Tìm được nơi Chúa Giêsu nói thánh Phêrô là “Đá” để xây Hội Thánh

Các nhà khảo cổ học phát hiện một nhà thờ cổ từ thế kỷ IV đã được xây dựng bên trên địa điểm mà theo Tân Ước là nơi thánh tông đồ Phêrô đã xác tín Ðức Giêsu “là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, và được Thầy chọn là Ðá Tảng để giao sứ vụ thiêng liêng.

Báo The Times of Israel đưa tin, các nhà khảo học năm 2020 đã khai quật được một trong những nhà thờ cổ nhất của Israel tại chân một ngọn thác, với cảnh quan tuyệt đẹp thuộc công viên quốc gia Banias ở miền bắc nước này. Đây là nhà thờ từ thời Byzantine, được xây khoảng năm 400, bên trên một đền thờ từ thời La Mã thờ Pan, một trong các vị thần Hy Lạp.

1.jpg (849 KB)
Tảng đá được phủ kín bởi những hình khắc thập tự giá

 Từ Sách Thánh đến đời thực

Trong đoạn phim ngắn được công bố gần đây về phát hiện nói trên, giáo sư Adi Erlich của Đại học Haifa tại thành phố lớn nhất miền bắc Israel cho biết, những người thợ xây dựng vào thế kỷ IV đã cải tạo đền thờ La Mã để phù hợp cho nhu cầu của tôn giáo mới khi ấy. Giáo sư Erlich đặt giả thuyết rằng, nhà thờ xây dựng nhằm đánh dấu địa điểm diễn ra đoạn đối thoại đặc biệt giữa Thầy và tông đồ Phêrô, được ghi nhận từng diễn ra ở nơi này, vốn gọi là “Xêsarêa Philipphê” vào thời Đức Giêsu.

Cụ thể, đó là nơi Chúa Giêsu giao trọng trách cho thánh Phêrô: “Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”. Câu nói được ghi lại trong Phúc Âm theo thánh Mátthêu.

2.jpg (1.07 MB)
Toàn bộ di chỉ khảo cổ thuộc công viên quốc gia Banias

Vị trí của nơi khai quật thuộc dạng độc nhất vô nhị vì bao gồm một vách đá, một hang động, một dòng suối và phần bậc thang có từ  thời cổ đại. Toàn bộ di chỉ khảo cổ này thuộc công viên quốc gia Banias. Bậc thang được tạo ra bên trên một đoạn sụp đổ của vách đá và trên đó là địa điểm đền thờ được xây dựng khi xưa, theo thông cáo báo chí của đội ngũ Đại học Haifa.

Giáo sư Erlich giải thích, vào khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, người La Mã xưa bắt đầu thờ cúng thần Pan ở địa điểm gần hang động và dòng suối. Đền thờ được xây vào khoảng năm 20 trước Công nguyên, theo phong cách ngoài trời, với kiến trúc La Mã kinh điển và có một bể nước ở giữa. Dựa vào chữ khắc trên bàn thờ, các nhà nghiên cứu xác định vị thần được thờ cúng là thần Pan, dương thần của những người chăn cừu, âm nhạc và dục cảm. Sau đó, kiến trúc đền thờ La Mã ban đầu được cải tạo để phù hợp với Kitô giáo và trở thành nhà thờ. Từ năm 320 trở đi, nhà thờ này là một trong các trung tâm quan trọng của Kitô giáo.

 3.jpg (779 KB)

Những vết tích của Kitô giáo

Trong quá trình khai quật, đội ngũ của giáo sư Erlich tìm ra những hình ảnh cây thánh giá nhỏ khắc họa trên phần nền nhà được khảm của nhà thờ. Biểu tượng thánh giá trở nên phổ biến sau thời kỳ trị vì của Hoàng đế Constantine, tức vào giữa thế kỷ IV. Một cái hốc hướng đông của đền thờ cũ, nhiều khả năng là nơi đặt tượng thần Pan khi xưa, đã được biến đổi thành mái vòm của nhà thờ.

Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy “một tảng đá vô cùng thú vị”, theo giáo sư Erlich. Tảng đá này phủ kín những hình thánh giá, được cho là xuất phát từ bàn tay của những người hành hương, với từng người vạch biểu tượng thập tự giá với hàm ý “tôi đã đến nơi này”. Các hình khắc nhiều khả năng đã xuất hiện từ thế kỷ VII đến VIII. Trong quá trình tồn tại, nhà thờ từng bị hư hại nặng nề vì một trận động đất. Sau đó, ngôi thánh đường được trùng tu vào thế kỷ VII, theo thông cáo báo chí về dự án.

