Kể từ thời Đức Bênêđictô XVI, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện quen thuộc để Tòa Thánh mở rộng vòng tay với cộng đồng
KẾT NỐI GIỚI TRẺ
Các vị đứng đầu Giáo hội Công giáo đã không “làm ngơ” mạng xã hội khi nó ngày càng trở nên quen thuộc với các “công dân mạng”. Ngày 12.12.2012, ĐGH Bênêđictô XVI đã chính thức gia nhập mạng xã hội Twitter với tên truy cập là Benedict XVI, để cập nhật tình trạng cũng như những thông điệp của mình tới giáo dân. Bất cứ ai cũng có thể đăng ký để theo dõi các thông điệp của ĐGH bằng nhiều thứ tiếng thông qua địa chỉ @Pontifex. Từ đó, Tòa Thánh đã trở thành thành viên “tích cực” của truyền thông xã hội.
Trong thông điệp đưa ra trong ngày Truyền thông Thế giới 24.1.2013, ĐGH Bênêđictô XVI đánh giá: “Mạng xã hội chính là cánh cửa của sự thật và đức tin, không gian mới cho việc chia sẻ tin mừng và hy vọng”. Sự kiện ĐGH tham gia Twitter được xem là phương thức để kết nối hiệu quả hơn với giới trẻ. Twitter của ngài lúc đó thu hút khoảng 2,5 triệu người đăng ký theo dõi.
Hình ảnh Đức Phanxicô trên trang mạng xã hội Twitter |
Trang Twitter @Pontifex tạm ngưng vài hôm từ ngày 28.2.2013, khi ĐGH Bênêđictô XVI từ nhiệm. Sau đó, ngày17.3.2013, trang này đã hoạt động trở lại với tin nhắn Twitter đầu tiên của ĐGH Phanxicô. Ngài gởi thông điệp ban phép lành đến mọi người: “Các bạn thân mến, tôi chân thành cảm ơn các bạn và xin các bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Giáo hoàng Phanxicô”. Tài khoảnTwittercủa ĐGH @Pontifexhiện có 9 ngôn ngữ, kể cả tiếng Ả Rập.Theo một nghiên cứu năm 2015 từ Twiplomacy, tài khoản Twitter của ĐGH có trên 25 triệu người theo dõi bằng các ngôn ngữ khác nhau, bỏ xa các nhà lãnh đạo thế giới hay những ngôi sao hàng đầu có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội. Tài khoản @Pontifex trong phiên bản tiếng Anh của ngài đạt mức trung bình khoảng 8.200 lượt chia sẻ với mỗi câu tweet của ĐTC.
TiếngTây Ban Nhalàngôn ngữphổ biếnnhấtvà hiện có hơn9,3 triệu người.Trang tiếng Anhcó8,09 triệu vàtrang tiếngÝcó2,9 triệu người. Điều bất ngờ nhất là tài khoản bằng tiếng La-tinh có số người theo còn đông hơn so với tiếng Ả Rập, Ba Lan hay tiếng Đức. Theo dự kiến ban đầu, tài khoản này sẽ thu hút khoảng 5.000 người theo dõi, nhưng hiện tại đã có hơn 213.000 người.
Chiến dịch Twitter là cố gắng mới nhất của Vatican trên phương diện truyền thông xã hội. Twitter của ĐGH xuất hiện đúng thời điểm ra mắt“The Pope App”. Ứng dụng này, một khi được tải về điện thoại di động sẽ giúp cập nhật thông tin về ĐGH và Vatican. Hồi tháng 6.2011, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội cũng đã ra mắt trang tin tức trực tuyến www.news.va do chính tay ĐGH Bênêđictô XVI khởi động. Trang web này có hơn 10.000 người sử dụng mỗi ngày.
“MÓN QUÀ CỦA CHÚA”
Trong lần trò chuyện thân mật với trẻ em khuyết tật qua tiện ích Google Hangout, Đức Phanxicô nói ngài là “người tiền sử” với công nghệ thông tin và thú nhận không biết dùng máy vi tính. Ngài dùng fax với các cộng sự và không xem truyền hình từ những năm 1990. Tuy nhiên, hạn chế về máy móc hiện đại cũng không ngăn cản ĐGH trở thành một trong những người tận dụng hiệu quả nhất các tính năng công nghệ mới trong cương vị của ngài.
Vị chủ chăn đứng đầu Giáo hội luôn hy vọng rằng sự hiện diện của ngài trên Twitter sẽ giúp truyền bá Phúc Âm đến nhiều nơi trên địa cầu. Ngài đã lan truyền thiện ý khắp thế giới, đã viết những câu tweet đầy cảm hứng từ twitter của mình, nhận định về nhiều vấn đề của xã hội và đưa ra những nhận định thẳng thắn về bản thân Giáo hội Công giáo.
