Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok

Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.

Ông Paul Alexander, người TP Dallas (bang Texas) từ nhỏ đã mắc căn bệnh bại liệt và buộc phải dựa vào phổi sắt để duy trì mạng sống. Dù thân thể bị vây khốn bên trong cỗ máy cồng kềnh và xấu xí, ông Alexander vẫn có thể lấy bằng luật sư, làm việc ở tòa án, viết sách, và trong thời gian cuối đời trở thành “ngôi sao” trên nền tảng TikTok.

 hình 1-1.png (1.30 MB)

Số phận nghiệt ngã

Hè năm 1952, khi mới lên 6 tuổi, cậu bé tên Paul đã mắc bệnh sốt bại liệt. Đó cũng là năm Mỹ chứng kiến đỉnh cao của dịch sốt, với hơn 21.000 trường hợp bại liệt được ghi nhận trên toàn quốc, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Ngày nay, Mỹ đã tuyên bố “khai tử” bệnh sốt bại liệt, nhờ vào các dòng vắc xin được điều chế vào cuối thập niên 1950. Thế nhưng cách đây khoảng 7 thập niên, căn bệnh đó có thể gieo rắc chết chóc. Không may mắc bệnh, Paul nhanh chóng bị liệt từ cổ trở xuống và không thể nào tự hít thở như người bình thường.

Các bác sĩ ở bệnh viện Parkland của TP Dallas phải đặt bệnh nhân nhỏ tuổi vào một thiết bị được gọi là “phổi sắt” mới có thể kịp thời cứu sống cậu bé. Phổi sắt có hình dạng một buồng xy lanh cỡ lớn làm bằng kim loại, hoạt động bằng cách thay đổi nhịp nhàng áp suất không khí trong buồng để kích thích hô hấp. “Một ngày tôi mở mắt sau một giấc ngủ dài và nhìn xung quanh để tìm kiếm điều gì quen thuộc”, ông Paul viết hồi ký bằng cách dùng miệng ngậm bút mực hoặc bút chì. “Mọi thứ tôi nhìn đều quá xa lạ. Khi ấy tôi không hề biết rằng mỗi một ngày trôi qua của cuộc đời tôi đều phải bước đi trên một con đường không thể tránh khỏi và đầy thử thách ở mức độ vô phương tưởng tượng”, ông nhớ lại.

Trong khi những tiến bộ khoa học kỹ thuật về sau dẫn đến những thiết bị hô hấp cầm tay cho những bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp, các cơ ngực của ông Paul bị tổn hại đến mức không còn cách nào khác là phải tiếp tục dùng phổi sắt. “Các bác sĩ nói với chúng tôi rằng Paul không có khả năng sống sót. Có đôi lần mất điện và phải bơm phổi sắt bằng tay. Hàng xóm của chúng tôi chạy đến và giúp chúng tôi bơm máy”, người mẹ tên Doris đề cập trong hồi ký của ông.hình 3-1.png (1.03 MB)

Trong 7 thập niên tiếp theo, ông Paul tiếp tục sống nhờ vào cỗ máy đó. Tháng 3.2023, Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận ông là bệnh nhân sống lâu nhất nhờ vào phổi sắt. Khi ở bên trong phổi sắt, ông phải dựa vào sự hỗ trợ của người chăm sóc để ăn uống. Ông nghĩ ra phương án mở trang GoFundMe được thiết lập nhằm vận động nguồn tài trợ từ công chúng ngõ hầu giúp bản thân chi trả sinh hoạt thường ngày.

 Theo đuổi những giấc mơ

Ước vọng của người đàn ông kiên cường này hoàn toàn không bị giới hạn bởi tình trạng cơ thể. Từ nhỏ, ông học thuộc nằm lòng những kỹ thuật thở, cho phép bản thân được giải phóng khỏi phổi sắt trong vài giờ. Ông tốt nghiệp đại học, lấy bằng luật, kế đến làm luật sư tại tòa suốt 30 năm, và cũng tự xuất bản hồi ký “Ba phút để lấy một con chó: Cuộc sống của tôi bên trong phổi sắt”. Nội dung hồi ký ghi lại nỗ lực của ông khi học được cách thở mà không cần phổi sắt ít nhất 3 phút. Paul phải mất cả năm mới thở được như thế này, và nhận được phần thưởng là một con chó.

