Truyền giáo phía Tây

Sài Gòn là một trong những giáo phận lớn nhất nhì cả nước, xét về số tín hữu (khoảng 700.000 người và trên 200 giáo xứ). Tuy nhiên, có một thực tế, các họ đạo chủ yếu tập trung ở nội đô, còn ra các vùng ngoại thành vẫn còn khá ít cơ sở phụng tự. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong những ưu tư được nhắc đến nhiều nhất, thường nhắn nhủ hãy đi ra vùng ngoại biên để mang Chúa đến với nhiều người hơn nữa. Đáp lời mời gọi này của Đức Thánh Cha, giáo phận cũng đã và đang “đi ra”. Trong bốn hướng của thành phố thì hướng Tây là nơi có những bước đi khá mạnh mẽ.

Hành trình này đến nay ra sao ? Bà con Công giáo mong mỏi có được nơi thờ tự như thế nào ?... Chúng tôi đã đi và ghi nhận nhiều điều.

Mảnh đất giáo điểm Vĩnh Lộc B trước đây
Phía Tây thành phố là vùng đất gồm huyện Bình Chánh rộng lớn cùng các quận liền kề như Bình Tân, Tân Phú, quận 6. Vấn đề truyền giáo ở đây từ lâu đã được giáo hạt Tân Sơn Nhì quan tâm và là chủ đề mỗi khi các cha sở có dịp họp mặt. Riêng giáo dân trong hạt cũng nhiệt tình vun đắp, luôn hy sinh đóng góp cả về nhân lực lẫn tài lực.

Thành phố ngày một đông, điều này có thể thấy rõ khi lưu lượng xe trên đường ngày thêm nhiều; nạn ùn tắc, kẹt xe cũng phổ biến hơn trước. Trong số những người đến, nhiều người, nhất là người có thu nhập trung bình, đã chọn cho mình vùng đất ngoại thành nơi đất đai, giá sinh hoạt rẻ hơn để định cư, biến những vùng trước đây vốn hiu quạnh nay trở nên sầm uất. Như tại quận Bình Tân, cha Phaolô Phạm Trung Dong- chánh xứ Thánh Phaolô, hạt trưởng Tân Sơn Nhì kể : Năm 2003, quận Bình Tân được thành lập sau khi tách một phần từ huyện Bình Chánh, dân số lúc đó mới 240.000 người. Nhưng giờ đây đã tăng lên gấp 3 lần với trên 700.000 người. Hay rõ hơn tại giáo xứ Bình Thuận (722 Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân), cha chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Thanhcho biết : năm 2007 khi cha về nhận sở, số giáo dân mới chỉ 9.000, nhưng nay con số đó xấp xỉ gần 20.000 người.

Niềm vui trên gương mặt từng người trong ngày chung tay xây dựng giáo điểm

Với việc nội đô vốn đã chật chội thì giãn dân ra ngoại thành là một trong những hướng đi của thành phố. Do đó, việc giáo phận đi ra vùng ngoại biên cũng bắt đúng xu hướng chung để phục vụ, bởi với người Công giáo, khi đến định cư một nơi, bên cạnh ưu tiên về đường sá, việc làm… điều mọi người luôn canh cánh là có không gian thuận tiện để sống đạo. Khi gặp ông Nguyễn Viết Sự, một người vừa mới chuyển về cư ngụ tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, chúng tôi đã nghe ông tâm sự : “Sau khi di cư từ miền Bắc vào năm 2007, với nhiều tính toán, chọn lựa cuối cùng hai vợ chồng chọn đây để làm nhà vì kế bên có một ngôi nhà nguyện. Không gì vui sướng bằng phải đi lễ xa xôi nay được sống bên nhà thờ, trước nay tuần chỉ dự lễ Chúa nhật thì nay trọn vẹn sớm tối”… Vậy mới thấy, truyền giáo có khi đơn giản chỉ là sự hiện diện và phục vụ đời sống tâm linh cho bà con, một cách nhiệt thành và kịp lúc.

Chúng tôi đã tìm về một vài giáo điểm (tạm gọi như vậy vì về mặt hành chánh, nơi đây vẫn đang trong quá trình xin cấp phép), để nghe những thao thức, mong mỏi của nhiều người.

