Tiếng kêu trong sa mạc

1. Khi phái đoàn dân Do Thái đến hỏi thánh Gioan : Ông là ai ? Thì Ngài chối Ngài không là Đấng Kitô, không là Êlia, không là bất cứ ngôn sứ nào. Ngài chỉ nhận mình là “tiếng kêu trong sa mạc, dọn đường cho Đức Chúa đến” (x. Ga 1,19-23).

“Tiếng kêu trong sa mạc”, lời đó không do thánh Gioan tự đặt ra, nhưng là lời trích từ sách tiên tri Isaia.

Với cái tên “tiếng kêu trong sa mạc”, thánh Gioan nhận mình là người rao giảng. Các Phúc Âm, khi nói về thánh Gioan, đều nhấn mạnh đến việc rao giảng của Ngài như một sứ vụ đặc biệt.

Ngài rao giảng ở hội đường thì ít, mà rao giảng giữa đời thì nhiều. Không gian Ngài đi rao giảng là cả một vùng rộng mênh mông, như một sa mạc bát ngát. Rao giảng của Ngài vang lên trong xã hội như tiếng kêu vang dội trong sa mạc.

2. Việc rao giảng của thánh Gioan có ba đặc điểm sau đây : Xin kể vắn tắt :

Đặc điểm thứ nhất là tập trung vào việc giới thiệu Đức Giêsu là Đấng Cứu thế. Đức Kitô phải được tôn vinh. Còn Gioan thì tự hạ quên mình.

Đặc điểm thứ hai là nhấn mạnh đến việc sám hối. Mọi người phải bỏ đàng tội. Nếu không, sẽ bị hình phạt nặng nề đời sau.

Đặc điểm thứ ba là lời rao giảng của thánh Gioan đã được kèm theo gương sáng đời sống cầu nguyện, suy gẫm, nhất là tinh thần khổ chế, khó nghèo, tĩnh lặng, hy sinh.

Ba đặc điểm trên đây đã làm cho lời rao giảng của thánh Gioan trở thành thức ăn thiêng liêng có chất lượng cao. Chúa Thánh Thần hoạt động trong lời thánh Gioan giảng. Phần thánh Gioan, Ngài cũng đã góp phần mình cộng tác với ơn Chúa. Trong sự cộng tác với ơn Chúa, thánh Gioan đã chấp nhận nhiều đau đớn. Đau đớn thể xác lẫn đau đớn tâm hồn. Đau khổ sau cùng là sự Ngài bị bắt, và bị giết chết.

Như vậy, thánh Gioan đã dọn đường cho Chúa, qua lời rao giảng, qua đời sống rao giảng, và qua cái chết rao giảng.

3. Thánh Gioan Baotixita là gương cho chúng ta noi theo.

Mọi người chúng ta, dù ở địa vị nào, đều có thể trở thành những người rao giảng. Rao giảng thời nay có nhiều cách. Nhưng bất cứ cách nào cũng đừng quên ba đặc điểm về Tin Mừng của thánh Gioan.

“Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,10). Tin Mừng là Đức Kitô, Đấng Cứu thế giàu lòng thương xót. Tin Mừng là sự sám hối để được ơn tha tội. Tin Mừng là đời sống thánh thiện kết hợp với Chúa là hạnh phúc vô biên.

Để biết rao giảng Tin Mừng như thế, chúng ta cần được Chúa Thánh Thần đào tạo. Đào tạo hằng ngày. Đào tạo thường xuyên.

Một trường đào tạo tuyệt vời, mà Chúa Thánh Thần dành cho các người Chúa chọn, là trái tim Đức Mẹ. “Một trái tim bị lưỡi gươm thâu qua” (Lc 2,35). Đức Mẹ là mẹ thiêng liêng của thánh Gioan Baotixita.

Khi chúng ta sống thân mật bên Đức Mẹ, Đức Mẹ sẽ thanh luyện trái tim chúng ta, để nó dần dần được nên giống trái tim Đức Mẹ. Để rồi, trái tim chúng ta sẽ biết đón nhận Đức Kitô với tất cả tâm tình của Người, cả với cuộc tử nạn của Người. Nhờ vậy, mà chúng ta sẽ thành của lễ dâng lên Chúa. Sống là của lễ. Chết cũng là của lễ. Tất cả đều dọn đường cho Chúa.

4. Chúng ta tất cả đều là những người yếu đuối hèn mọn. Nhưng tất cả đều được Chúa gọi hãy trở thành người rao giảng Tin Mừng trong môi trường mình sống. Lời gọi đó là khẩn thiết.

Cảm tạ Chúa, vì hiện nay Hội Thánh Việt Nam đang có nhiều người đáp lại lời Chúa gọi. Họ là giáo sĩ, là tu sĩ, là giáo dân. Họ rao giảng theo khả năng của họ, trong hoàn cảnh của họ. Người thì công khai. Người thì âm thầm. Trong nhiệm vụ rao giảng, họ luôn luôn xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để biết phân biệt những gì là Tin Mừng đích thực, những gì là Tin Mừng giả. Vì thời thế hiện nay là rất phức tạp. Họ xác tín lời Chúa “Không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Xin hết lòng cảm tạ Chúa đã thương ban cho Hội Thánh một “tiếng kêu trong sa mạc” chứa đầy Tin Mừng. Tiếng kêu ấy không ngừng sinh ra cho Hội Thánh vô vàn hoa trái thiêng liêng, dọn đường cho Chúa đến.

Cúi xin thánh Gioan Baotixita là “tiếng kêu trong sa mạc” cầu bầu cho tất cả chúng ta, để chúng ta biết tham gia vào việc rao giảng của Ngài một cách thích hợp theo thánh ý Chúa trong hoàn cảnh Việt Nam hôm nay.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống Mùa Vọng  với Ðức Mẹ Maria
Sống Mùa Vọng với Ðức Mẹ Maria
Mùa Vọng phải được coi là thời gian rất quan trọng. Ðây là mùa tạ ơn. Ðây là lúc chuẩn bị đón Chúa. Chúa đến cứu độ. Chúa đem lại cho chúng ta sự sống dồi dào tốt đẹp, mà thâm tâm ta hằng khao khát mong chờ.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.