ĐGH không trực tiếp viết, nhóm làm việc của ngài viết câu tweet dựa trên ý tưởng của ngài. Với sự trợ giúp của các trợ lý, thông qua tài khoản @Pontifex, gần như ngày nào ĐGH cũng đăng tải những thông điệp tới công chúng. Trang Twitter của ĐGH hiện đã đăng gần 700 câu tweet. Theo thống kê, các từ được sử dụng trong hầu hết các tweet của ĐGH Phanxicô là “Thiên Chúa”, “Chúa Giêsu” và “Tình yêu”. Vatican ước tính mỗi một tweet của ngài có ảnh hưởng đến ít nhất 60 triệu người vì được truyền đi hầu như vô tận.
Trong bài xã luận hằng tuần trên đài Radio Vatican, phát ngôn viên của Tòa Thánh, linh mục Federico Lombardi đánh giá về mạng xã hội bằng một câu phỏng theo Phúc âm: “Một tweet có thể được đón nhận với sự nhiệt tình hay chối bỏ, hạt giống rơi xuống mặt đất đầy đá sỏi hay trên các quả dại của định kiến cũng sẽ bị héo đi. Hạt giống cũng có thể rơi xuống một vùng đất màu mỡ và tự do, sẽ trở thành quả ngọt và sinh sôi nảy nở”. Cha Lombardi nhận xét: “Số lượng 140 từ của mỗi tweet tuy hơi ít, nhưng đa số các đoạn trong Phúc âm còn ngắn hơn. Súc tích một chút vẫn tốt”.
Tuy không biết gõ iPad, Đức Phanxicô lại biết giá trị của internet. Trên tài khoản Twitter @Pontifex phiên bản tiếng Anh, ngài từng ca ngợi internet là “món quà của Chúa”. Ngày 27.10, ĐGH Phanxicô đã phá kỷ lục 10 triệu người theo trên mạng xã hội Twitter sau khi tăng hơn gấp đôi số lượng những người chia sẻ từ khi được bầu làm Giáo hoàng tháng 3.2013. Ngài đã viết trên tài khoản @Pontifex của mình: “Các bạn thân mến, tôi biết rằng nay đã có hơn 10 triệu bạn chia sẻ trang Twitter của tôi. Từ đáy lòng mình, tôi xin cảm ơn các bạn và mong các bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi”.
Ngày 6.12.2015, kỷ lục mới đã được xác lập trên tài khoản Twitter của ĐGH khi đạt được 25 triệu người đăng kí theo dõi trong đó có 8,09 triệu người theo dõi bằng tiếng Anh |
Ngài đã dùng tiếng nói của mình để bảo vệ cho nhiều chính nghĩa, như huy động mọi người quan tâm đến số phận của các Kitô hữu bị bách hại, các sáng kiến để chấm dứt các cuộc xung đột, để lôi kéo sự chú ý về tình trạng môi sinh xuống cấp... Tháng 4.2014, ngài đã khởi đầu các cuộc thảo luận khi viết câu tweet “các bất bình đẳng là gốc rễ của quỷ”. Tháng 6 vừa qua, khi công bố Thông điệp “Chúc tụng Chúa”, ngài biết là dân chúng sẽ không chăm chỉ đọc một tài liệu dài 200 trang, nên dùng Twitter để viết các điểm chính của văn kiện này. Ngoài ra, khi ĐGH công du đến Philippines, tweet “Philippines là một bằng chứng của tuổi trẻ và sức sống của Giáo Hội” đã trở thành một trong những tweet có lượt đăng lại nhiều nhất, với gần 75.000 lượt.
Vào giữa năm 2015, chuyến viếng thăm củaĐTC Phanxicôđếnba quốc giaNam Mỹ đã có mộtảnh hưởng to lớnđối vớicác mạngxã hội trênkhắpthế giới. Nam Mỹ đã tạo nên những đợt sóng trên tài khoản Twitter @Pontifex. Khi chuyến công du của Đức Phanxicô đến Ecuador, Bolivia và Paraguay vừa kết thúc, số người theo dõi Twitter của ĐGH trong 9 ngôn ngữ đã tăng thêm 1 triệu người.
Báo giới nước ngoài từng ví von ĐGH Phanxicô như một “siêu sao” trên mạng xã hội, nhưng người làm nên “huyền thoại” ấy lại không chú trọng đến những sự nổi danh. Cha Lombardi khẳng định:“ĐGH Phanxicô không tìm kiếm sự nổi danh cũng như thành công. Ngài chỉ thực hiện nhiệm vụ loan báo Tin mừng Phúc âm, để bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người trên Trái đất”.
Thảo Nguyễn
Bình luận