4.jpg (112 KB)
Tranh vẽ cảnh Chúa Giêsu đặt thánh Phêrô làm đầu Hội Thánh của Pietro Vannucci

Tiến sĩ Iosi Bordowicz, Giám đốc Di sản và Khảo cổ của Cục quản lý Tự nhiên và Công viên Israel cho biết, công viên quốc gia Banias là “mỏ vàng” của khảo cổ học, chứa đầy những manh mối từ thời La Mã đến thời Thập Tự chinh. Dự án khảo cổ do cơ quan này phối hợp với Đại học Haifa thực hiện, là một phần của chuỗi hoạt động lớn hơn được triển khai nhiều năm, nhằm bảo tồn dấu tích khảo cổ học vô giá của khu vực.

Sau khi hoàn thành quá trình khai quật và khảo cứu, nơi này đã mở cửa đón du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan, để chứng kiến một phần quan trọng của lịch sử Kitô giáo. 

LING LANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Các tổ chức Giáo hội tại châu Á đã lập liên minh khu vực để giải quyết các vấn đề cấp bách về xã hội và môi trường, hướng tới bảo vệ sinh thái, quyền của người bản địa và công bằng kinh tế.
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Ba linh mục thừa sai Hàn Quốc đã được sai đi loan báo Tin Mừng trong thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Phêrô Chung Soon-taek chủ sự, với sự chúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô. Buổi lễ diễn ra ngày 28.2.2025, trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm...
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Truyền thông Xã hội châu Á (Đại học St. John, Bangkok, Thái Lan) cảnh báo các dự án khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp thương mại đang đe dọa đất đai, văn hóa và bản...
Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Các tổ chức Giáo hội tại châu Á đã lập liên minh khu vực để giải quyết các vấn đề cấp bách về xã hội và môi trường, hướng tới bảo vệ sinh thái, quyền của người bản địa và công bằng kinh tế.
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Ba linh mục thừa sai Hàn Quốc đã được sai đi loan báo Tin Mừng trong thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Phêrô Chung Soon-taek chủ sự, với sự chúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô. Buổi lễ diễn ra ngày 28.2.2025, trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm...
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Truyền thông Xã hội châu Á (Đại học St. John, Bangkok, Thái Lan) cảnh báo các dự án khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp thương mại đang đe dọa đất đai, văn hóa và bản...
Bên trong phòng bệnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Bên trong phòng bệnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Kể từ khi nhập viện vào ngày 14.2, Ðức Thánh Cha gần như không tiếp khách, và chỉ một số ít người thân tín có mặt bên trong phòng bệnh của ngài.
Sức khỏe của Đức Giáo Hoàng tiến triển tốt
Sức khỏe của Đức Giáo Hoàng tiến triển tốt
Ðức Phanxicô đã tham gia trực tuyến một số hoạt động của Vatican sau khi các bác sĩ cập nhật tin tức tốt lành về tình trạng sức khỏe của ngài.
Phát hiện nơi bắt nguồn nhiều câu chuyện trong Thánh Kinh
Phát hiện nơi bắt nguồn nhiều câu chuyện trong Thánh Kinh
Các nhà nghiên cứu cho rằng đã tìm thấy tại Jordan một địa danh trong Thánh Kinh gọi là Mahanaim, cùng với tàn tích cung điện có lẽ từng được các vị vua Israel sử dụng khi xưa.
Nữ tu người Ukraine được vinh danh vì bảo vệ sự sống
Nữ tu người Ukraine được vinh danh vì bảo vệ sự sống
Sơ Giustina Holha Holubets, một nữ tu người Ukraine, được vinh danh vì nỗ lực hỗ trợ các bậc cha mẹ đối mặt với chẩn đoán thai nhi mắc bệnh nặng.
Giáo phận Rome quyên góp cho quỹ nhà ở 
Giáo phận Rome quyên góp cho quỹ nhà ở 
Cuối tháng 2.2025, Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Giáo phận Rome, kêu gọi các linh mục trong giáo phận đóng góp một tháng hoặc một phần lương để hỗ trợ Quỹ Don Roberto Sardelli, giúp các gia đình gặp khó khăn trong việc thuê nhà...
Hình ảnh Ðức Phanxicô được phóng lên Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Brazil
Hình ảnh Ðức Phanxicô được phóng lên Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Brazil
Tượng Chúa Kitô Cứu Thế trên đỉnh núi Corcovado ở Rio de Janeiro (Brazil) đã thể hiện hình ảnh của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô cùng với các thông điệp cầu nguyện cho ngài theo nhiều ngôn ngữ khác nhau.