Cha còn nhớ bệnh viện không?

Tôi xin mượn câu hỏi này để tỏ bày đôi lời tâm sự đến những người ra đi và ở lại. Những ngày tôi cách ly sau khi kết thúc thời gian phục vụ ở bệnh viện điều trị Covid-19 hồi cuối tháng 9.2021, nhiều người khi gọi cho tôi, họ có hỏi: “Cha còn nhớ bệnh viện không?”. Rồi họ tiếp: “Chắc cha còn nhớ bệnh viện, nhớ bệnh nhân lắm?”. Cũng chẳng biết trả lời làm sao, giải thích thế nào, cho nên tôi trả lời ngắn gọn: Vâng, dạ, đúng vậy.

Thực sự, dịch Covid-19 cho đến thời điểm ấy dù có giảm so với 3 tháng kinh hoàng của mùa hè 2021 nhưng vẫn còn hoành hành trên khắp Việt Nam, và nhất là ở Sài Gòn. Cuối tháng 9, chỉ thị 16 vẫn còn hiệu lực. Khi gọi điện thoại cho ai thì lời đầu tiên được nghe là: “Ủy ban Nhân dân TPHCM đề nghị, người dân thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội toàn thành phố với nguyên tắc: Ai ở đâu thì ở đó”. Tiếng xe cứu thương vẫn nổ rền trong thành phố. Hình ảnh cứu trợ cho những nơi cách ly thật nhiều cảm xúc vẫn được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Tin tức các ca nhiễm vào cuối tháng 9 dù có giảm, nhưng số ca nhiễm mỗi ngày vẫn khoảng 10.000 ca khắp cả nước. Và khác biệt lớn nhất so với hiện tại là tỷ lệ phủ 2 mũi vắc xin lúc đó chưa được cao, nên vẫn có nhiều bệnh nhân khi mắc Covid-19 đã trở nặng và không qua khỏi. Những hình ảnh thương tâm của người ở lại đã mất đi người thân, nhất là những em nhỏ phải mồ côi cả cha lẫn mẹ và lo lắng tương lai không biết nương tựa nơi nào, cậy trông vào ai. Biết những tin này, lòng ai mà chẳng chùng lại, đầy xót xa. Bởi đó, “cha có nhớ bệnh nhân không? Có nhớ bệnh viện không?”, làm sao có thể giãi bày trong một vài hàng chữ.

Tôi về, một số anh chị em cùng nhóm tu sĩ tình nguyện tôi ở lại tiếp tục phục vụ trong bệnh viện điều trị Covid-19, sao tôi có thể nỡ lòng nói không còn nhớ chi. Những anh chị em đó vẫn miệt mài các công việc trước đây tôi đã làm. Mắt thâm quầng vì ca trực đêm qua, mồ hôi ướt đẫm vì bộ đồ bảo hộ kín mít, nóng nực, và bao nhiêu bất tiện khác khi phải khoác vào bộ đồ bất đắc dĩ này. Hằng ngày, khi đọc kinh, cầu nguyện, dâng lễ là nhớ đến họ - những con người hăng say, quên mình vì việc nghĩa. Nhớ đến hình ảnh những bệnh nhân nằm co rúm với bao nhiêu sức lực dồn hết cho việc thở như bản năng sinh tồn, hầu đẩy lùi cái chết. Thật tội nghiệp làm sao!

Hầu hết bệnh nhân Covid-19 ra đi rất chóng vánh, nhanh cấp kỳ. Có lẽ họ không ngờ cái chết lại đến với mình chóng vánh như thế. Gần như bệnh nhân ra đi không kịp trối lại điều gì. Cũng có những người tưởng mình đã chết, nhưng hóa lại sống. Họ như những người từ cõi chết trở về. Căn bệnh này kỳ lạ là vậy. Phổi còn tiếp nhận được ôxy thì sống, không tiếp nhận được ôxy thì mãi mãi ra đi. Cũng vì lý do này, bệnh nhân thường tìm tư thế nào đó cho mình để dễ thở. Họ cần người khác vỗ lưng để kích thích phổi làm việc và tống thải các chất cặn bẩn ra ngoài. Nhiều chuyên gia về hô hấp cũng chỉ dạy cho các bệnh nhân mắc Covid-19 cách tập thở và các tư thế nằm, ngồi sao cho việc thở đem lại hiệu quả cao nhất. Rất nhiều trường hợp, bệnh nhân khi thở đúng cách đã cứu họ khỏi tay tử thần.

