Tượng Ðức Mẹ trở về nhà thờ Ðức Bà Paris

Tượng Ðức Mẹ và Chúa Hài đồng, còn được biết đến với tên “Ðức Trinh Nữ Paris”, đã quay về nhà thờ Ðức Bà, 5 năm sau trận hỏa hoạn khủng khiếp.

Bức tượng trắng cao khoảng 1,8m đã trở thành biểu tượng của hy vọng và đức tin sau khi thoát khỏi lửa đỏ trong vụ cháy nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Paris ngày 15.4.2019. Trong tình trạng còn nguyên vẹn, tượng Đức Trinh Nữ Paris được đặt biệt danh là “Stabat Mater”, tức Đức Trinh Nữ Kiên Cường, và là dấu hiệu của sự bất khuất trong cảnh hủy diệt.

 hinh 11.jpg (93 KB)

Ngày trở về

Tượng có niên đại vào thế kỷ XIV, tức thời Trung Cổ. Ngày 15.4.2019, lửa bùng lên từ gác mái của “Notre Dame” ở thủ đô Pháp. Trong khung cảnh hỗn loạn, bằng cách nào đó, bức tượng thoát được những xà ngang rơi xuống. Sau khi được đưa ra khỏi đám cháy, tượng được bảo tồn bên trong nhà thờ Saint-Germain l’Auxerrois, gần bảo tàng Louvre. Sau 5 năm, tượng đã quay về chốn cũ, trong một cuộc rước qua nhiều tuyến đường của Paris với hàng ngàn người tham dự. Họ cùng cầu nguyện, ca hát, tay cầm những ngọn nến được thắp sáng và tham gia cuộc rước bắt đầu từ 18 giờ ngày 15.11 (giờ địa phương).

Đối với Đức cha Philippe Marsset, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Paris, tượng Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng như một phép lạ. “Nhiều tín hữu cho rằng đám cháy là dấu hiệu của thử thách mà Chúa muốn Giáo hội phải trải qua”, vị Giám mục Phụ tá nói với OSV News. “Tượng Đức Trinh Nữ thoát cảnh lửa đỏ lẫn nước phun cực mạnh từ các phương tiện cứu hỏa. Tượng luôn đứng vững, là dấu hiệu của thiên đàng đang ngóng nhìn xuống trần thế, và thảm họa đó không phải là thời khắc cuối cùng”, theo Đức cha.

Có vẻ như toàn bộ cư dân Paris, dù là tín hữu Công giáo hay ngoại đạo, đều muốn có mặt tại cuộc rước vào đêm 15.11. Đức cha Laurent Ulrich, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Paris nhận định: “Đêm nay, trong lúc chúng ta cùng Đức Trinh Nữ đến ngôi thánh đường của Mẹ, trước khi tượng Mẹ được an vị trên cột trụ mà nhiều thế hệ tín hữu vẫn đến cầu nguyện, chúng ta biết rằng Mẹ đã về Nhà của Đức Giêsu”.

 hinh 5.png (1.99 MB)

Nguồn gốc bức tượng

Tượng Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng - Đức Trinh Nữ Paris, ban đầu được đặt bên trong nhà nguyện Saint-Aignan ở Île de la Cité (đảo nhỏ trên sông Seine, giữa thủ đô Pháp), có niên đại từ giữa thế kỷ XIV. Được chuyển đến nhà thờ Đức Bà Paris năm 1818, bức tượng sau đó được di dời vài lần trước khi tìm được nơi đặt ổn định vào năm 1855 bên trên cột trụ ở hướng đông nam của ngôi thánh đường, theo chỉ dẫn của kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc. Kể từ đó, tượng còn có tên khác là Đức Trinh Nữ trên Cột.

Khi đám cháy bốc lên năm 2019, các đội lính cứu hỏa đã tìm thấy bức tượng trong tình cảnh bị ướt sũng vì nước và bao quanh là tro bụi của một thân gỗ, đá vụn rơi từ mái vòm sụp đổ. May mắn là bề mặt tượng không bị sứt mẻ. Đến tháng 10 cùng năm, tượng được đưa vào nhà thờ Saint-Germain l’Auxerrois. Nhà thờ này cũng là nơi tạm thay thế cho mọi hoạt động của nhà thờ Đức Bà Paris trong giai đoạn xây sửa lại.

hinh 6.png (2.08 MB)
Đông đảo các tín hữu và người dân Paris đã tham gia cuộc rước

