Vị nữ tu - bác sĩ nhi khoa phụng sự người nghèo

Tại Trung tâm Nhi khoa của Ðại học Johns Hopkins (TP Baltimore, bang Maryland, Mỹ), sơ Karen Schneider thuộc dòng Lòng Chúa Thương Xót, đôi khi được các bệnh nhi hỏi rằng “bác sĩ có phải là nữ tu?”…

Nữ tu Schneider là bác sĩ và trợ lý giáo sư Khoa Cấp cứu Hồi sức Nhi. Sơ cho rằng câu hỏi trên xuất phát từ cây thập giá bằng bạc luôn được sơ mang theo, hoặc cũng có thể do nhiều người biết rằng đang có một nữ tu làm việc tại bệnh viện. Sơ chia sẻ với trang tin Global Sisters Report, các bệnh nhân thường không hiểu khi sơ nói rằng mình thuộc dòng Lòng Chúa Thương Xót. Sau khi nghe giải thích, nhiều bệnh nhân đã biết thêm về một dòng tu của Công giáo, dù họ không theo đạo.

Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, sơ Schneider cho rằng chọn đời sống thánh hiến và theo đuổi nghề bác sĩ không có gì quá khác người, mà thậm chí còn là sự kết hợp hoàn hảo. Ai nấy đều có thể đáp lại ơn gọi, và cùng lúc đó vẫn tiếp tục thiên hướng nghề nghiệp của bản thân, nữ tu đã trò chuyện về trải nghiệm của mình với Hãng tin Catholic News Service.


Những chuyến đi của lòng yêu thương

Những bức tường và trên các kệ sách của văn phòng thuộc về vị nữ tu treo đầy những hình ảnh về người thân và các bệnh nhi thuộc bộ lạc Samburu (Kenya) được sơ chăm sóc. Một cây thánh giá đơn giản được treo bên trên cửa chính căn phòng, kế đến là danh sách các tác phẩm liên quan đến tôn giáo và sứ vụ liên quan đến Lòng Thương Xót, và những câu trích dẫn lời của Mẹ Catherine McAuley, đấng sáng lập dòng này ở Mỹ.

Thời điểm phóng viên của Catholic News Service thăm văn phòng, sàn nhà nơi sơ làm việc chất những chồng giấy vệ sinh, sữa bột cho trẻ con và những thứ cần thiết cho chuyến thăm khám bệnh tại Kenya. Từ sau năm 2010, vị nữ tu đã dẫn nhiều đoàn sinh viên y khoa đến Guyana, Haiti, Kenya hoặc Nigeria, với tần suất 4 chuyến đi/năm, theo chương trình giảng dạy ở Ðại học Johns Hopkins về Y học nhi khoa nhiệt đới.

Những chuyến đi trên bắt đầu khi nữ tu Schneider vẫn còn là sinh viên y khoa. Sơ đi tình nguyện ở Guyana vào thời điểm dịch sốt rét bùng nổ ở nước này. Sau khi Haiti bị tàn phá bởi động đất và kế tiếp là siêu bão, sơ đến hỗ trợ y tế cho những bệnh nhân tại đây. Theo nữ tu, việc mang lại dịch vụ chăm sóc y khoa miễn phí cho những người ít có cơ hội hoặc chưa từng đến bác sĩ thật sự tạo ra những tác động mạnh mẽ và thay đổi cuộc đời của người dân ở những quốc gia nghèo khó.

Về khía cạnh thực tiễn, các chuyến đi do nữ tu dẫn đầu mang đến cho sinh viên y khoa trải nghiệm chưa từng có, ở những nơi không hề có điện, nước máy, cũng như các máy chụp CT và X-quang. Họ có dịp tiếp xúc hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày và từ đó đẩy mạnh năng lực khám chữa bệnh trên thực tế.


Nghề nghiệp và ơn gọi

Việc nữ tu Schneider trở thành bác sĩ và làm việc tại bệnh viện góp phần vào xu hướng gia tăng lãnh vực phục vụ của các tu sĩ. Sơ cho biết dòng Lòng Chúa Thương Xót có lời khấn thứ tư, là phục vụ người nghèo, đau ốm và bị gạt ra ngoài lề xã hội. “Về cơ bản, chúng tôi có thể phụng sự ở bất cứ nơi nào để làm tròn lời khấn thứ tư”, sơ chia sẻ.

“Theo tôi, làm bác sĩ là điều tuyệt vời nhất vì tôi có thể giúp đỡ người nghèo, chăm sóc kẻ ốm đau”, theo nữ tu Schneider. Bên cạnh đó, sơ cũng tham gia công tác giảng dạy, không chỉ truyền kiến thức cho các sinh viên y khoa mà còn đưa ra lời tư vấn cho các phụ huynh của bệnh nhi và giới hộ lý.

Sinh ra và lớn lên ở Long Island (bang NewYork), từ nhỏ cô bé Schneider đã mong ước trở thành bác sĩ. Giấc mơ này đến từ mẹ của sơ, một điều dưỡng của phòng cấp cứu, người luôn chia sẻ những câu chuyện tuyệt vời liên quan đến những trường hợp bệnh nhân được cứu sống. Mẹ của sơ được láng giềng yêu mến vì luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi xảy ra sự cố. Chẳng hạn, bà hỗ trợ sơ cứu cho một người bị cưa cắt tay ở nhà kế bên, một em bé sốt nặng, một bé trai gặp tai nạn xe cộ, hoặc một thai phụ chuyển dạ sớm hơn dự kiến…

Về đức tin, nữ tu Schneider kể lại ơn gọi đã đến với mình khi tham gia hoạt động giới trẻ của giáo xứ vào thời điểm học cấp 3. Họ cầu nguyện và cùng nhau làm việc bác ái. Và thời điểm đến khi cô gái trẻ bắt đầu làm tình nguyện cho bếp ăn miễn phí do các sơ thuộc dòng Lòng Chúa Thương Xót tổ chức. Cuộc hành trình mới đã bắt đầu và kéo dài gần 40 năm qua. Ban đầu, sơ tưởng rằng phải từ bỏ giấc mơ làm bác sĩ nếu muốn chọn đời sống thánh hiến. Và chẳng gì tuyệt vời hơn khi có thể cùng lúc theo đuổi cả hai giấc mơ.

HỒNG HOANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.