Bất ổn lương thực gia tăng ở nhiều nước

Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo Công giáo (CRS) cảnh báo nạn đói trên toàn cầu đã đến mức báo động và có thể ngày càng tồi tệ hơn khi Covid-19 tiếp tục kéo dài.

Tác động to lớn của đại dịch

Theo trang tin Catholic News Agency, CRS vừa đưa ra một phân tích mới xác định 31 quốc gia “điểm nóng” có nguy cơ gia tăng bất ổn lương thực, 14 quốc gia trong số này bị cho là “đang đứng trên bờ vực nạn đói lan rộng”, bao gồm CHDC Congo, Nigeria, Somalia, Yemen, Zimbabwe ở châu Phi, và Venezuela ở Nam Mỹ.

Hàng triệu trẻ em trên thế giới vẫn đang trong tình trạng thiếu ăn - ảnh: AFP

Ông Austen Moore, cố vấn kỹ thuật cấp cao của CRS chuyên về sinh kế nông nghiệp, cho biết: “Covid-19 đã gây ra tình trạng mất an ninh lương thực ở nhiều nơi hơn so với trước đây, nhưng điều mà nó dường như đã gây tác động nhiều nhất là làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có”. Báo cáo của CRS gọi đại dịch là “một yếu tố làm tăng thêm tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng”, bên cạnh các yếu tố chính khác như xung đột, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu.

“Ngoài những tác động to lớn đến sức khỏe và kinh tế của dịch bệnh này, Covid-19 đã khiến hàng triệu gia đình rơi vào cảnh đói nghèo hơn, khiến họ rất chật vật mới có được món gì đó lót dạ vào bữa ăn hằng ngày”, ông Sean Callahan, Chủ tịch CRS, nói trong một tuyên bố đưa ra ngày 10.3. “Khi chúng ta gần đến mốc một năm của đại dịch này, điều quan trọng là phải thừa nhận và giải quyết thiệt hại lớn khác mà Covid-19 đã gây ra cho các quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương, trong đó có những nước đang chống chọi với nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra cùng lúc”, ông nhấn mạnh.

Cụ thể, SARS-CoV-2 đã khiến nhiều người mất thu nhập, hạn chế tài trợ của chính phủ, làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội, gây gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng, đồng thời hạn chế khả năng tiếp cận của các nhóm phi lợi nhuận tới các khu vực dễ bị tổn thương, theo CRS. Kết hợp lại, những yếu tố này đã ảnh hưởng đến khả năng “được ăn khi đến bữa” của hàng triệu người trên khắp thế giới.

Hơn 6 triệu người Venezuela bỏ quê ra đi vì nghèo đói - ảnh: Getty

Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo rằng lần đầu tiên sau 20 năm, mức độ nghèo cùng cực (không có được những điều kiện sống tối thiểu về sinh hoạt, vệ sinh, y tế, giáo dục) trên toàn thế giới đã gia tăng. Ước tính có khoảng 110 đến 150 triệu người trên toàn cầu đang ở trong tình trạng này. Còn theo báo cáo hồi tháng 6.2020 của Chương trình Lương thực Toàn cầu (WFP), cho đến hết năm 2021, thế giới sẽ có thêm 121 triệu người có nguy cơ thiếu ăn, tăng 82% so với trước khi đại dịch bùng phát.

Nỗ lực tìm giải pháp

Theo trang tin Earth Beat, vào tháng 9, lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực, tập trung vào các cách thức nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững về chấm dứt nạn đói vào năm 2030. Các bài học kinh nghiệm từ Covid-19 nhiều khả năng sẽ được đưa ra để thảo luận.

Các nước giàu được khuyến nghị tăng hỗ trợ cung cấp và vận chuyển lương thực cho các nước nghèo - ảnh: Reuters

Liên quan đến các quốc gia “điểm nóng”, CRS kêu gọi các chính phủ tăng cường những chương trình nhân đạo để cung cấp thực phẩm và hỗ trợ dinh dưỡng khi nhiều nơi vẫn đối mặt với làn sóng mới của SARS-CoV-2 và các biến thể của nó. Các quốc gia được khuyến nghị phối hợp làm việc để giảm thiểu tình trạng gián đoạn chuỗi thực phẩm bằng cách cung cấp hỗ trợ cho việc lưu trữ, chế biến và vận chuyển thực phẩm, và thông qua việc vận động cho các hành lang thương mại mở.

Các nhà hoạch định chính sách cũng cần tăng cường viện trợ nước ngoài và hỗ trợ các dự án tại địa phương, chẳng hạn như hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Theo đó, CRS đặc biệt đề nghị Mỹ tài trợ khẩn cấp ít nhất 20 tỉ USD cho việc ứng phó Covid-19 ở nước ngoài, đồng thời ưu tiên những phương pháp tiếp cận tổng thể, đa lĩnh vực đối với dinh dưỡng và an ninh lương thực.

Ông Callahan cho biết: “Khi Covid-19 kéo dài và vắc xin vẫn chưa được cung cấp với số lượng lớn cho nhiều quốc gia đang phát triển, họ có thể sẽ hứng chịu thêm những đợt bùng phát dịch khác, rồi tình trạng mất an ninh lương thực lại vì thế mà nặng nề hơn. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để tránh một thảm họa, và trước khi những thành tựu về phát triển bền vững đã thực hiện được trong nhiều thập niên qua bị mất đi”.

Châu Phi vẫn chưa thoát cảnh đói nghèo - ảnh: Anadolou

Ðại dịch nhấn mạnh sự cần thiết phải lập kế hoạch tốt hơn để cộng đồng và các hệ thống lương thực có thể sẵn sàng hơn cho các thảm họa trong tương lai. Trong lúc ở nhiều nước, béo phì và những căn bệnh liên quan đến thừa cân đang là nỗi lo hàng đầu về sức khỏe, và hàng tấn thức ăn dư thừa hằng ngày vẫn bị đổ bỏ, thì việc hiện nay, mỗi ngày trên thế giới vẫn có 21.000 người chết vì đói là điều không thể chấp nhận. Sau thời gian chống chọi với Covid-19, các quốc gia cũng cho thấy có thể phối hợp tốt như thế nào để ứng phó với tình huống khẩn cấp quốc tế. Tinh thần tích cực hợp tác này cũng hoàn toàn có thể hữu ích để chống lại “dịch đói” trên thế giới.

Quang Quỳnh

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Dù vậy, cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Khởi chiếu từ 30.8, hiện phim “Hai Muối” đang là tâm điểm ở các rạp trên toàn quốc. Phim không có những chi tiết giật gân, cũng không đẩy mâu thuẫn lên cao trào, nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả.
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Chiều 4/9, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM đã thông tin nhanh về vụ một số trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng bị bảo mẫu bạo hành, gây rúng động xã hội.
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Ở những vùng quê, mùa mưa hay mùa nước nổi là thời gian thích hợp cho việc câu, bắt cá đồng. Trong “nhóm” cá đồng, cá lóc được nhiều người xếp vào hạng có thịt thơm ngon nhất.