Cha còn nhớ bệnh nhân không? Bệnh dịch đã gây bao bàng hoàng và sững sờ cho người ở lại. Tôi còn nhớ cô bé khoảng chừng mười tám đôi mươi khóc nức nở khi mẹ em qua đời: “Mẹ ơi, con đã hứa với gia đình, đưa mẹ đi, con sẽ đưa mẹ về. Nhưng bây giờ con đã thất hứa với ba và anh chị rồi mẹ ơi. Mẹ đã khỏe lại rồi, được mười ngày rồi. Bác sĩ nói, nếu mẹ vượt qua vài ngày nữa, mẹ sẽ được về. Sao mẹ không ráng thêm vài ngày nữa mẹ ơi”.

Cha còn nhớ bệnh nhân không? Ðã hẳn rồi. Xin gởi lại nơi ấy nỗi lòng tiếc xót thương đau với những người ra đi và kính cẩn dâng lời cầu kinh tiễn đưa hương hồn quý vị về nơi yên nghỉ muôn đời. Xin gởi lại nơi ấy lòng đồng cảm sâu xa trước nỗi đau mất mát của những người còn ở lại sau những tháng ngày Sài Gòn oằn mình vì đại dịch. Rất nhiều người trên đất nước này và nhiều nơi nữa vẫn tiếp sức và đồng hành với các bạn. Xin gởi lại các anh chị y bác sĩ, các nhân viên ngành y dược, các chiến sĩ và tình nguyện viên trên tuyến đầu chống dịch và mọi người đã góp công sức bằng nhiều cách trong chăm sóc người bệnh và đẩy lùi cơn đại dịch đầy hiểm nguy này sự kính trọng và lòng biết ơn.

Lm Phaolô Nguyễn Văn Quý, OP.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
Toà Giám mục giáo phận Hà Tĩnh và ban Caritas giáo phận đã tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” vào ngày 13 và 15.1.2025 nhằm chia sẻ khó khăn, gởi tặng quà Tết đến các gia đình nghèo, trẻ em ở các mái ấm trong giáo phận.
Tết sẻ chia và hy vọng…
Tết sẻ chia và hy vọng…
Những ngày qua, Caritas TGP Huế đã lên đường đến với các giáo xứ Phan Xá, Mỹ Lộc, Bố Liêu, An Lộng, Phước Môn, Thuận Nhơn… trao quà Tết.
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
Toà Giám mục giáo phận Hà Tĩnh và ban Caritas giáo phận đã tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” vào ngày 13 và 15.1.2025 nhằm chia sẻ khó khăn, gởi tặng quà Tết đến các gia đình nghèo, trẻ em ở các mái ấm trong giáo phận.
Tết sẻ chia và hy vọng…
Tết sẻ chia và hy vọng…
Những ngày qua, Caritas TGP Huế đã lên đường đến với các giáo xứ Phan Xá, Mỹ Lộc, Bố Liêu, An Lộng, Phước Môn, Thuận Nhơn… trao quà Tết.
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Có một lớp thư pháp Công giáo
Có một lớp thư pháp Công giáo
Trong những ngày cận kề Tết Ất Tỵ, lớp nghệ thuật thư pháp Công giáo đã tổ chức chương trình “Ngày hội Thư pháp Công giáo 2025” vào hai ngày thứ Bảy và Chúa nhật các tuần trong suốt tháng 1.2025, tại nhiều địa điểm gồm nhà thờ Mạc Ty...
Ủy ban Đoàn kết Công giáo VN TPHCM chúc Tết tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Ủy ban Đoàn kết Công giáo VN TPHCM chúc Tết tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Sáng ngày 15.1.2025, Ủy ban Đoàn kết Công giáo VN TPHCM do linh mục Đaminh Đinh Ngọc Lễ, Chủ tịch UBĐKCG TPHCM dẫn đầu cũng đã đến thăm hỏi, chúc Tết tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM.
Ðể người nghèo cũng có Tết
Ðể người nghèo cũng có Tết
Tết với người Việt Nam quả là thiêng liêng, cao quý. Có thể nói không một ai lại không cảm thấy nôn nao trong những ngày cuối năm Âm lịch.
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2025, nhóm sinh viên Công giáo Thái Bình đã đến mái ấm Vinh Sơn - Phaolô để trao quà xuân cho các em vào trung tuần tháng 1.