Tháng 11, nhớ về người đã mất trong đại dịch…

Một năm trôi qua, ngày lễ Các Thánh và Các Đẳng Linh Hồn mở đầu tháng 11 lại đến. Đây là năm thứ 2 sau đại dịch Covid-19. Nhớ năm ngoái, thời điểm này, Sài Gòn vừa “mở cửa” được chừng một tháng, các chốt chặn được gỡ bỏ và mọi người bước vào “bình thường mới”, sống chung với dịch. Dẫu con số tử vong vì dịch bệnh vẫn còn sau đó, song dần dần không đáng kể nữa và ít người quan tâm.

Covid-19 đã trở thành một bệnh cúm thông thường với nhiều người… Nhưng, khi nhắc lại, người ta cũng vẫn còn ám ảnh những cái chết đau đớn, hỏa táng nhanh chóng không người thân đưa tiễn, chẳng ai được nhìn mặt... Từ tháng 7 năm 2022, ở Sài Gòn, dọc đường Hoàng Sa, Trường Sa (quận 3) hay những con đường huyết mạch của Chợ Lớn (quận 5), tôi đã thấy những bữa giỗ đau buồn. Có gia đình đến 5 cái giỗ cùng ngày. Có nhà, những bữa giỗ cách nhau vài ngày. Và người nhà đã đưa vào chung một ngày. Bởi vì cả gia đình chồng vợ, cha mẹ, ông bà, con cái tuổi thanh niên ra đi cùng lúc. Trên các kênh truyền thông ghi nhận, có những gia đình ba mẹ, anh chị ra đi hết, chỉ còn một bé 5 tuổi được phường cưu mang trong thời gian mọi người cách ly. Khi bé về, nhà cửa bụi đầy. Giữa nhà là bàn thờ những người thân yêu của bé. Nhà nước đã có hẳn một chương trình hỗ trợ các bé mồ côi vì đại dịch. Một số tổ chức xã hội, hội đoàn các giáo xứ hay cá nhân… cũng quan tâm đến các trẻ mồ côi này và cũng chung tay giúp đỡ cách này cách khác.

Ngày xưa học tiểu học, hằng năm chúng tôi được tập trung chích ngừa dịch tả, dịch hạch, trái rạ… Tôi không mường tượng ra sự khủng khiếp và mất mát của dịch bệnh. Hôm nay, tôi đã biết, mọi người đều biết… Bỗng cuộc sống trở nên ấm áp hơn khi từ trong nguyện đường xóm giáo đến nhà thờ các xứ đạo đều có những buổi lễ cầu cho những linh hồn đã chết vì dịch bệnh. Từ đầu tháng 7, những buổi lễ dành cho các nạn nhân Covid-19 luôn lắng đọng. Từng người trong cộng đoàn dự lễ có những cảm xúc riêng. Không có người thân ra đi cũng có bạn bè, hàng xóm bị con Covid đánh bại. Tôi có một người bạn ở Việt Nam, một người ở Mỹ, một ở Nhật và ba người hàng xóm đã rời xa mình.

Bạn bè ở Mỹ và Nhật, tôi chỉ biết tin sau khi họ qua đời nhiều tháng trước. Bạn ở Việt Nam thì khi mình vô tình điện thoại hỏi thăm, biết bạn đang là F1 và đang nằm cách ly tại một trường học. Tối đó, bạn qua đời khi đã từ F1 thành F0. Còn bạn hàng xóm, tôi chứng kiến họ được đưa đi. Chỉ vài người trở về mạnh khỏe. Còn những người khác về trong hũ tro cốt… Nhớ chị Cúc, người hàng xóm thường sang nhà đối diện nhà tôi chơi, luôn vui vẻ mỗi khi nhìn thấy chị em chúng tôi. Dịch bùng phát, chị khuyên chúng tôi nên ở nhà, đừng ra ngoài nguy hiểm dù chị mỗi sáng thường sang nhà một người quen trong xóm phụ bán rau trực tuyến. Rồi chúng tôi được tin chị Cúc mất. Tôi ngỡ ngàng. Chị bệnh do lây từ người chồng đi công tác về. Chồng qua khỏi, còn chị ra đi mãi mãi.

Sáng nay, đầu hẻm xóm tôi có một cụ vừa qua đời. Từ ngoài nhìn vào, cụ nằm yên nghỉ. Cạnh đó, những người cháu vật vã khóc thương. Ít ra bên cụ còn có người thân tiếc thương. Và ít ra con cháu cụ còn thấy cụ nằm đó gần gũi, đầy yêu mến... Vâng, lòng tôi bỗng dậy lên nỗi thương cảm những người chết vì Covid. Chung quanh họ không có ai ngoài những y bác sĩ, điều dưỡng… Họ không được người thân nhìn lần cuối... Tháng Các Đẳng Linh Hồn này, chắc nhiều gia đình sẽ xin lễ, cầu nguyện cho người thân yêu; các nhà thờ cũng sẽ có những thánh lễ cầu cho các linh hồn, trong đó không ít người ra đi vì Covid-19.

Một buổi sáng lang thang trên đường phố Sài Gòn và ngang qua Nhà Hát Lớn, tôi bắt gặp một ban nhạc biểu diễn những ca khúc rất hay cho mọi người thưởng thức tự do. Khách đi đường dừng lại hào hứng lắng nghe. Ai cũng đưa điện thoại lên quay phim hoặc chụp hình ban nhạc. Họ cũng như tôi. Trải qua dịch bệnh, thành phố bị phong tỏa, cách ly…, mọi hoạt động đều tê liệt, chúng tôi mới thấy yêu làm sao cuộc sống thật bình thường cho dù với khói bụi, kẹt xe… Và nay được tự do thưởng thức một buổi diễn âm nhạc, thật đáng yêu làm sao! Tôi tự hứa, mình sẽ không càu nhàu về môi trường, sự ồn ào vốn dĩ của thành phố… Mình sẽ yêu chúng như đang lắng nghe ban nhạc không chuyên trình diễn với tất cả sự say sưa, thú vị…

Thành phố đã hồi sinh. Nhà thờ Đức Bà và nhiều nhà thờ khác đã có chương trình lễ cho tháng 11. Bên cạnh sự nhớ tiếc những người thân yêu đã ra đi, còn đó bao người ở lại. Tôi nhủ thầm hãy sống tốt, đối xử tốt với những gì còn ở thì hiện tại. Tôi yêu bản thân, yêu người thân và chăm sóc, thăm viếng họ khi còn có thể… để biết đâu một ngày Chúa gọi họ, mình sẽ không hối tiếc vì đã không sống hết lòng lúc họ còn ở bên.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Xã hội không ngừng phát triển, sợi dây gắn kết quan hệ các đại gia đình, dòng họ Việt cũng có những biến dịch theo thời gian…
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Tuần qua, những hình ảnh về một đô thị xa hoa của vùng sa mạc trên bán đảo Ả Rập bị ngập lụt nghiêm trọng đã khiến cả thế giới sửng sốt, dẫn đến những đồn đoán về nguyên nhân đằng sau vụ việc.
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm. Tính đến quý I/2024, cả nước đã ghi nhận 16 vụ, làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có ba người...
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 của Giáo hội hoàn vũ, trong Năm Cầu nguyện 2024 này, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ thiết lập Trường Cầu Nguyện.
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.