Thời làm và học trực tuyến

Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người được yêu cầu làm việc tại nhà. Phong, một người bạn của tôi cũng nằm trong số đó. Khi nghe chuyện, tôi ngạc nhiên hỏi: “Ở nhà thì bạn lấy đâu ra phương tiện?”. Ở đầu bên kia, người bạn liền nói: “Ðều có trong máy tính để bàn hay laptop và đường truyền internet!”.

Chỉ vậy thôi sao? Ðúng, như anh bạn tôi nói thì “Tất cả dữ liệu đã được đưa vào Drive và chỉ cần tải xuống là có… việc làm”. Tôi nghe mà hình dung cảnh anh bạn… kỳ cà kỳ cạch bên máy tính. Kể cũng phải thôi vì khi cả nước thực hiện việc giãn cách xã hội, người dân hạn chế ra đường phố (chỉ ra khi thật cần thiết), không tập trung đông nhằm phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh thì nền tảng công nghệ số đã trở thành “siêu không gian và thời gian”, tạo nên mối quan hệ giao tiếp không chỉ hai chiều mà còn nhiều chiều. Ngoài bạn tôi và các đồng sự còn nhiều người trong nước và thế giới được khuyến khích làm việc trực tuyến ở nhà. Ngay trong chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, cũng yêu cầu “Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà”. Ðể hưởng ứng lời kêu gọi “hạn chế tối đa việc ra ngoài” của Chính phủ, chương trình “Ở nhà vẫn vui” do một số đơn vị phối hợp đã phát động, kêu gọi cộng đồng ở nhà chung tay phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh.

Một học sinh học trực tuyến tại nhà - ảnh: Đoan Trang

Qua tìm hiểu thì thấy với những người độc thân, chuyện làm việc ở nhà sẽ cảm thấy thoải mái, như chia sẻ của Thanh Tâm, một bạn trẻ: “Buổi sáng không phải chạy “bở hơi tai” đến cơ quan để kịp vào giờ bấm vân tay chấm công. Mọi việc giờ đây đều online, nếu có thắc mắc thì qua zalo liên hệ ngay với sếp. Vừa không bó buộc thời gian lại có thể thoải mái vận động khi người mệt mỏi”. Nhưng với những ông bố, bà mẹ bỉm sữa có con mọn như anh Luận - chị Nga thì không hẳn như vậy! Hết quay sang con dỗ dành (vì nhà trường đóng cửa) rồi lại vùi đầu vào máy tính, có thể nói luôn tay luôn chân mà có những lúc tưởng như rơi vào… cảnh “dở khóc, dở cười”. Trong khi các con gào lên đòi cho được một món đồ mà chúng đang tranh nhau, thì đầu óc, hai tay của bà mẹ trẻ lại bận rộn rồi lướt phím thật nhanh để kịp thời hoàn tất công việc được giao. Ôi, tưởng làm việc online đơn giản nhưng cũng sinh ra nhiều tình huống oái oăm thay!

Ðể vượt “cơn bão Covid-19”, không chỉ người đi làm mà cả sinh viên, học sinh cũng phải thích nghi với việc học, làm bài trực tuyến. Nhiều em có học lực khá giỏi cho biết là học kiểu này đem lại nhiều thích thú vì có thể tương tác trao đổi bài học với giáo viên. Thành Văn, một thầy giáo dạy tại một trường phổ thông chia sẻ, ưu điểm của phương thức này là tính linh động và vượt qua khỏi vấn đề vị trí địa lý giữa người dạy và người học. Thầy cô dùng các phần mềm Flipgrid, Quizizz, Google Forms, Zoom, Nearpod, Viber, Zalo… để truyền đạt kiến thức và gieo cảm hứng cho học sinh trong tiết học trực tuyến.

Tuy nhiên, một số em bảo rằng, không hiểu được bài và sau khi học xong cũng không biết làm bài kiểm tra ra sao vì thầy cô dạy nhanh quá, theo không kịp. Theo thầy Văn, phương thức dạy và học online còn mới mẻ nên đòi hỏi sự nỗ lực, đồng hành của người dạy và người học. Do ban đầu còn bỡ ngỡ nên phải biết cách sắp xếp lớp vào một khung giờ nhất định và điều này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh. Vì có em còn lơ là, hay còn lúng túng về cách học, phương pháp tự học và cảm thấy bài học nặng nề, quá tải về kiến thức.

Thế đó, cái gì cũng có mặt này mặt kia. Nghe ngóng đôi chút về tình hình làm việc và học trực tuyến, tôi hiểu thêm hai mặt của vấn đề. Mong sao dịch bệnh sớm chấm dứt để mọi thứ trở về guồng quay thường nhật!

ĐOAN TRANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cứu khát
Cứu khát
Người ta thường nói “cứu đói” chứ ít ai nói “cứu khát”. Và từ “chết khát” thường được nghe như câu than đùa: “Chờ bạn lấy nước, tui chết khát từ lâu rồi!”…
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Cứu khát
Cứu khát
Người ta thường nói “cứu đói” chứ ít ai nói “cứu khát”. Và từ “chết khát” thường được nghe như câu than đùa: “Chờ bạn lấy nước, tui chết khát từ lâu rồi!”…
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Xã hội không ngừng phát triển, sợi dây gắn kết quan hệ các đại gia đình, dòng họ Việt cũng có những biến dịch theo thời gian…
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Tuần qua, những hình ảnh về một đô thị xa hoa của vùng sa mạc trên bán đảo Ả Rập bị ngập lụt nghiêm trọng đã khiến cả thế giới sửng sốt, dẫn đến những đồn đoán về nguyên nhân đằng sau vụ việc.
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm. Tính đến quý I/2024, cả nước đã ghi nhận 16 vụ, làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có ba người...
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 của Giáo hội hoàn vũ, trong Năm Cầu nguyện 2024 này, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ thiết lập Trường Cầu Nguyện.