Biến thái từ tình yêu đồng phái

Biến thái từ tình yêu đồng phái

Trên nguyệt san CGvDT tháng 7-2015, qua câu chuyện về tình yêu đồng phái đã nhắc tới thành Sodoma trong Cựu Ước (Sáng Thế Ký 19:1-5). Do tích ấy mà trong thuật ngữ tính dục học (sexology) đã xuất hiện thuật ngữ sodomy.

Câu chuyện ở thành Sodoma liên quan tới tính dục đồng phái nam. Nhưng ngày nay, thuật ngữ sodomy không chỉ giới hạn ở đồng phái nam, mà nói chung là đồng phái (giữa nam với nam hay giữa nữ với nữ) và còn mở rộng sang cả quan hệ với người khác phái (giữa nam và nữ); bởi thế cho nên từ điển Merriam-Webster danh giá của Mỹ diễn tả sodomy“copulation with a member of the same or opposite sex” (quan hệ tính dục giữa người đồng phái hay khác phái). Người Trung Quốc gọi tên hành vi này là kê gian, mượn hình ảnh giao phối của hai con gà để gán cho hai con người.

Chưa hết! sodomy từ phạm vi con người với con người đã biến thái sang mối quan hệ giữa con người với thú vật. Vì thế từ điển Merriam-Webster cho thêm một giải thích nữa, bảo sodomy “copulation with an animal” (giao cấu với một con thú)! Cũng vậy, người Trung Quốc gọi tên hành vi này là nhân thú tính giao (người và thú quan hệ tính dục), và Từ bá (iCiba), một từ điển điện tử của Bắc Kinh, nói gọn lại là thú gian (tức là gian dâm với thú vật).

Ở phương Tây đã có không ít tài liệu ghi chép về sự xuất hiện của hành vi thú gian, xác định rằng nó có từ rất xa xưa, được truyền tụng qua kinh điển một số tôn giáo và thần thoại, được diễn tả qua nét vẽ khắc trên vách hang động, tranh vẽ cổ xưa, và cũng được đắp thành tượng, v.v…

Có thể nhắc tới một thần thoại Hy Lạp tiêu biểu liên quan tới thú gian là chuyện hoàng hậu Leda, vợ vua Tyndareus (nước Sparta) và chim thiên nga (hóa thân của Zeus).

Thiên tài Michelangelo (1475-1564) có vẽ lại tích nàng Leda năm 1530, nhưng tranh ấy bị mất, và danh họa Peter Paul Rubens (1577-1640) đã vẽ lại một tranh khác, hiện trưng bày tại Phòng tranh Quốc gia (National Gallery), tại thủ đô London (nước Anh). Tranh này rất đẹp, nhưng quá đỗi nhạy cảm, không tiện sao chép lại đây.

Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, điêu khắc gia Hy lạp Timotheus có tạc một tượng về tích mỹ nhân Leda và chim thiên nga. Tượng này không còn, người ta đã mô phỏng và tạc lại một tượng khác bằng cẩm thạch và đang trưng bày tại viện bảo tàng mỹ thuật quốc gia Prado tại thủ đô Marid (Tây Ban Nha). Tượng này (xem ảnh đính kèm) xét ra “hiền lành” hơn các tranh vẽ về cùng chủ đề.

Minh họa:Tượng nàng Leda và thiên nga.

Qua kinh điển nhà Phật, một vị hoàng hậu khác cũng được biết tới với tội thú gian là nàng Mallika (cũng viết Malika), các bản kinh chữ Hán dịch âm là Mạt Lợi. Bà là vợ vua Ba Tư Nặc (Prasenajit) nước Kosala. Nhà vua sinh cùng năm với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên). Cả hai ông bà đều là đệ tử của Phật, rất mộ đạo.

Trong tích truyện Kinh Pháp Cú (Dhammpada) ở chương thứ Mười Một, nhan đề “Phẩm Già”, tích thứ sáu, có nhắc tới sự kiện một hôm hoàng hậu Mạt Lợi vừa mới tắm xong. Trong lúc bà đang lom khom cúi người xuống để lau chân, thì con chó cưng của bà bỗng nhảy chồm lên lưng bà… Không nghĩ rằng đó là điều trái đạo đức, hoàng hậu cứ để yên cho con chó tiếp tục… Nào ngờ hành vi đó bị nhà vua tình cờ đi qua phòng tắm, nhìn vào cửa sổ và bắt quả tang. Tức giận, vua Ba Tư Nặc bèn mắng nhiếc nàng. Hoàng hậu quyết liệt phủ nhận, một mực đổ thừa rằng từ cửa sổ nhìn vào phòng tắm sẽ không thấy rõ, dễ bị lầm lẫn. Để chứng minh, nàng yêu cầu ông chồng hãy bước vào trong phòng tắm, còn nàng ở bên ngoài sẽ nhìn qua cửa sổ. Tánh thật thà, nhà vua cũng đồng ý. Nào ngờ hoàng hậu vừa nhìn qua cửa sổ phòng tắm liền lớn tiếng lu loa rằng nhà vua đang giao cấu với một con dê cái! Vua cãi, hoàng hậu cứ buộc tội. Rốt cuộc, hai bên phải thỏa hiệp là đã nhìn lầm. Nhờ vậy nàng dễ dàng thoát khỏi lời buộc tội của chồng!

Tuy nhiên, do hai lần phạm tội (vừa thú gian vừa vu khống), sau khi chết linh hồn hoàng hậu Mạt Lợi liền bị giam trong ngục A Tỳ bảy ngày vô cùng đau khổ. Nhưng nhờ có quá trình tu hành, hết lòng ủng hộ Phật pháp, sau khi trả xong nghiệp quả xấu, nàng Mạt Lợi được Đức Phật cứu độ, đưa linh hồn về cung trời Đâu Suất hưởng cảnh an nhàn trong cõi thần tiên.

Tích nàng Mạt Lợi lược kể như trên rất nổi tiếng; do đó, khi soạn quyển The Princeton Dictionary of Buddhism (Từ điển Phật học của Viện đại học Princeton), hai tác giả là Giáo sư Robert E. Buswell Jr. (Viện đại học California), và Giáo sư Donald S. Lopez Jr. (Viện đại học Michigan), đã đưa mục từ Mallika vào trang 521, kể rõ lai lịch của hoàng hậu và vụ việc tai tiếng dính líu tới con chó. Năm 2015 này, quyển từ điển ấy được Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (the American Library Association) trao tặng huy chương vàng Darthmouth danh giá. Một số bản dịch tích truyện Kinh Pháp Cú sang tiếng Việt, tiếng Anh, v.v… cũng không bỏ qua câu chuyện nàng Mạt Lợi, có thể dễ dàng tìm đọc trên Internet.

Bước qua lãnh vực lịch sử Trung Quốc, một điển tích nổi tiếng liên quan tới sodomy là chuyện Tô Vũ chăn dê (Tô Vũ mục dương).

Minh họa:Tô Vũ chăn dê.

Tô Vũ tức là Tô Tử Khanh (người đất Đỗ Lăng) làm quan dưới triều Hán Vũ Đế (trị vì từ năm 141 đến năm 87 trước Công nguyên). Bấy giờ quân Hung Nô ở phương Bắc thường hay sang quấy nhiễu biên giới. Hán Vũ Đế phải sai Tô Vũ đi sứ sang Hung Nô để dùng ngoại giao dàn xếp những xung đột liên miên nơi vùng biên tái.

Nào ngờ vua Hung Nô bất chấp các quy tắc ngoại giao, cho bắt giữ ngay sứ thần Tô Vũ, rồi đem đày lên phương Bắc giá lạnh. Nghiệt ngã hơn, vua Hung Nô còn buộc Tô Vũ phải chăn một đàn dê đực, giao ước rằng chừng nào dê đực… đẻ con thì sẽ phóng thích cho ông trở về cố quốc!

Sống cô độc nhiều năm giữa chốn hoang vu không một bóng người thứ hai, Tô Vũ đã kết bạn với một con vượn cái. Sử sách Trung Quốc chép rằng nàng vượn này đã sinh được một con.

Sau khi Tô Vũ bị đày mười chín năm, Hán Vũ Đế mới can thiệp được với Hung Nô để đưa ông hồi hương. Dĩ nhiên Tô Vũ phải bỏ lại mẹ con nàng vượn nơi phương Bắc hoang lạnh.

*

Dâm là một bản tính của con người. Suy ra từ Sáng Thế Ký (2: 16-17) thì nó có nguồn gốc sâu xa từ trái cấm trong vườn Eden, rồi di truyền mãi từ Adam và Eva cho tới tận thời đại ngày nay. Trong các hành vi thỏa mãn tính dâm của con người, thì thú gian đã xuất hiện rất sớm, có từ thời tiền sử.

Kinh thánh Cựu ước là một bằng chứng cho thấy hành vi thú gian được người Do Thái ghi chép rất sớm. Sách Leviticus, chương 18, câu 23 viết: “Ngươi không được giao hợp với bất cứ con vật nào, để khỏi ra ô uế vì nó; đàn bà không được đứng trước thú vật để giao cấu với nó: đó là điều quái đản.” Cũng sách này, chương 20, hai câu 15-16 viết: “Khi người đàn ông nào giao hợp với con vật, thì phải bị xử tử và các ngươi sẽ giết con vật. Khi người đàn bà nào đến gần bất cứ con vật nào để giao cấu với nó, thì các ngươi phải giết người đàn bà và con vật; chúng phải bị xử tử, máu chúng đổ xuống đầu chúng.”