Việc kiệu tượng thật trong cuộc rước là điều không thể thực hiện vì lý do an ninh. Thay vào đó, những người có mặt chứng kiến Đức Trinh Nữ Paris được chuyển vào xe tải, trước khi hòa mình vào cuộc rước một bản sao của tượng. Cuộc rước được tiến hành dọc theo bờ sông Seine đến Île de la Cité. Khi đến trước nhà thờ Đức Bà, lúc đó khoảng 19 giờ tối, đám đông nhận được sự chào đón bằng tiếng hát của Maîtrise Notre Dame, ca đoàn của nhà thờ Chánh tòa đã chu du khắp thế giới suốt 5 năm qua, kể từ sau trận hỏa hoạn. Đức Tổng Giám mục Laurent Ulrich làm phép cho bức tượng thật, trước khi xe tải chở tượng tiến vào khu vực đang thi công của nhà thờ. Cùng lúc, một nhóm các bạn trẻ của Tổng Giáo phận Paris đã bắt đầu buổi cầu nguyện và canh thức phía trước nhà thờ.

“Đó là dịp chúng tôi được nhắc nhở rằng, thậm chí trước khi các cánh cổng chính thức được mở ra, nhà thờ Đức Bà là nơi dành cho cầu nguyện”, OSV News dẫn lời trưởng nhóm giới trẻ Noémie Teyssier d’Orfeuil. Chuyến hành hương tượng trưng cho sự khôi phục của nhà thờ Đức Bà Paris, trước khi giới hữu trách chính thức mở cửa lại ngôi thánh đường vào ngày 7.12. “Đầu tiên và trên hết, nhà thờ là biểu tượng cho sự mầu nhiệm của Giáo hội”, Teyssier d’Orfeuil kết luận.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ðức tin Kitô giáo được cho là đã du nhập vào Ethiopia trước châu Âu, dù chỉ sớm vài năm theo ghi chép trong một số cổ thư.
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Inah Canabarro Lucas, người từng được Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chúc lành vào năm 2018, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới.
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Nhân dịp đầu năm 2025, Đức Phanxicô đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị trên toàn cầu hãy làm gương tốt bằng hành động xóa hoặc giảm nợ đáng kể cho những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ðức tin Kitô giáo được cho là đã du nhập vào Ethiopia trước châu Âu, dù chỉ sớm vài năm theo ghi chép trong một số cổ thư.
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Inah Canabarro Lucas, người từng được Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chúc lành vào năm 2018, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới.
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Nhân dịp đầu năm 2025, Đức Phanxicô đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị trên toàn cầu hãy làm gương tốt bằng hành động xóa hoặc giảm nợ đáng kể cho những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 6.1 đã bổ nhiệm nữ tu Simona Brambilla, 60 tuổi, dòng Thừa sai Consolata, làm Tổng trưởng Bộ Các Tu hội đời sống thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ.
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Giáo hội Công giáo tại Indonesia đã khánh thành nhà thờ Sancta Familia (Thánh Gia) tại vùng đất cao nguyên Toraja, Nam Sulawesi. Ngôi thánh đường độc đáo này nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế kiến trúc độc đáo và ý nghĩa sâu sắc.
Đừng lãng phí thực phẩm
Đừng lãng phí thực phẩm
Đức Hồng y Stephen Chow, Giám mục Hồng Kông, đã đưa ra một quan điểm sâu sắc về lãng phí thực phẩm, liên kết vấn đề này với phẩm giá của sự sống và trách nhiệm đạo đức của con người.
Hy vọng và tình yêu thương ở Nhà Ân Sủng
Hy vọng và tình yêu thương ở Nhà Ân Sủng
Đức cha Francis Xavier Vira Arpondratana, Giám mục giáo phận Chiang Mai, khai mạc Năm Thánh 2025 tại nhà thờ Chánh tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu, đã nói đến sứ mệnh của Kitô hữu là mang đến niềm hy vọng cho trẻ em kém may ở Thái Lan
Sứ điệp cho Đại học Bethlehem
Sứ điệp cho Đại học Bethlehem
Trong sứ điệp gởi đến Đại học Bethlehem mới được công bố, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các sinh viên của trường hãy phó thác tất cả cho Chúa Giêsu.
Ðức Giáo Hoàng cầu nguyện cho nạn nhân tai nạn máy bay Hàn Quốc
Ðức Giáo Hoàng cầu nguyện cho nạn nhân tai nạn máy bay Hàn Quốc
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin vào ngày 29.12, Đức Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân và những gia đình có thân nhân thương vong trong thảm họa hàng không xảy ra cùng ngày tại Hàn Quốc