ sự lễ phong chân phước cho cha Vladislav Bukovinskij, tại thành phố Karaganda (Kazakhstan). Đức Gioan-Phaolô II đã quen biết cha Vladislav Bukovinskij, ngài gọi cha là chứng nhân anh dũng của đức tin và là người bênh vực những người bị bách hại. Cha Vladislav Bukovinskij sinh năm 1904, gần Kiev, thủ đô Ukraine. Năm lên 8 tuổi đã cùng với gia đình di cư về Ba Lan. Cha thụ phong linh mục tại Krakow, Ba Lan năm 27 tuổi và nhiệt thành thi hành các công tác mục vụ, chăm sóc bệnh nhân, người túng thiếu và bị bỏ rơi, nhất là trong thời Thế chiến II. Cha qua đời năm 1974, tại thành phố Karaganda, thọ 74 tuổi. Mộ của cha từ lâu đã trở thành nơi hành hương.

Sân bay ở Trung Quốc có phòng cầu nguyện

Các phòng cầu nguyện đang được thiết lập tại một số sân bay quốc tế ở Trung Quốc. Theo hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo, tại sân bay quốc tế ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, có một phòng mới mở rộng khoảng 30m2, được trang trí đơn sơ và được dùng như một nhà nguyện với các ghế dài và sách Kinh Thánh để hành khách có thể cầu nguyện hoặc suy niệm. Báo chí địa phương nói rằng việc mở phòng cầu nguyện là một dấu chỉ nhìn nhận văn hóa Kitô, tôn trọng các hành khách quốc tế, tạo điều kiện để nhu cầu tinh thần của họ được đáp ứng, vì đây là một thành phố có nhiều người nước ngoài qua lại. Trong những năm gần đây, một số sân bay quốc tế ở Trung Quốc đã mở nhiều phòng cầu nguyện dành cho các tín hữu Kitô, Hồi giáo và các đạo khác. Ví dụ sân bay quốc tế ở Bắc Kinh có hai phòng cầu nguyện, hoặc tại sân bay Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên; sân bay ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây; hoặc tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam; sân bay Ordos, thuộc tỉnh Nội Mông…

Sách mới về Đức Bênêđictô XVI

Ngày 9.9, cuốn sách tập hợp các bài phỏng vấn Đức Bênêđictô 16 đã được xuất bản bằng tiếng Đức và tiếng Ý với tựa đề: “Bênêđictô XVI, những cuộc trò chuyện cuối cùng”. Cuốn sách gồm khoảng 500 câu hỏi và trả lời về rất nhiều vấn đề khác nhau mà Đức nguyên Giáo hoàng dành cho ký giả Peter Seewald người Đức, được coi như di chúc của ngài. Sách được xuất bản với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ông Peter Seewald đã từng phỏng vấn Đức Bênêđictô XVI trước đây và xuất bản thành cuốn sách hồi năm 2010 với tựa đề “Ánh sáng thế gian”. Nay ông thực hiện cuốn sách mới này như một tiểu sử về nhiều khía cạnh trong cuộc đời của Đức nguyên Giáo hoàng qua các giai đoạn khác nhau. Một số đoạn trong sách đã được phổ biến ngày 8.9.2016 cho giới truyền thông.

Giáo hội Ý đón tiếp 30.000 người tị nạn

Hiện nay có hơn 30.000 người tị nạn và xin tị nạn đang được tiếp đón và trú ngụ trong các cơ sở của Công giáo hoặc các giáo xứ ở Ý. Ngoài các trung tâm và các giáo xứ Công giáo, còn có hơn 60 tu viện dành chỗ để tiếp đón di dân. Từ tháng 4.2016, các cơ sở Công giáo đã tạo thêm 7.000 chỗ để tiếp đón người tị nạn. Như vậy trong số 150.000 người nhập cư ở Ý, hiện nay có 1/5 được tiếp đón trong các cơ sở Công giáo. Cách đây một năm, ngày 6.9.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mỗi giáo xứ hãy đón nhận một gia đình người tị nạn.

80% phụ nữ Nigeria đến Ý là nạn nhân của nạn buôn người

Hội nghị quốc tế về nạn buôn người ở châu Phi đã kết thúc vào ngày 7.9.2016, sau ba ngày tiến hành tại Abuja, thủ đô Nigeria. Hội nghị do Caritas quốc tế cùng với Hội đồng Tòa Thánh Mục vụ Di dân và Người lưu động tổ chức. Từ những bài tường trình và trao đổi tại Hội nghị, có thể thấy nạn nô lệ mới ngày càng trầm trọng và cần bị bài trừ nhờ sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. Trong bài tham luận, Đức cha Ignatius Kaigama, Tổng giám mục giáo phận Jos, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria cho biết 80% phụ nữ Nigeria đến Ý là những nạn nhân của nạn buôn người. Mỗi năm, tại châu Phi có hàng trăm ngàn người trở thành nạn nhân của nạn buôn người, 79% các nạn nhân bị khai thác tình dục, phần lớn là phụ nữ; 21% còn lại là nam giới thường bị cưỡng bách lao động như nô lệ. Đáng chú ý là tại một số khu vực ở Tây Phi, số đông các nạn nhân của nạn buôn người này là các trẻ em dưới 18 tuổi.

Hỗ trợ cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông

Trong tuyên ngôn chung sau khóa họp thứ 11 kết thúc vào ngày 8.9, Hội đồng các Giáo hội Kitô Trung Đông cho biết sẽ thành lập một phái đoàn với nhiệm vụ đi tới khu vực Trung Đông để gặp gỡ các vị lãnh đạo dân cử và tôn giáo, kể cả những người đứng đầu các tổ chức lớn của Hồi giáo để cùng nhau tìm những giải pháp thích hợp cho sự hiện diện của các tín hữu Kitô trong vùng. Ngoài ra, hội đồng cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để chấm dứt cuộc xung đột ở Syria, đón tiếp và giúp đỡ những người phải sơ tán vì chiến tranh.

Nước, tài sản quý giá của nhân loại

Tuần quốc tế về Nước đã diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển từ ngày 28.8 đến 2.9 với sự tham dự của 3000 người đến từ 120 quốc gia trên thế giới. Mọi người đều tin rằng nước là chìa khóa cho sự thịnh vượng tương lai của thế giới, và con người phải biết quý trọng, sử dụng các nguồn nước ngọt một cách khôn ngoan và hữu hiệu hơn. Nhân loại có trách nhiệm phải để lại các nguồn nước trong lành cho các thế hệ tương lai. Tại hội nghị, Đức Hồng y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã nhận định các tổ chức tôn giáo có thể góp phần cải tiến những vấn đề liên quan tới nước. Trước hết là giáo dục giới trẻ biết sống tình liên đới, vị tha và có tinh thần trách nhiệm; thứ hai, dạy thánh kinh và các truyền thống tinh thần, chỉ cho thấy nước quý báu và là yếu tố thiêng liêng, nó được dùng rộng rãi trong phụng vụ; thứ ba, tổ chức các chiến dịch liên tôn làm sạch sông ngòi và ao hồ để thăng tiến việc tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và tình bạn giữa các cộng đồng; thứ tư, tái khẳng định phẩm giá con người và thiện ích chung của toàn gia đình nhân loại, hầu phát huy một danh sách các ưu tiên khôn ngoan cho việc sử dụng nước, đặc biệt tại những nơi có nhiều nhu cầu cạnh tranh mạnh mẽ liên quan tới nước.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.