Vài sáng kiến của các tổ chức bác ái Công giáo nhân dịp Mùa Chay

Những sáng kiến này nhằm gây ý thức cho các tín hữu góp phần bảo vệ môi sinh, môi trường.

Tại Thụy Sĩ, chiến dịch Mùa Chay năm 2015 được giáo hội Công giáo cùng với Tin Lành và Giáo hội Công giáo cũ cùng phát động hôm thứ Tư lễ Tro 18.2.2015 với chủ đề “Ít hơn cho chúng ta, đủ cho tất cả mọi người”. Ba tổ chức: Bánh cho Tha nhân của Tin Lành, Chiến dịch Mùa Chay của Công giáo và Tổ chức Être Partenaire -Những người đối tác của Công giáo cũ, cho biết chủ đề chiến dịch muốn mời gọi mọi người ý thức về mối tương quan của lương thực đối với khí hậu, và đồng thời đề nghị những phương hướng hành động và những viễn tượng để giảm bớt ảnh hưởng của việc sản xuất lương thực trên khí hậu.

Chung tay góp phần bảo vệ môi trường cũng như sự biến đổi khí hậu. Ảnh minh hoạ

Nguyên việc tạo ra thực phẩm cho con người đã tạo nên 1/3 số thán khí trên thế giới và góp phần gây ra tình trạng trái đất bị hâm nóng, quen gọi là hiện tượng lồng kính, có ảnh hưởng trên khí hậu. Và hậu quả của hiện tượng này là các dân tộc các nước nghèo nam bán cầu là những nạn nhân đầu tiên. Trong cuộc đời, một người dân Thụy Sĩ ăn trung bình 7 con bò, 8 con cừu, 27 con heo và hơn 1.000 con gà. Số lượng tiêu thụ này nhiều gần gấp đôi so với tình trạng cách đây 60 năm. Nguyên số lượng cỏ khô mà Thụy Sĩ nhập khẩu hằng năm từ các nước ngoài để nuôi súc vật tương đương với diện tích canh tác của cả nước Thụy Sĩ, một quốc gia rộng khoảng 40.000km2. Tại Brazil chẳng hạn, những vùng cách đây vài năm là rừng nhiệt đới và thảo nguyên nay trở thành những đồn điền mênh mông trồng đậu nành. Qua sự kiện này, phương thế sinh nhai của các dân tộc địa phương bị phá hủy.

Công nghệ canh nông lương thực là một trong những tác nhân chính tạo nên sự thay đổi khí hậu. Xét về mặt tạo nên thán khí gây ra hiện tượng lồng kính, công nghệ này vượt hẳn toàn bộ hậu quả của các phương tiện giao thông chuyên chở. Chẳng hạn phân bón và các chất hóa học khác mà người ta sử dụng để sản xuất lương thực và rơm khô cũng như các phương tiện chuyên chở được dùng để nhập khẩu lương thực gây ra khoảng 30% tổng số thán khí góp phần tạo nên hiện tượng lồng kính. Tất cả những điều đó có liên hệ đến việc sản xuất lương thực. Gần một nửa, tức là khoảng 43% ảnh hưởng môi sinh này là do thịt. Với khẩu hiệu “nhìn và hành động”, ba tổ chức từ thiện Kitô mời gọi dân Thụy Sĩ hãy hành động, ví dụ bằng cách tiêu thụ thịt một cách điều độ và đã đề nghị một “thực đơn khí hậu”, nghĩa là mời gọi dân chúng hãy có những bữa ăn theo một thực đơn trung lập về khí hậu chỉ gồm những sản phẩm theo mùa, sản xuất ở địa phương và có tính hữu cơ. Họ cũng mời gọi sự dấn thân của dân chúng qua việc yêu cầu Chính phủ liên bang Thụy Sĩ quyết tâm theo đuổi chính sách khí hậu công bằng hơn và đề ra những biện pháp hữu hiệu chống lại sự thay đổi khí hậu. Nhân dịp Mùa Chay, tổ chức Bánh cho Tha nhân của Tin Lành và Chiến dịch Mùa Chay của Công giáo cũng đã ấn hành tạp chí đầu tiên với tên là Viễn Tượng - Perspective, với mục đích bàn sâu về một đề tài thời sự. Trong số đầu tiên, người ta thấy không chỉ có những tin tức về tương quan giữa lương thực của con người với những thay đổi khí hậu, nhưng còn có những phóng sự về những người bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu ở các nước nghèo miền nam bán cầu nữa.