Trong nhiều thế kỷ, thú gian là hành vi trái pháp luật, một tội lỗi chống lại tự nhiên (crime against nature); nó còn bị các nhà hoạt động bảo vệ quyền của động vật chống đối với lý do bảo vệ động vật khỏi bị lạm dụng.

Theo Wikipedia,([1]) gần đây, thú gian đã bị luật pháp ngăn cấm ở nhiều nước như: Na Uy (năm 2008), Hà Lan (2010), Úc (2011), Thụy Điển (2013), và Đan Mạch (2015)…

Ở Hoa Kỳ, thú gian bị ngăn cấm ở nhiều bang như: Pennsylvania (năm 1999), Iowa (2001), Illinois (2002), Maryland (2002), Washington (2006), Arizona (2006), Indiana (2007), Tennessee và Colorado (2007), Alaska (2010), và Florida (2011). Từ năm 2012 thú gian bị cấm ở ba mươi bảy bang của Hoa Kỳ.

Đạo đức học, giáo lý các tôn giáo, luật pháp từ xa xưa đến nay tuy đã cố gắng để “quản lý” tính dâm của con người, giúp cho nó khỏi lệch hướng và không bị biến thái, nhưng xem chừng sự thành công vẫn chưa tới đâu, cho nên thú gian vẫn chưa được xóa bỏ trên trần gian vốn dĩ lắm trò quái đản.

Trần Thế Hương


([1]) https://en.wikipedia.org/wiki/Zoophilia_and_the_law. Truy cập 02-9-2015.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Miền Tây nôn nao chờ  mưa…
Miền Tây nôn nao chờ  mưa…
Nắng kinh khủng. Ðồng khô cỏ cháy, mặt đường hâm hấp suốt ngày, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở nhiều tỉnh… Tất cả khó khăn do nhiệt độ bất thường kéo dài khiến nỗi mong đợi cơn mưa đầu mùa thực khó tả!
Thư gởi người xa lạ
Thư gởi người xa lạ
Susan Morin là người mẹ có năm con. Năm 1999, chị viết “Letters to a Stranger”, kể lại trải nghiệm tâm linh khi gởi những lá thư tới một người không quen.
Những vòm cây xanh thành phố
Những vòm cây xanh thành phố
Ở Sài Gòn, đi đường gặp được một bóng cây xanh tỏa mát giữa cái nắng tháng Tư, có lẽ không hạnh phúc gì hơn!
Miền Tây nôn nao chờ  mưa…
Miền Tây nôn nao chờ  mưa…
Nắng kinh khủng. Ðồng khô cỏ cháy, mặt đường hâm hấp suốt ngày, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở nhiều tỉnh… Tất cả khó khăn do nhiệt độ bất thường kéo dài khiến nỗi mong đợi cơn mưa đầu mùa thực khó tả!
Thư gởi người xa lạ
Thư gởi người xa lạ
Susan Morin là người mẹ có năm con. Năm 1999, chị viết “Letters to a Stranger”, kể lại trải nghiệm tâm linh khi gởi những lá thư tới một người không quen.
Những vòm cây xanh thành phố
Những vòm cây xanh thành phố
Ở Sài Gòn, đi đường gặp được một bóng cây xanh tỏa mát giữa cái nắng tháng Tư, có lẽ không hạnh phúc gì hơn!
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Nhiều hoạt động trong ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 được tổ chức tại TPHCM từ ngày 15.4 đến ngày 1.5.2024.
Mùi mưa
Mùi mưa
Trong cơn gió tháng Ba lạnh lẽo đang luồn qua thành phố Dallas (bang Texas), bác sĩ bước vào phòng bệnh nhỏ bé của Diana. Ðêm đã khuya và chị vẫn chưa hồi sức sau ca mổ. Chồng chị nắm lấy tay chị trong lúc chuẩn bị tinh thần đón...
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Chăm chút thư viện học đường để nuôi dưỡng văn hóa đọc
Cho dù công nghệ phát triển đến đâu, vai trò của sách in và tương tác đọc vẫn có ý nghĩa căn bản; tuy nhiên, quy luật chạy theo cái tiện, lợi, nhanh… của số đông đã khiến văn hóa đọc chông chênh hụt hẫng.
Hát trong tình chúa, tình người...
Hát trong tình chúa, tình người...
Tình Chúa, tình người vẫn là nguồn cảm xúc không vơi trong sáng tác của các nhạc sĩ Công giáo. Trong số nhiều bài thánh ca diễn tả tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa, tôi vẫn ngân nga một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Đức Hùng.
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Kể em nghe về Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu
Ðó là tên một tập sách mỏng dành cho các bạn đọc nhí của tác giả Adalberto Mainardi, một đan sĩ thuộc Ðan viện Bose - Italia (Chuyển ngữ: Ngọc Yến, FMA - Văn Chính, SDB).
Phát động cuộc thi ảnh, video  “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” đã diễn ra sáng ngày 20.3.2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Bộ đến các điểm cầu Sở Thông tin và Truyền...