Nơi nào từng tọa lạc các thành phố Sodom vàGomorrah trong Thánh Kinh? Liệu nhà tiên triMoses đãtiến vào mảnh đất thuộc Israel ngày nay? Núi Sinai ở hướng nào?
Nhữngcâu trả lời cho các câu hỏi trên đều có thể được tìm thấy trong quyển “Places in the Parasha - Biblical Geography and its Meaning” (về địa lý trong Thánh Kinh) của giáo sưYoel Elitzur. Ông là thành viên của Viện Hàn lâm Ngôn ngữHebrew,và đứng đầu Khoa Nghiên cứu Địa lý Israel thuộc Đại họcHerzog(Jerusalem).
Vượt Hồng Hải |
Sự liên hệ với quá khứ
Quyểnsách dày 767 trang, ghi nhận những chi tiết về lịch sử, địa lý, khảo cổ và những công cụ ngôn ngữ học để tìm hiểu lịch sử của vùng đất Israel thông qua Thánh Kinh. Trên thực tế, giáo sư sử dụng nhiều nguồn khảo cổ, ngôn ngữ và lịch sử để xử lý những đối tượng, đề tài khác nhau xuyên suốt công trình tổng hợp và nghiên cứu. GiáosưElitzur tậptrung sự chú ý vào địa điểm hoặc những cái tên được nhắc đến trong các tài liệu và phân tích danh tính, địa điểm và ý nghĩa. Ông thảo luận chi tiết về những địa điểm của nhiều nơi chốn khác nhau được Thánh Kinh đề cập, từ núiNebo, caonguyênGolan, miềnhoang dã củaParan, Gerarvà nhiều nơi khác.
Chẳng hạn, trong chương về “BiểnSuf”(Yam Suf),tác giả viết về cuộc vượt Hồng Hải của người Israelsau khi rời Ai Cập. Ông tìm cách giải quyết tranh luận cho rằng từ “Hồng Hải” (Red Sea) là phiên bản dịch sai của tiếng Anh vềYam Suf, tức“Reed Sea” (Biển Sậy). Trong khi đa số học giả hiện đại xác định vị trí của Hồng Hải là một trong hai Hồ Bitter, hiện nay là một phần của Kênh đào Suez, giáo sưElitzur phântích rằng toàn bộ VịnhSuez, vốnbao trùm Hồng Hải, là địa điểm chính xác của Biển Suf - Biển Sậy.
Khu vực thuộc Hồng Hải có thể là Biển Sậy mà các nhà khoa học đang tìm hiểu |
Ônggiải thích một số học giả cho rằng có một vị trí ở phía bắc phù hợp hơn cho BiểnSuf, dựa trên các cân nhắc liên quan địa lý và ngôn ngữ. Thánh Kinh mô tả về luồng gió đông mạnh mẽ, thổi nhiều giờ liền trước khi biển chia cắt. Những người khác lại xem các khu đầm lầy gần những vùng hồ phía bắc là vị trí phù hợp hơn. Cũng có người đề cập đến sự khác biệt lớn giữa mực nước giữa thuỷ triều cao và thuỷ triều thấp ở những địa điểm trên. Một quan điểm khác lại lưu ý về luồng gió mạnh tạo ra bão cát có thể di chuyển toàn bộ những đụn cát lớn xuống các khu hồ, như HồBardawil(hồ cạn nằm bên trong Địa Trung Hải).
Vị giáo sư người Isreal phân tích rằng, nếu xét về khía cạnh ngôn ngữ, từ “suf” trong tiếng Hebrew là chỉ cây sậy. Loại thực vật nước ngọt này sinh trưởng dọc theo bờ của sông Nile và còn có thể tìm thấy trên các bãi của Hồ Bitter cũng như phần phía bắc bán đảo Sinai. Ngược lại, Hồng Hải là biển, nước mặn, không thể xuất hiện loại cây này. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra BiểnSậy chính là Hồng Hải, dựa trên những thông tin xây dựng từ các phép lạ được đề cập trong Thánh Kinh.
Chẳng hạn, giáo sưElitzur dẫnnội dung tài liệu cho thấy người Do Thái đã hạ trại ởMara trongcảnh hoang dã của vùngEtham saukhi vượt biển. Thông tin này cho thấyEtham nằmở rìa Biển Sậy, giữa vùng hoang dã và đất liền, gần thành phố hiện đại ngày nay của Suez, tiếp giáp Hồng Hải.
Bánh matzah |
Những phát hiện khác
Bằngsự tỉ mỉ và óc phân tích sắc bén, giáo sưElitzur lầnlượt tìm ra những điểm thú vị trong quá trình nghiên cứu Thánh Kinh. Nhờ vào kinh nghiệm phong phú, ông có thể đưa ra những suy luận khác người. Ví dụ, tên của một người hoặc địa danh trong Thánh Kinh có thể phản ánh một sự kiện nào đó diễn ra vào thời xưa, như bánhmatzah(bánh không men). “Tại sao người Do Thái lại ăn bánhmatzahvào dịp lễ Vượt qua?”, ông viết.
Theo Sách Torah, lý do là vì người Do Thái bị buộc phải rời Ai Cập ngay lập tức và không kịp chuẩn bị đầy đủ mọi thứ. Họ buộc phải ăn bánh chưa được phồng lên vì thiếu thời gian cần thiết để lên men. Tuy nhiên, vị học giả cho rằng cần phải tìm hiểu thông tin dựa trên sự giải thích này và ông đưa ra những phân tích đằng sau sự xuất hiện của loại bánh đặc biệt trong ngày Lễ Vượt qua.
Quyểnsách có nhiều hình ảnh và bản đồ, cho phép làm rõ và giải thích khía cạnh địa lý về những địa điểm trong Thánh Kinh. Giáo sưElitzurcũng liệt kê 4 hoặc 5 nguồn bổ sung cho mỗi nghiên cứu về địa danh để mang đến cái nhìn tổng quan về từng sự việc.
LINH LANG
Bình luận