3 nữ tu đầu tiên làm việc tại báo Công giáo và Dân tộc

Ngày 10.7.1975, tại Sài Gòn, báo Công giáo và Dân tộc phát hành số đầu tiên. Suốt 43 năm qua, nhiều thế hệ gồm các thành phần Dân Chúa đã từng làm việc và cộng tác với tòa soạn trong sứ vụ dùng truyền thông loan báo Tin Mừng. Nhìn lại lịch sử, trong số những người góp phần khai sinh tờ báo, chắc chắn phải kể đến vai trò của ba nữ tu dòng Thánh Phaolô - Thiện Bản là dì Thérèse Emmanuelle Trần Thị Lan, dì Anne Irénée Bùi Thị Thảo và dì Catherine Anselme Trần Thị Kim Bảo. Dì Lan và Dì Thảo đã được Chúa gọi về, chỉ còn dì Bảo hiện đang dưỡng bệnh tại dòng Gioan Thiên Chúa, Hố Nai…

Ba nữ tu đầu tiên gắn bó với CGvDT: Từ trái qua: nữ tu Thérèse-Emmanuelle Trần Thị Lan; nữ tu Anne-Irénée Bùi Thị Thảo; nữ tu Catherine-Anselme Trần Thị Kim Bảo.
- ảnh: Thọ Mai.

Ở tuổi 89, đứng cuối con dốc của cuộc đời, những ngày tháng này lớp màu của quá khứ và thực tại trong lòng vị nữ tu như đan xen ẩn hiện. Một số chuyện dì Bảo bắt đầu quên, nhưng một số điều mãi in dấu. Khi chợt nhận ra người quen đến thăm, dì Bảo vỡ òa niềm vui. Rồi ký ức ùa về. “Công giáo - Dân tộc à, mình ở đó lâu lắm đấy!”, dì chậm rãi. Từ năm 1975 đến 1992, suốt một quãng dài dì Bảo miệt mài với tòa soạn. Thật ra, cả ba dì đều là những nữ tu người Việt đầu tiên của dòng Thánh Phaolô Thiện Bản và cũng là ba nữ tu đầu tiên làm việc tại CGvDT. Điều này tưởng chừng như trùng hợp ngẫu nhiên nhưng trong bối cảnh ấy, đó là một chọn lựa dấn thân. Bởi khi Công đồng Vatican II diễn ra và kết thúc, khi đó các dì đang ở bên châu Âu và chắc hẳn đã dõi theo tiến trình của Công đồng. Công đồng Vatican II đã thổi luồng gió mới trên toàn Giáo hội - luồng gió canh tân, hòa giải, mở ra với thế giới. Luồng gió ấy cũng đã tác động để các dì chọn lựa hòa mình vào xã hội một cách an nhiên. Ngồi bên giường bệnh, dì Bảo nhìn xa xăm, bồi hồi: “Trước dì chưa có sơ nào làm ở CGvDT. Về sau thì nhiều. Ơn gọi của nhà dòng là truyền giáo qua sách báo, in ấn. Năm 1975, nhà dòng vừa đến Việt Nam, chúng tôi cộng tác, gắn với truyền thông Công giáo như một cách thi hành sứ mạng đó nơi quê hương mình”. Tại tòa soạn, dì Bảo đảm nhiệm vị trí Chánh văn phòng, dì Lan làm phát hành - thủ quỹ, còn dì Thảo phụ trách phòng sắp chữ (thời gian đó việc trình bày kỹ thuật còn sử dụng chữ chì). Ông Phạm Ngọc Trản, Thư ký tòa soạn, người từng gắn bó với các sơ chia sẻ nhờ sự đóng góp chuyên môn và sự tận tình của các nữ tu mà trong những năm đầu, nhiều công việc tại CGvDT đã được tổ chức quy củ: “Sống ơn gọi truyền thông, đi vào tòa báo, các chị nhanh chóng hòa đồng vào tập thể. Với tính cách của nữ tu, các chị khéo léo, ân cần quan tâm anh em nhân viên như một người chị. Vừa làm việc, vừa sống tâm tình khiêm tốn phục vụ”. Còn ông Hoàng Gia Hiền, một nhân viên kỳ cựu của tờ báo cho biết ấn tượng bởi phong cách làm việc của các sơ: “Các chị thật dễ gần, vừa nguyên tắc mà đôi khi lại dí dỏm. Có lẽ nhờ các chị mà mọi sinh hoạt trong tờ báo trở nên gọn gàng, trật tự hơn”.

