Tranh luận về Ngôi sao Bethlehem

Ngôi sao Bethlehem là đề tài thu hút sự chú ý của giới thiên văn học, thần học và sử gia qua nhiều thế kỷ, và có những công trình nghiên cứu nhằm nỗ lực giải thích hiện tượng xảy ra vào ngày Chúa giáng thế.

Trong hơn 400 năm qua, các nhà thiên văn học nỗ lực giải thích hiện tượng thiên văn đã thu hút Ba vua đến nơi hạ sinh Chúa Hài đồng. Theo báo Christianity Today, Johannes Kepler - nhà tiên phong trong lĩnh vực thiên văn hiện đại - là người đầu tiên phân tích hiện tượng này vào năm 1614. Giờ đây, giới học giả đa phần đều cho rằng ông Michael Molnar - nhà thiên văn học từng công tác tại Đại học Rutgers (Mỹ) và có sở thích sưu tầm tiền xu - có thể đã tìm ra câu trả lời.

Michael Molnar - Ảnh: jsonline

Manh mối từ đồng xu cổ

Công trình nghiên cứu của chuyên gia Molnar cách đây 2 năm đã được thảo luận tại hội nghị chuyên đề về Ngôi sao Bethlehem, được tổ chức tại Đại học Groningen (Hà Lan), với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, thần học và sử gia. Hội nghị trên cũng nhằm đánh dấu kỷ niệm 400 năm kể từ khi nhà tiên phong Kepler công bố luận án nổi tiếng về ngôi sao trên. Ban đầu, chính học giả Molnar thú nhận không hề có mối quan tâm đặc biệt nào về đề tài này, dù ông cũng từng đưa ra nhiều giả thuyết về Ngôi sao Bethlehem cho các sinh viên nhân dịp Giáng sinh. Thế nhưng, mọi sự đều thay đổi vào ngày ông mua được một đồng tiền cổ, và thông qua đó, ông cho rằng manh mối mới đã xuất hiện.

Đồng tiền, được đúc tại Antioch (thành phố cổ La Mã nằm trên bờ đông của sông Orontes) vào đầu thế kỷ thứ nhất, mô phỏng hình ảnh một con cừu nhìn về hướng một ngôi sao. Trong khi nghiên cứu ý nghĩa của hình tượng này, chuyên gia Mỹ tìm được chứng cứ cho thấy chòm Bạch Dương, chứ không phải Song Ngư như mọi người vẫn nghĩ, là biểu tượng hoàng đạo của Judea - tức Do Thái. “Cái mà tôi nắm trong tay chính là chứng cứ mà các nhà nghiên cứu hiện đại cần phải tư duy lại cách giải thích về ngôi sao nổi tiếng”, trang adsabs.harvard.edu dẫn lại lời chuyên gia Molnar như vậy.

Khi tìm kiếm những tài liệu thiên văn cổ khác, ông phát hiện Ngôi sao Bethlehem không phải là một vật thể sáng chói đơn lẻ mà là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp mới có thể thu hút sự chú ý của Ba vua. Các nhà chiêm tinh học gọi sao Mộc là biểu tượng của hoàng gia. Do vậy, nếu mặt trăng đứng trước sao Mộc trong lúc ở vị trí của chòm Bạch Dương trên bầu trời đêm, ý nghĩa của nó vô cùng quan trọng và có liên quan đến hoàng tộc. Chuyên gia Molnar tìm thấy 2 ngày vào năm thứ 6 trước CN khi hiện tượng che khuất trên diễn ra. Và khi đọc Phúc Âm Matthêu, ông nhận ra rằng từ Hy Lạp cho cụm từ “ở phương Đông” chính là thuật ngữ chỉ một hành tinh trở thành sao Mai. “Tôi hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ngày 17.4 của năm thứ 6 trước CN là thời điểm sao Mộc “ở phương Đông”, hiện diện với vai trò của sao Mai”, Molnar diễn giải. “Và thế là tôi đã có câu trả lời về Ngôi sao Bethlehem”, ông nói.

Vẫn còn tranh luận

Nhà thiên văn học của Đại học Harvard, Owen Gingerich, người khai mạc hội nghị, ủng hộ cách giải thích của ông Molnar nhưng lưu ý rằng những người tham gia cũng đã nêu lên những câu hỏi về kiến thức. “Hầu như giả thuyết trên được chấp nhận rộng rãi, nhưng không phải chi tiết nào cũng được đồng thuận”, nhà thiên văn học Gingerich cho biết. Ví dụ, nhiều nhà thiên văn học vẫn không được thuyết phục rằng chòm Bạch Dương là biểu tượng của Do Thái. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người cho rằng Ngôi sao Bethlehem không phải là một vật thể duy nhất, như sao chổi hoặc siêu tân tinh như từng tranh luận trước đây.

“...Khi tìm kiếm những tài liệu thiên văn cổ khác, ông phát hiện Ngôi sao Bethlehem không phải là một vật thể sáng chói đơn lẻ mà là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp mới có thể thu hút sự chú ý của Ba vua...”

Trong một bài viết thú vị trên tạp chí National Geographic vào cuối năm 2011, giáo sư Robert J.Vanderbei của Đại học Princeton (Mỹ) cho hay, một giả thuyết phổ biến về Ngôi sao Bethlehem là nó là kết quả của sự giao nhau giữa sao Mộc và sao Kim, diễn ra vào ngày 17.6 của năm thứ 2 trước CN. Hay nói cách khác, vào chiều tối muộn của ngày đó, sao Mộc và sao Kim xuất hiện sát nhau đến nỗi những người ở Trung Đông khi nhìn lên bầu trời chỉ thấy một vật thể duy nhất, sáng hơn cả sao Kim lẫn sao Mộc. Bản thân sao Kim là vật thể sáng thứ 2 chỉ sau mặt trăng trên bầu trời đêm. Sao Mộc cũng sáng, nhưng không bằng sao Kim, hay có thể nói sao Kim sáng gấp 6 lần sao Mộc. Do vậy, một sự kết hợp giữa sao Kim/sao Mộc chỉ sáng hơn bản thân sao Mộc khoảng 16%.

Dựa trên phần mềm do giáo sư Vanderbei thiết lập, có đến 849 lần sao Mộc/sao Kim tụ hội từ năm 100 trước CN đến năm 2011. Nếu tính trung bình, cứ mỗi 60 năm hiện tượng trên lại xuất hiện một lần, dù tần suất không nhất thiết là phải chắc chắn như thế. Ông cũng nhắc đến luận điểm của chuyên gia Roger Sinnott, người đầu tiên đưa ra giả thuyết về ngày 17.6 của năm thứ hai trước CN. Chuyên gia Sinnott đã công bố phát hiện của mình vào tháng 12.1968 trên chuyên san Sky&Telescope. Đến năm 1986, Sinnott tiếp tục trình bày nghiên cứu đó, và lần này hai chuyên gia James DeYoung và James Hilton của Đài thiên văn Hải quân Mỹ đã xác nhận giả thuyết này sau khi thực hiện các thử nghiệm riêng lẻ.

Dù giới chuyên gia vẫn chưa thống nhất về giả thuyết xung quanh Ngôi sao Bethlehem, một điều chắc chắn là đây là sự kiện có thật, và đã xuất hiện vào thời điểm Chúa giáng thế.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Sau khi kết quả nghiên cứu về Vải liệm Turin được công bố, mạng internet chỉ qua một đêm đã “dậy sóng” vì hình ảnh quá sức chân thực về Chúa Giêsu được trí thông minh nhân tạo (AI) kết xuất dựa vào hình ảnh in trên vải liệm.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.