Bé "tỏ thái độ" sao cho vừa?

Hôm nay một học trò lớp Một hỏi tôi: “Con đi dự tiệc cùng với ba mẹ, bất ngờ có một người lạ chạy đến gần ôm và hôn rất nhiều. Vừa hôn, người lạ đó vừa nói: “Trời con của anh chị đây sao? Lớn quá chừng rồi he”. Con liền đẩy người ấy ra ngay lập tức và nói thật to: “Nếu cô chú muốn ôm con thì phải hỏi ý kiến con, không thì con la lên đó”. Mà họ có hỏi ý kiến, con cũng không cho ôm đâu. Người lạ chỉ được phép chạm vai, tay của mình thôi, những chỗ như mặt, bụng, cơ quan “bí mật” thì chỉ có mình, mẹ mình và bác sĩ được chạm vào lúc cần thôi, phải không cô? Vậy mà mọi người nói con “nhỏ mà chảnh, hỗn”, vậy con phải làm sao?”. Không ngờ nhiều bạn trong lớp cũng gặp cảnh tương tự.

Tôi nên khuyên học trò thế nào để giúp các em có lối ứng xử thích hợp mà vẫn bảo vệ mình được.

(Một cô giáo tiểu học, quận Tân Phú - TPHCM)

Các bạn nhỏ có ý thức gìn giữ thân thể mình và phòng tránh bị xâm hại như vậy là tốt. Nhưng ý thức cảnh giác quá cao sẽ khiến mình trở nên không tin cậy ai, tách biệt, khó kết thân, tự cô lập mình với thế giới xung quanh và có thể mắc chứng… hoang tưởng bị hại. Thậm chí có thể khiến mình lo âu, hoang mang, có những suy nghĩ đánh giá lệch lạc về tình dục (thu mình lại, sợ hãi, rụt rè, coi tình dục là chuyện xấu).

Nhiều bé tiểu học đã có vài “chiêu” để tránh sự cố ấy, có bạn la thật to: “Ba mẹ ơi cứu con, có người ôm hôn con quá chừng”. “Kẻ lạ mặt” đó sẽ ngại và buông tay ra, và bé cũng sẽ đứng xa xa “họ”. Có bạn tìm cách chạy chỗ khác và nói với ba mẹ là mình không thích bị như vậy (người ta ôm mình, lỡ đụng vào những chỗ quan trọng trên người mình thì sao, nhất là bụng nè, rồi chỗ mặc quần chíp nữa… Nguy hiểm lắm!). Có bạn hét lên để gây chú ý và bỏ chạy…

Cô có thể khen học trò: Các con làm thế là đúng quy tắc an toàn ứng xử, nhưng không biết “kẻ lạ mặt” ấy cảm thấy thế nào nhỉ: 1/ Cụt hứng vì tình cảm thân thiện bị chặn đứng, 2/ Nhận được một bài học và thấy mình kém văn minh. Dù sau đó hai bên được ba mẹ giới thiệu với nhau nhưng chắc “họ” vẫn quê lắm? Chẳng may ba mẹ “mất cảnh giác” hoặc muốn “chữa thẹn” cho khách, nói “đây là bạn thân của ba mẹ mà” và “họ” lại có ý đồ xâm lược lần nữa thì bé tính sao?...

Trong tình huống này, cô khuyên các bé không nhất thiết phải… “hình sự” như vậy, kẻo “mất mặt” người lớn. Có thể chọn cách “mềm” hơn mà vẫn hiệu quả, vừa đúng lại vừa đẹp. Để giữ phép lịch sự bé chỉ cần cảm ơn người đó và nói rằng: “Dạ thưa cô/chú con không thích như vậy” rồi lùi lại một bước, giữ khoảng cách để tránh người đó tiếp tục ôm hôn nữa.

Hãy áp dụng quy tắc an toàn mà vẫn giữ được phép lịch sự và nét hồn nhiên của tuổi thơ: làm sao phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại khi gặp phải tình huống xấu; phân biệt sự khác nhau giữa hành vi âu yếm yêu thương và hành vi đụng chạm có dụng ý xấu; nhận biết được đâu là cử chỉ thân mật giữa người thân với nhau, đâu là hành vi không được phép; làm thế nào để phản đối hay tìm sự trợ giúp... Vì thế, nên nói chuyện với ba mẹ về những điều “không thích” khi bé tiếp xúc với người ngoài (hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp của ba mẹ, khách lạ, người không quen biết) và cùng ba mẹ vạch ra những mức độ đáp lại. Làm vậy sẽ được ba mẹ ủng hộ, uốn nắn và “nêm nếm” cho vừa phải mỗi khi cần “tỏ thái độ” với ai đó.

Đừng quên nhắc các bé: muốn “giữ mình” là phải giữ gìn từ hình ảnh bên ngoài đến sự vệ sinh bên trong, giữ gìn từ sự tiếp xúc thân mật lẫn những ý nghĩ cảm xúc liên quan đến giới tính. Tránh xa tác động xấu của bạn bè lôi kéo rủ rê, phim ảnh - sách báo - internet “đen” nha bạn. ■

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Trở về với “Ðồng xanh”
Trở về với “Ðồng xanh”
Bài hát “Green Fields” do nhóm nhạc Brother Four trình bày được phát hành lần đầu vào năm 1960, tính đến nay đã 65 năm trôi qua.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…