Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?

Khi gặp tình huống có người thân quen, bệnh nặng ở nhà hay tại bệnh viện, trong thời khắc thập tử nhất sinh, bạn giúp bệnh nhân như thế nào để họ được lo liệu về phần hồn?

ĐỌC KINH, AN ỦI

Ong Nguyen Van Trang (Gx Thu Thiem, TGP TPHCM).jpg (33 KB)

Ông Nguyễn Văn Trang (Giáo xứ Thủ Thiêm, TGP TPHCM): Từng là Phó Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ và hiện đang nằm trong Ban thường vụ Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm giáo hạt, trong số những việc nhà đạo, giúp bà con giáo dân vào giờ lâm tử là công việc tôi vẫn làm nhiều năm nay. Tôi thường mời linh mục đến ban các phép bí tích sau cùng cho bệnh nhân, bản thân cũng đến để trợ giúp phần hồn, tinh thần cho người sắp qua đời. Trước đây, việc đọc kinh thường theo khuôn mẫu với những kinh nguyện cầu cho người hấp hối theo sách, bây giờ đơn giản hơn, có khi chỉ đọc những kinh thông thường hay lần chuỗi, đọc Lời Chúa và cầu nguyện, phó dâng linh hồn người sắp ra đi. Trong lúc giúp bệnh nhân chuẩn bị tinh thần về với Chúa, tôi không quên an ủi họ. Giúp cho ai đó được ra đi bình an trong ơn Chúa, lòng tôi thấy nhẹ nhõm lắm!

LÃNH NHẬN CÁC BÍ TÍCH

Nguyễn Ngọc Duyên.jpg (41 KB)

Chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên (Giáo xứ Duy Hòa, giáo phận Ban Mê Thuột): Thú thật, khi giúp người trong cơn lâm tử, ngoài việc kêu tên cực trọng, tôi không hề có chút kiến thức gì theo cách truyền thống cũng như quy định của Giáo hội. Tôi nghĩ rằng người trẻ cũng nên để ý học hỏi nghi thức theo hướng dẫn của Hội Thánh, thường xuyên cập nhật những địa chỉ của các linh mục làm mục vụ bệnh nhân, để ít là khi cần kíp có thể giúp bệnh nhân trong bệnh viện, ngoài đường phố, nơi công cộng hay bất kể nơi đâu mà mình hiện diện, nhằm giúp họ được lãnh các bí tích, nghi thức sau cùng. Bởi lẽ, việc giúp chuẩn bị phần hồn, phần thiêng liêng cho người trong cơn hấp hối là một trong những điều quan trọng trong đời sống của người tín hữu.

THÔNG TIN CÁC TU SĨ PHỤC VỤ TẠI BỆNH VIỆN

Nguyễn Văn Phúc  - Mặc Bắc.jpg (61 KB)

Anh Nguyễn Văn Phúc (Họ đạo Mặc Bắc, giáo phận Vĩnh Long): Người bệnh trong cơn hấp hối được lãnh nhận các bí tích kịp thời là một điều đáng mừng. Tôi được biết ở các bệnh viện lớn tại thành phố thường có các linh mục, tu sĩ giúp phần việc này, nhưng không phải người nhà bệnh nhân nào cũng biết để tìm giúp. Trong thực tế, người từ quê có người nhà nằm viện tại thành phố vẫn thường bối rối, không biết tìm ở đâu những người có thể giúp phần hồn cho người bệnh. Tôi mong các thông tin này được phổ biến rộng rãi hơn và có tính chính xác, giúp bà con giáo dân khi cần.

