Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?

Tại nhiều thành phố du lịch, có không ít các cơ sở Công giáo. Những nhà thờ, dòng tu tại đây có thể làm gì để hỗ trợ trước những nhu cầu của người từ phương xa?

THÁNH LỄ CHO KHÁCH

Cha Gioan Trần Văn Trông.jpg (46 KB)

Linh mục Gioan Trần Văn Trông (Chánh xứ Dương Đông, giáo phận Long Xuyên): Tọa lạc ở huyện đảo Phú Quốc, nơi có nhiều du khách tham quan, nên giáo xứ Dương Đông cử hành nhiều thánh lễ Chúa nhật vào lúc 5 giờ, 7 giờ, 16 giờ và 18 giờ để thuận tiện cho bà con giáo dân cũng như khách từ nơi xa tới. Bên cạnh lễ ở nhà thờ chánh xứ còn có thánh lễ vào lúc 9 giờ sáng Chúa nhật hàng tuần ở giáo điểm Bãi Bổn. Giáo điểm này nằm ở phía Bắc huyện đảo, cách nhà thờ Dương Đông khoảng hơn 30km. Chào đón du khách đến với đảo ngọc, hằng ngày thánh đường Dương Đông luôn mở cửa để bà con vào viếng Chúa, tham quan, chụp hình lưu niệm. Trong khuôn viên nhà xứ cũng được trang bị dãy nhà vệ sinh tươm tất. Đối với các cộng đoàn hoặc nhóm du khách có linh mục đồng hành, chúng tôi sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhóm cử hành thánh lễ dành riêng với thời gian phù hợp. Được góp phần vào việc giữ tròn bổn phận trong đời sống thiêng liêng của người tín hữu, có lẽ cũng là nét đặc biệt trong sinh hoạt của giáo xứ. Vì vậy mà khi tổ chức thêm thánh lễ hay các hoạt động phục vụ khách du lịch, tôi cũng thấy bà con trong xứ tích cực cộng tác.

BẢNG THÔNG TIN NHÀ THỜTrần Công Trung TGPTPHCM.jpg (42 KB)

Anh Trần Công Trung (Giáo xứ Lộc Hưng, TGP TPHCM): Khi đi du lịch, gặp ngay ngày Chúa nhật hay lễ lớn, tôi thường tìm nhà thờ dự lễ. Theo tôi, các xứ đạo được nhiều du khách tới tham quan có thể bán vật phẩm Công giáo, quà lưu niệm gây quỹ cho người nghèo. Quà này mang ý nghĩa tinh thần, là hình ảnh của nhà thờ hay dòng tu, tiện lợi cho việc cất giữ. Để khách nhớ tới một công trình nào đó, có một số nơi đặt bảng giới thiệu với các thông tin ngắn gọn như năm xây dựng, kiến trúc, các nét đặc trưng cơ bản... Bởi lẽ, tôi được biết nhiều người bạn tôn giáo khác khi tới các nhà thờ Công giáo ở những thành phố du lịch trong nước, họ chỉ tham quan chụp ảnh, nhìn tháp chuông hay màu sơn xanh, tím…, chưa có cơ hội hiểu sâu để đọng lại sau đó chút thông tin gì.

KHÔNG GIAN MÁT MẺHồ Viết Hoàng.jpg (29 KB)

Ông Hồ Viết Hoàng (Giáo xứ Tuy Hòa, giáo phận Qui Nhơn): Một lần đến Qui Nhơn tham quan nhiều điểm, tôi có ghé lại nhà thờ núi, còn có tên gọi chính thức là Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng. Vị trí nhà thờ khá ấn tượng vì nằm trên một đỉnh dốc và lại đối diện mộ của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Nhà thờ núi như tên gọi quen thuộc với dân địa phương cũng rất thi vị khi địa thế ngôi thánh đường nằm trên núi đá. Nhà thờ được xây dựng nương theo triền núi, tựa theo đá, vì vậy có nhiều nét riêng không dễ thấy. Có rất nhiều bậc thang cần chinh phục khi đến nơi này. Tôi cũng nhận thấy khách du lịch ghé vào nhiều sau khi họ quá bộ qua mộ thi sĩ rồi xuống bãi đá sát biển cạnh đó. Sau này, tôi có đọc được bài viết về ngôi thánh đường này ở báo CGvDT, hiểu rõ hơn nhiều dụng ý khi cha sở ở đây xây dựng. Hôm tôi ghé vào là chiều tối cuối tuần, du khách đến đi lễ khá đông. Ở góc nhìn về du lịch, phục vụ cho khách phương xa, tôi nghĩ chắc cha xứ cũng có dụng ý giúp khách tiện lợi đi lễ nên mới có thánh lễ ở khung giờ này. Ngoài ra, các chi tiết độc đáo như bục giảng bằng khối đá, nhà tạm mang hình dáng ngôi nhà lá đậm nét Việt..., đã tạo nên nét cuốn hút cho ngôi thánh đường. Hỏi thăm thì biết nhà thờ luôn mở cửa suốt ngày và có nhiều góc rất mát mẻ hòa với thiên nhiên, thích hợp cho du khách ghé lại dừng chân.