Ngang qua Vĩnh Lộc

Nằm cách con đường Vĩnh Lộc độ hai cây số, ẩn sau chiếc cổng sắt cùng lối vào sâu hút là một khu đất rộng, đây là nơi giáo điểm Vĩnh Lộc B đang dần thành hình. Khu đất trên 3.300m2 này vốn do một giáo dân dâng hiến cho Giáo Hội từ năm 2002, nhưng một thời gian dài nằm “trùm mền”, cỏ cây mọc um tùm. Chỉ cách đây độ hai năm, khi giáo hạt Tân Sơn Nhì hướng nhiều đến việc truyền giáo, cũng nhằm lúc chương trình của giáo phận được xúc tiến, thì các hoạt động nơi đây mới tích cực. Đêm giao thừa 2017 vừa rồi là thời điểm có thánh lễ đầu tiên.

Giáo điểm Vĩnh Lộc A nằm tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, cách Vĩnh Lộc B chừng 7 cây số. Dù đã có khá đông gia đình Công giáo hiện diện nhưng các cơ sở vẫn còn nhiều thiếu thốn. Hàng tuần cha Thái đến dâng một thánh lễ vào chiều thứ 7 trong một nhà dân mượn tạm, giúp mọi người khỏi phải đi xa vất vả.

Khỏi phải nói, giây phút đó bà con mừng vui như thế nào. Cha Giuse Trần Viết Thái, phó xứ Ninh Phát, người đang trực tiếp trông coi giáo điểm nhớ lại : đêm đó có tới 500 - 600 người đến dự lễ, còn như lễ Vọng Phục Sinh vừa rồi là khoảng trên 1000, mọi người ùn ùn kéo về khiến những người trông coi cũng phải giật mình dù trước đó không hề có thông báo. Nhiều cụ già yếu, đau bệnh tham dự mà mắt rưng rưng, hỏi ra mới biết cả mấy năm nay họ mới được dự lễ, trước đó hằng tuần chỉ có thể nghe qua chiếc radio nhỏ. Theo như con số mà cha Thái và mọi người vừa tổng kết để nộp lên địa phương thì trong bán kính chưa đến 3 cây số tính từ nhà nguyện, có trên 3.000 tín hữu hiện diện. Do đang xin phép chuyển đổi thành đất tôn giáo nên bên trong giáo điểm chưa xây dựng gì nhiều, chỉ ngôi nhà nhỏ cấp bốn để bà con đọc kinh xem lễ hằng ngày. Mỗi lễ ngày Chúa nhật tới nay đã có vài trăm người tham dự, và ngày một đông lên khi ngày càng có nhiều người biết tới.

Một giờ kinh chung quy tụ rất đông người tham dự

Cũng tại huyện Bình Chánh còn có hai giáo điểm khác đang dần hình thành : một tại Vĩnh Lộc A, một ở Tân Nhựt. Đặc biệt tại Tân Nhựt, giáo phận đã mua khu đất rộng 11.000m2 dành cho dự định sau này. Trong vai trò hạt trưởng, cha Phaolô Phạm Trung Dong đã có những hướng đi : “Cách Tân Nhựt khoảng hai cây số hiện nay là Bệnh viện Nhi Đồng thành phố - bệnh viện nhi hiện đại nhất cả nước - do vậy giáo hạt sẽ có sự liên hệ với địa phương để ngoài lập điểm cầu nguyện tìm sự bình an thì chúng tôi còn mở nhà lưu trú giúp gia đình nghèo đưa con đến khám bệnh có được chỗ nghỉ chân; cạnh đó còn là lớp học tình thương hay nhà trẻ giúp người lao động thu nhập thấp có nơi gởi gắm con cái…”. Dù tất cả vẫn đang trong dự tính nhưng dám tin, khi thành hình sẽ gặt hái được thành công, bởi lẽ tại giáo xứ Phaolô và nhiều xứ khác trong hạt Tân Sơn Nhì hiện cũng có các hoạt động bác ái tương tự và đã mang lại ích lợi cho nhiều người.

Những mong mỏi trên miền đất xa

Người tín hữu ở Vĩnh Lộc trước nay muốn dự lễ phải đi về Gò Mây cách khoảng 8 cây số là thuận tiện nhất, các xứ liền kề khác như Phaolô, Ninh Phát hay Bình Thuận cũng có quãng đường tương tự hoặc dài hơn. Dù sống cách xa nhà thờ là vậy nhưng lòng đạo đức vẫn được bà con duy trì cách đều đặn, như cha Dong kể lần kia, sau lễ sáng ngày thường, có một nhóm đến mời cha về làm phép nhà, hỏi ra mới biết họ ở tận Vĩnh Lộc. Đáng quý hơn, đó là nhóm tín hữu quen mặt khi sáng nào cũng rủ nhau đi lễ. Còn cha Thái thì khoe từ ngày rục rịch khai phá đất xây nên giáo điểm đến nay chưa phải thuê bất kỳ một công thợ nào, từ làm mộc, sắt, thép, đến xây cất, trồng cây…, tất cả đều có giáo dân tại chỗ tự nguyện. Ngôi nhà nguyện cấp bốn đang dâng lễ chỉ đủ ghế cho số ít, nhiều người phải ngồi tràn ra bên ngoài, nhưng lễ nào người dự đều đông.