Đối với những nữ tu này, niềm vui nỗi buồn của đời dâng hiến dường như gắn liền với thăng trầm nơi tòa soạn. Có dịp hồi tưởng, dì Bảo nhớ lại chuyện mấy mươi năm trước, trụ sở CGvDT đặt ở ngay nhà thờ Tân Định, sáng sớm các dì đi bộ từ nhà dòng đến nơi làm việc. Năm 1977 chuyển về Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, các dì sử dụng xe máy hoặc xe đạp để di chuyển…. Nhiều chuyện xưa, dì kể vành vạch. Tuổi già, mấy mươi năm gắn bó, dẫu thời gian trôi đi khá lâu rồi, những tưởng dì sẽ quên đi, vậy mà vẫn khắc sâu từng hình ảnh. “Ngày trước, chúng tôi đảm nhận dịch nhiều tài liệu làm báo bằng tiếng Pháp của CGvDT. Ba chị em mỗi người mỗi việc, ai nấy sống vui vẻ, chan hòa với các anh chị em”, dì nói.

Dì Bảo người còn lại duy nhất đang dưỡng bênh tại dòng Gioan Thiên Chúa - ảnh: Hùng Luân

Sau Công đồng Vatican II, có thể nói các dì được xem như là một trong số ít những nữ tu tiên phong sống tinh thần mới, đầy cởi mở khi hòa vào nhịp sống của thời đại. Đóng góp của các dì với CGvDT không chỉ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ mà còn là lửa nhiệt huyết truyền lại cho lớp trẻ.

Sau thế hệ đầu tiên, tại tòa soạn cũng có sự góp mặt của nữ tu Thérèse Hồ Thị Mai Hương (dòng Thánh Phaolô Thiện Bản), làm phóng viên thời gian ngắn; và một số nữ tu từ các dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh Giá Chợ Quán..., làm phóng viên hoặc nhân viên bộ phận văn phòng. Năm1989, do nhu cầu của nhà dòng, dì Thảo nghỉ việc ởCGvDTsau khi đào tạo được một đội ngũ kỹ thuật kế thừa. Ba năm sau, do bận nhiều công tác mục vụ ở hội dòng, dì Lan và dì Bảo cũng xin thôi. Đến năm 2001, vì bệnh hiểm nghèo nên dì Thảo và dì Lan lần lượt qua đời tại nhà mẹ ở Thụy Sĩ.

*

Khu nội trú bệnh viện nằm gọn trong Vườn Cây Dầu của dòng Gioan Thiên Chúa. Không gian xanh mát, yên ả. Nơi đây, từ ba năm nay dì Bảo phải ở lại điều trị sau cơn tai biến. Hằng tuần, cứ thứ hai, thứ tư, thứ sáu, dì được các y sĩ trong bệnh viện nhà dòng tập vật lý trị liệu. Và có lẽ, đây cũng là chốn bình yên an dưỡng sau một chặng hành trình dài phục vụ. Sức khỏe có phần giảm sút song ai tiếp xúc với dì hẳn sẽ nhớ mãi sự trìu mến, thân thiện. Trên chiếc xe lăn, trước khi tạm biệt dì còn hát tặng khách câu kinh Kính Mừng bằng tiếng Pháp. 67 năm khấn dòng, gần 20 năm gắn đời mình với CGvDT, đóng góp của dì và của những nữ tu nói chung cho tờ báo thật đáng trân trọng!

ANH NGUYÊN

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Xã hội không ngừng phát triển, sợi dây gắn kết quan hệ các đại gia đình, dòng họ Việt cũng có những biến dịch theo thời gian…
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Tuần qua, những hình ảnh về một đô thị xa hoa của vùng sa mạc trên bán đảo Ả Rập bị ngập lụt nghiêm trọng đã khiến cả thế giới sửng sốt, dẫn đến những đồn đoán về nguyên nhân đằng sau vụ việc.
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm. Tính đến quý I/2024, cả nước đã ghi nhận 16 vụ, làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có ba người...
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 của Giáo hội hoàn vũ, trong Năm Cầu nguyện 2024 này, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ thiết lập Trường Cầu Nguyện.
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Chinh phục thế giới ở tuổi 94
Từ một người chưa từng làm hộ chiếu cho đến năm 91 tuổi, cụ bà Joy Ryan đã trở thành người cao tuổi nhất đến thăm toàn bộ 63 công viên quốc gia của Mỹ, và giờ đây đang cùng cháu trai lên đường chinh phục thế giới.