SỰ CHU ĐÁO ĐÓN TIẾPBa Nguyen Thi Lien (Gx Kim Thuong, GP Xuan Loc).jpg (45 KB)

Bà Nguyễn Thị Liên (Giáo xứ Kim Thượng, giáo phận Xuân Lộc): Tôi từng đi du lịch nhiều nơi, có khi kết hợp với hành hương. Mỗi điểm dừng chân tại các cơ sở tôn giáo đều để lại những ấn tượng đẹp. Trong những chuyến đi gần đây, nhớ nhất lần về miền Tây, đến Trung tâm hành hương Đức Mẹ Fatima - giáo phận Vĩnh Long. Đoàn chúng tôi được cha sở họ đạo Fatima đón tiếp rất thân tình, cởi mở. Ở đây có các dãy phòng cho khách lưu trú, chúng tôi nghỉ lại một đêm và được đội phục vụ trong xứ lo cho các bữa ăn. Không có mức giá quy định cho phòng ốc và cả những bữa cơm, mà tùy sự đóng góp của khách. Một điều đáng nhớ nữa là đoàn tôi không chỉ loanh quanh trong khuôn viên để cầu nguyện với Đức Mẹ hay dự lễ ở nhà thờ, mà còn được cha sở giới thiệu một người của họ đạo dẫn đi tham quan vài điểm nổi bật gần đó, khám phá nhiều nét hay của địa phương, đậm chất miền Tây Nam bộ. Buổi sáng hôm sau, cha lại sắp xếp cử hành thánh lễ riêng cho đoàn. Trong lễ, mọi người được biết thêm về lịch sử của họ đạo cũng như Trung tâm hành hương nơi đây có điểm gì đặc biệt, tượng đài Đức Mẹ được xây dựng như thế nào… Với tôi, đây quả là chuyến đi đọng lại nhiều dấu ấn.

NƯỚC UỐNG MIỄN PHÍNguyenTanThanh GPLC.jpg (38 KB)

Anh Nguyễn Tấn Thanh (Giáo xứ Rạch Giá, giáo phận Long Xuyên): Với khách từ phương xa, các nhà thờ, dòng tu có thể trang bị sẵn những bình nước lọc miễn phí, phục vụ. Đây là điều không tốn kém lắm. Ngược lại sẽ tạo ấn tượng với du khách. Tôi cũng nhớ khi đến một số nhà thờ được các anh chị trực ở văn phòng hay bảo vệ chỉ dẫn tận tình, đâu là khu vệ sinh, đâu là phòng cầu nguyện…, tạo cảm giác thoải mái và thân thiện.

Nhóm phóng viên (thực hiện)

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng.
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục:  Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục: Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Hơn ai hết, các linh mục luôn thao thức về sứ vụ truyền giáo. Vì sao việc truyền giáo trong nhiều năm qua chưa đạt kết quả như kỳ vọng? Do điều kiện khách quan hay do chính người trong cuộc chưa thực sự phát huy hết khả năng của...
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Việc truyền giáo không của riêng ai. Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, mỗi giáo dân là một “nhà truyền giáo” theo cách của mình. Vì sao những năm qua, sứ vụ truyền giáo của giáo dân chưa thật hiệu quả? Dưới đây là những ý kiến thẳng...
Ðể giáo dân nói...
Ðể giáo dân nói...
Trong đời sống sinh hoạt giáo xứ, giáo phận, vẫn luôn cần các hình thức để lắng nghe, thấu hiểu..., để tổ chức tốt hơn.
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Tại nhiều thành phố du lịch, có không ít các cơ sở Công giáo. Những nhà thờ, dòng tu tại đây có thể làm gì để hỗ trợ trước những nhu cầu của người từ phương xa?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Khi gặp tình huống có người thân quen, bệnh nặng ở nhà hay tại bệnh viện, trong thời khắc thập tử nhất sinh, bạn giúp bệnh nhân như thế nào để họ được lo liệu về phần hồn?