Đức TGM Phaolo cùng Đức cha Phụ tá và cha Tổng đại diện trong một lần về thăm giáo điểm

Vốn chưa được công nhận là cơ sở sinh hoạt tôn giáo nên mọi hoạt động ở Vĩnh Lộc B khá giới hạn, hằng ngày chỉ có một thánh lễ cử hành lúc 4g45 sáng. Anh Nguyễn Viết Xuân, giáo dân mới đến định cư chia sẻ rằng, mỗi Chúa nhật cả gia đình đi về Gò Mây dự lễ phải mất nguyên buổi sáng. Anh giải thích :“Thánh lễ thường diễn ra trong một tiếng đồng hồ, để con học giáo lý thêm một tiếng nữa, ngoài ra còn phải mất thêm hai giờ cho chặng đường đi - về và gởi, lấy xe. Mình thì không sao, chỉ tội cho mấy đứa nhỏ vất vả mưa nắng, bụi đường”. Cũng vì lẽ đó nên có hai điều mà bà con nơi đây mong mỏi thực hiện : đầu tiên là có lễ ban chiều để các cụ ở xa đi lại thuận tiện, thứ đến là mấy đứa nhỏ hằng tuần được học giáo lý ngay tại đây.“Chỉ ước như vậy thôi, còn những chuyện khác chúng tôi chưa dám mơ”, chị Phạm Thị Ven, một tín hữu sống gần nhà nguyện thật thà nói suy nghĩ của mình.

Giáo điểm Tân Nhựt nằm trên địa bàn xã cùng tên, trên đường dẫn vào cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, và cách giáo điểm Vĩnh Lộc B khoảng 15 cây số. Hiện vẫn còn là miếng đất trống, trũng, do cha Giuse Vũ Hữu Phước, Phụ tá giáo xứ Phú Thọ Hòa đi về trông coi.

Khi chúng tôi ghé qua bên Tân Nhựt, lân la hỏi chuyện nhiều người thì gặp một cụ bà Công giáo, bà bảo mình theo người con út từ quê lên đây sống đến nay gần hai năm và“cuối tuần hắn nghỉ việc mới chở tui đi lễ được, mà phải đi xa lắm”. Khi biết giáo phận đang dự tính mở một giáo điểm, không lâu nữa có lẽ sẽ có nhà thờ, cụ không giấu niềm vui :“Thiệt hả cậu, nếu được vậy còn gì vui bằng!”.

Vẫn biết quá trình “Đi Ra” của giáo phận sẽ còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng hứa hẹn sẽ đơm hoa, trẩy cành, che mát nhiều tín hữu đang cần chốn an ủi, kinh nguyện sau những ngày mưu sinh cực nhọc.

ĐÌNH QUÝ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 8.11.2024, giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức lễ tạ ơn, kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm hành hương Ba Giồng.
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 8.11.2024, giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức lễ tạ ơn, kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm hành hương Ba Giồng.
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Sống niềm tin cách cụ thể
Sống niềm tin cách cụ thể
Biến đổi khí hậu và thiên tai khắc nghiệt một lần nữa biểu hiện rõ nét, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế. Mừng Tết Nguyên đán Giáp Thìn không lâu, bà con miền tây bước vào những ngày sống chung với hạn mặn.
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Sáng 6.11.2024 tại nhà thờ Chí Hòa, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục TGP TPHCM đã chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho các giám mục, linh mục trong TGP đã qua đời.
Nhà chờ Phục Sinh ở các giáo xứ: Thời gian mở cửa thế nào cho phù hợp?
Nhà chờ Phục Sinh ở các giáo xứ: Thời gian mở cửa thế nào cho phù hợp?
Trong nhịp sống bận rộn nơi đất thị thành, Nhà chờ Phục Sinh ở các xứ đạo thường mở cửa theo khung giờ quy định riêng. Có nơi mở cửa suốt tuần, nhưng cũng có nơi mỗi tuần chỉ 1-2 ngày ít ỏi.
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày 30.10.2024 tại giáo phận Long Xuyên đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề: “Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Sống đạo Hiếu
Sống đạo Hiếu
Hơn 200 cụ thuộc tôn giáo bạn và 19 anh chị em tân tòng tham dự chương trình “Người Công giáo sống đạo hiếu”.