Vì thế hệ mai sau hãy góp phần xây dưng môi trường xanh. Ảnh minh hoạ

Vấn đề bảo vệ môi sinh chống hiện tượng thay đổi khí hậu cũng là chủ đề mà tổ chức bác ái Misereor phát động trên toàn nước Đức với thánh lễ khai mạc sáng Chúa nhật 22.2.2015 tại nhà thờ chánh tòa giáo phận Osnabruck ở miền bắc Đức, do Đức Giám mục sở tại Franz-Josef Hermann Bode chủ sự. Khẩu hiệu của chiến dịch này là “Suy nghĩ mới mẻ, dám thực hiện những thay đổi”. Trong cuộc họp báo giới thiệu chiến dịch, linh mục Pirmin Spiegel, giám đốc điều hành tổ chức Misereor cho biết chiến dịch Mùa Chay không chỉ nhắm lạc quyên để tài trợ các dự án phát triển tại các nước nghèo, trong đó có dự án giúp tái thiết vùng bị bão ở Philippines, nhưng trước tiên nhắm giúp dân chúng tại Âu châu ý thức rằng sự tăng trưởng hiệu năng và kiếm lợi tối đa trong các hoạt động kinh tế cũng góp phần tạo nên hiện tượng lồng kính hâm nóng trái đất, đưa tới sự thay đổi khí hậu, từ đó người Âu cần phải thay đổi hướng sống, cần mau lẹ thực hiện sự cải tiến quan trọng trong lãnh vực này.

Trong bài giảng thánh lễ khai mạc, Đức cha Bode nêu nhận xét : “Nhiều người không ý thức rằng nếu chúng ta không mau lẹ hành động trong tinh thần trách nhiệm thì những hậu quả sẽ lớn lao và tiếp tục tái diễn trong lãnh vực thay đổi khí hậu”. Chủ đề chiến dịch Mùa Chay cũng nhắm mời gọi mỗi người suy nghĩ xem đâu là điều có thể thay đổi trong lối sống và hoạt động của mình để mọi người trên thế giới có được tương lai xứng đáng và lâu bền. Cha Spiegel kể lại cảm tưởng khi viếng thăm thành phố Tacloban bên Philippines nơi đã xảy ra cuồng phong Hayan và viếng nấm mộ tập thể của các nạn nhân cuồng phong tại đây. Cha đã xúc động khi thấy hàng ngàn thánh giá trên các nấm mộ có ghi ngày sinh của các nạn nhân, người thì 80 kẻ thì 60, 30, kể cả những em bé 3 tuổi, tất cả đều có cùng một ngày qua đời là 8.11.2013.

Sự thay đổi khí hậu với những hậu quả tai hại trên các nước nghèo cũng là chủ đề sống Mùa Chay tổ chức bác ái Công giáo Trocaire phát động ở Ireland. Trong lời giới thiệu được đăng trên mạng, tổ chức này chọn một chứng nhân tiêu biểu là em Mahlet, 13 tuổi, sống tại miền bắc Ethiopia bên Phi châu trong một vùng đang chiến đấu chống nạn hạn hán vì những thay đổi khí hậu. Tổ chức Trocaire viết : “Trên toàn thế giới, các cộng đoàn nghèo nhất và dễ bị thương tổn nhất đang chiến đấu chống nạn hạn hán, cuồng phong và lụt lội. Cộng đoàn của em Mahlet cũng đang hết sức cố gắng, vất vả hơn bao giờ hết để tự lập, nhưng những cơn mưa ngày càng hiếm hoi ở đây ngăn cản sự gia tăng canh tác và mức thu hoạch”. Tổ chức Trocaire kêu gọi các tín hữu hỗ trợ để cứu giúp dân chúng tại những vùng nghèo khổ nhất thế giới và trợ giúp họ trong việc thích ứng với những thay đổi khí hậu và canh tác được lương thực cần thiết cho cuộc sống. Đối với các trẻ em, như Mahlet, hạn chế nạn hạn hán nghĩa là có thêm thực phẩm và được sức khỏe tốt hơn.

Tổ chức Trocaire do Hội đồng Giám mục Ireland thành lập năm 1973 và ngày nay đang hoạt động tại hơn 20 nước trên thế giới, cung cấp những phương tiện sinh sống, thăng tiến các quyền con người và các cơ hội đồng đều, chiến đấu chống bệnh Sida, những thay đổi khí hậu và cứu trợ trong những hoàn cảnh khẩn cấp.

Khánh Thi

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sẽ có 6,5 triệu người viếng thánh tích thánh Phanxicô Xaviê
Sẽ có 6,5 triệu người viếng thánh tích thánh Phanxicô Xaviê
Tại Tổng Giáo phận Goa ở Ấn Độ, việc trưng bày trọng thể thánh tích của thánh Phanxicô Xaviê 10 năm một lần, sẽ được tổ chức vào ngày 21.11.2024 và kết thúc vào Chúa nhật 5.1.2025.
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Sẽ có 6,5 triệu người viếng thánh tích thánh Phanxicô Xaviê
Sẽ có 6,5 triệu người viếng thánh tích thánh Phanxicô Xaviê
Tại Tổng Giáo phận Goa ở Ấn Độ, việc trưng bày trọng thể thánh tích của thánh Phanxicô Xaviê 10 năm một lần, sẽ được tổ chức vào ngày 21.11.2024 và kết thúc vào Chúa nhật 5.1.2025.
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Ông Mariano Angelucci, phụ trách về du lịch của Rome khẳng định, các dự án lớn cho Năm Thánh 2025 sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Thủ đô của Ý sẽ sẵn sàng đón khoảng 50 triệu người, gồm các tín hữu hành hương và khách du lịch.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis