Yêu mến Chúa Giêsu

“...Khi tôi yêu mến Chúa Giêsu là Đấng đã yêu tôi như thế, tôi được Người dạy tôi là tôi hãy yêu thương người khác như Người đã yêu thương tôi. “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34)...”

1.

Trong mấy ngày nay, tôi rất trăn trở trước tình hình đất nước.

Có những lãnh đạo mới. Có những hy vọng mới. Có những hứa hẹn mới. Có những quyết tâm mới.

Có những bất lợi mới về khí hậu và về môi trường.

Có những khủng hoảng mới về đạo đức và niềm tin.

Có những biến chất mới về phương diện dám nghĩ, dám nói, dám làm.

2.

Cùng với những trăn trở về Đất Nước, tôi còn có những băn khoăn cho Hội Thánh của tôi tại Việt Nam hôm nay.

Tình hình đang như trăm hoa đua nở. Nhưng đâu là đạo đức thực, đâu là đạo đức giả ? Đâu là thuận lợi, đâu là nguy cơ ?

3.

Tôi đem những trăn trở và băn khoăn trên đây của tôi đến với Chúa Thánh Thần. Tôi cầu nguyện rất nhiều. Xin Chúa thương ban cho tôi ơn bình an.

Tôi cảm thấy mình là một vật rất bé nhỏ, đang sống trong một không gian bé nhỏ, nhưng lại chìm vào một vũ trụ mênh mông vô vàn huyền nhiệm. Tôi không hiểu hết vũ trụ đó. Vũ trụ đó không biết tôi. Nhưng tôi có một ý chí, muốn cuộc đời tôi sống trong Đất Nước và Hội Thánh với tất cả thiện chí dấn thân.

4.

Tôi sẽ phải sống thế nào đây? Chúa Thánh Thần đốt lên trong tôi lửa đức tin. Với ánh sáng đức tin, tôi nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá. Tự nhiên tôi yêu mến Chúa Giêsu của tôi một cách khác thường, hơn bao giờ hết. Và tự nhiên tôi hiểu : Muốn dấn thân cho Hội Thánh và cho Quê hương, thì trước hết hãy yêu mến Chúa Giêsu trên thánh giá.

Đúng là như vậy. Bởi vì Chúa Giêsu chính là Chúa chiên lành, đã dấn thân hết mình vì yêu đoàn chiên.

5.

Dấn thân của Ngài không những là chăn nuôi, bênh đỡ, dắt dìu và quy tụ, là những nét chính của người mục tử theo tiên tri Ezéchiel (34, 11), mà còn là hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. “Tôi chính là mục tử nhân lành, mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10, 11); “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình” (Ga 10, 18).

Hy sinh mạng sống mình để cứu người khác, đó là tình yêu cao cả nhất. “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15, 13).

6.

Khi tôi yêu mến Chúa Giêsu là Đấng đã yêu tôi như thế, tôi được Người dạy tôi là tôi hãy yêu thương người khác như Người đã yêu thương tôi.“Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 13, 34).

7.

Kinh nghiệm cho tôi thấy: nếu tôi có sức yêu thương người khác như Chúa Giêsu đã yêu thương tôi, thì không phải là do tôi có ý bắt chước với sức riêng tôi, mà do chính Chúa Giêsu trong tôi ban sức cho tôi. Do vậy mà sự tôi sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu là điều rất cần.“Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được”(Ga 15, 5).

8.

Khi được sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, tôi hiểu là phải lấy sự lành để thắng sự dữ. Từ đó, khi thấy sự dữ lộng hành, tôi biết kẻ làm sự dữ là xấu, nhưng tôi thương họ, chứ không kết án. Tôi nhớ lời Chúa dạy: “Đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán. Và anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy. Anh em đong cho người ta đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em” (Mt 7, 1-2).

Tôi tự hỏi mình xem, tôi có bắt chước Chúa Giêsu mà hy sinh đền tội thay cho kẻ khác, có sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để cứu họ không ?

9.

Khi được sống kết hợp mật thiết cùng Chúa Giêsu với tất cả tình yêu mến của tôi, tôi thấy những trách móc, những kết tội, những khinh dể... nếu có của tôi đối với những kẻ phạm tội, sẽ không phù hợp với người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.

10.

Khi sống mật thiết và gắn bó với Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, tôi cảm thấy là sự giải thoát con người khỏi những tội lỗi, là một công việc đòi một cái nhìn khiêm nhường về chiều kích sâu xa, mà chỉ có tình yêu thương xót Chúa mới làm chủ.

11.

Sẽ rất dại dột và rất nông nổi, khi chúng ta nghĩ để cứu rỗi đồng bào, chỉ cần tố cáo vạch mặt, chỉ cần xây cất, tổ chức, nghi lễ với tâm thức tự hào “ta đây”.

12.

Nhưng sẽ rất khôn ngoan và rất hợp Phúc âm, khi chúng ta - để dấn thân phục vụ Hội Thánh và Đất Nước - biết yêu mến gắn bó với Chúa Giêsu, là Đấng đến, để cho chúng ta được sống và sống dồi dào (Ga 10, 10).

13.

Cảm tạ Chúa, và thực tế hôm nay cho tôi thấy, những người khao khát trở thành môn đệ đích thực của Chúa Giêsu trên Đất Nước Việt Nam này là một số đông đáng kể. Có thể họ vẫn thinh lặng như Chúa Giêsu trên thánh giá lúc này vẫn thinh lặng. Nhưng thinh lặng không có nghĩa là không làm gì. Trái lại, họ luôn tỉnh thức để cộng tác với Chúa trong kế hoạch cứu độ ngay giữa những tình hình đầy sự ác. Tỉnh thức của họ, là để đi vào cuộc thương khó, nhưng để đi ra là kẻ Phục sinh vinh hiển.

14.

Bây giờ, với ơn Chúa, tôi hiểu được phần nào tình yêu mến Đức Kitô chính là vũ khí thiêng liêng cần thiết cho mọi người tin theo Chúa. Bởi vì cuộc đời của chúng ta là một cuộc chiến đấu thiêng liêng. “Chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những quỷ thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao thẳm” (Ep 6, 11-12).

“Bây giờ là giờ thuận tiện, bây giờ là ngày cứu độ” (2Cr 6, 1-2).

Hãy hết lòng yêu mến Đức Kitô, ngay chính lúc này.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống Mùa Vọng  với Ðức Mẹ Maria
Sống Mùa Vọng với Ðức Mẹ Maria
Mùa Vọng phải được coi là thời gian rất quan trọng. Ðây là mùa tạ ơn. Ðây là lúc chuẩn bị đón Chúa. Chúa đến cứu độ. Chúa đem lại cho chúng ta sự sống dồi dào tốt đẹp, mà thâm tâm ta hằng khao khát mong chờ.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.