VẪN CÒN BỐI RỐI

Nguyễn Đức Thịnh.jpg (59 KB)

Ông Nguyễn Đức Thịnh (Giáo xứ Đaminh, giáo phận Xuân Lộc): Gia đình tôi đã trải qua những giờ phút đau buồn khi có người thân qua đời, nên tôi rất cảm ơn chòm xóm, bạn hữu và những vị ở giáo xứ chuyên giúp kẻ liệt, người bệnh. Không có họ, tôi quá lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và làm gì là đúng trong những phút giây như thế. Qua trải nghiệm này, tôi có thêm kinh nghiệm về nghi thức giúp kẻ liệt. Tuy nhiên phải nói rằng cần nhiều sự mạnh mẽ về tinh thần và phải gan dạ mới có thể giúp người lúc lâm chung. Tôi đôi lần cũng đến phụ giúp người thân quen, người trong xứ, nhưng cũng chỉ ở các việc vòng ngoài theo hướng dẫn của người có kinh nghiệm để mọi việc được chu toàn.

NHỮNG LỜI SAU CUỐI

Ba Tran Thi Luyen (Gx Ngoc Thach, GP Long Xuyen).jpg (51 KB)

Bà Trần Thị Luyện (Giáo xứ Ngọc Thạch, giáo phận Long Xuyên): Gần đây, tôi có một trải nghiệm bên người anh trai bị bệnh hiểm nghèo vào giai đoạn cuối. Anh sống độc thân nên mấy anh chị em trong gia đình chúng tôi túc trực chăm sóc. Khi anh trở bệnh nặng, biết khó qua khỏi, chúng tôi cũng đã xin linh mục đến để ban Bí tích xức dầu. Bên giường bệnh của anh luôn có sẵn sách kinh để anh chị em cùng đọc những kinh nguyện dành cho người sắp về với Chúa. Để lòng mình nhẹ nhàng hơn, lúc anh trai còn tỉnh, tôi đã nói chuyện thân tình, thì thầm xin lỗi anh nếu tôi có làm gì khiến anh buồn lòng trong thời gian qua… Chúng tôi cầu nguyện để anh được ra đi thanh thản trong sự quan phòng và tình thương của Thiên Chúa.

 

“… Đời sống đạo đức cá nhân của người giáo dân sẽ nhận được cảm hứng từ đời sống hoạt động của họ giữa người khác và giữa cuộc đời; với những yếu tố của các hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống, họ sẽ tạo cho mình khoa tu đức hữu hiệu cho bậc sống. (…) Người giáo dân có rất nhiều cơ hội làm việc tông đồ để Phúc Âm hóa và thánh hóa mọi người. Chính chứng tá của đời sống Kitô hữu và những việc lành được thực hiện với tinh thần siêu nhiên có sức lôi kéo mọi người đến với đức tin và gặp gỡ Thiên Chúa…” (trích Sắc lệnh về hoạt động tông đồ giáo dân - Công đồng Vatican II)

 

 

Nhóm phóng viên (thực hiện)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng.
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục:  Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục: Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Hơn ai hết, các linh mục luôn thao thức về sứ vụ truyền giáo. Vì sao việc truyền giáo trong nhiều năm qua chưa đạt kết quả như kỳ vọng? Do điều kiện khách quan hay do chính người trong cuộc chưa thực sự phát huy hết khả năng của...
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Việc truyền giáo không của riêng ai. Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, mỗi giáo dân là một “nhà truyền giáo” theo cách của mình. Vì sao những năm qua, sứ vụ truyền giáo của giáo dân chưa thật hiệu quả? Dưới đây là những ý kiến thẳng...
Ðể giáo dân nói...
Ðể giáo dân nói...
Trong đời sống sinh hoạt giáo xứ, giáo phận, vẫn luôn cần các hình thức để lắng nghe, thấu hiểu..., để tổ chức tốt hơn.
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Tại nhiều thành phố du lịch, có không ít các cơ sở Công giáo. Những nhà thờ, dòng tu tại đây có thể làm gì để hỗ trợ trước những nhu cầu của người từ phương xa?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Khi gặp tình huống có người thân quen, bệnh nặng ở nhà hay tại bệnh viện, trong thời khắc thập tử nhất sinh, bạn giúp bệnh nhân như thế nào để họ được lo liệu về phần hồn?