Đài CNN năm 2022 dẫn lời vị luật sư tiết lộ rằng ông đang viết quyển sách thứ hai. Ông có thể tự gõ bàn phím bằng cách dùng miệng điều khiển cây bút được gắn vào một cây nhựa. “Tôi ôm ấp một vài giấc mơ lớn lao. Tôi không chấp nhận bị hạn chế bởi bất kỳ ai. Cuộc sống của tôi là điều đáng kinh ngạc”, ông trả lời Đài CNN. Tháng 1 năm nay, ông mở tài khoản TikTok tên “Polio Paul”, nơi ông mô tả những thành tựu của bản thân và trả lời những câu hỏi về cuộc sống trong phổi sắt là như thế nào. Chẳng hạn, người dùng TikTok đặt câu hỏi: “Bằng cách nào ông đến phòng tắm?”, “Làm sao ông có thể duy trì sự lạc quan đến thế?”. Vào thời điểm qua đời, Polio Paul có 300.000 người đăng ký theo dõi và hơn 4,5 triệu lượt thích. Ông cũng từng là nhà vận động không mệt mỏi cho các chương trình chủng ngừa vắc xin sốt bại liệt. Trong đoạn phim đầu tiên đăng TikTok, ông nói: “Hàng triệu trẻ em vẫn chưa được bảo vệ trước căn bệnh sốt bại liệt. Các em cần được bảo vệ, trước khi một trận dịch khác ập đến”.

hình 2.jpg (90 KB)
Năm 1952, dịch sốt bại liệt hoành hành ở Mỹ, làm nhiều bệnh nhân phải dùng phổi sắtCaption

Trước khi qua đời ngày 11.3 vừa qua, ông là một trong những người cuối cùng ở Mỹ sống trong phổi sắt. Không có thông tin chính thức về nguyên nhân tử vong, nhưng ông phải nhập viện điều trị Covid-19 hồi tháng 2. Sau khi xuất viện, ông trải qua thời gian vô cùng chật vật trong việc ăn uống. Siêu vi gây Covid-19 tấn công phổi và có thể vô cùng nguy hiểm cho người cao tuổi, có vấn đề về hô hấp. “Thật sự cô độc”, ông bày tỏ trong một đoạn phim ngắn đăng trên TikTok trước khi mất. “Đôi khi tôi tuyệt vọng vì không thể chạm vào ai đó, đôi tay của tôi không thể di chuyển, chẳng ai chạm vào tôi trừ những dịp hiếm hoi mà tôi vô cùng trân quý”.

Thế nhưng, ông cũng nói rằng “Sống là điều tuyệt vời. Hãy cố gắng bám trụ, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”

GIANG VÔ YÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Đại diện Trung ương MTTQVN chúc Tết các linh mục ủy viên và nguyên ủy viên
Sáng ngày 18.1.2025, đoàn công tác của Trung ương MTTQVN do ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo và Kiều bào đại diện, đã đi thăm và chúc Tết các linh mục là ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương MTTQVN tại TPHCM.
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Kho quẹt - dân dã mà ngon
Ký ức ngày xưa hiện về với ông bà Năm. Hình ảnh cái nồi đất nhỏ đặt trên lửa riu riu cho sắc lại, mấy đứa con dùng đũa quẹt cái nước chấm kia đến tận đáy nồi mới thôi
Dọn lòng đón tết
Dọn lòng đón tết
Không khí Tết đã rộn ràng ngoài kia, gần lắm. Nhà nhà, người người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Thế nhưng, với người Công giáo, có những điều đã trở thành không thể nào quên thực hiện vào dịp...
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Có ai mong “đợi đến tết Congo”?
Hồi trước, tôi hay nghe anh chị tôi nói câu này mà chẳng hiểu gì cả. Dần dà, lờ mờ hiểu là có chờ đợi “mút chỉ” cũng chẳng được gì. Nghĩa là đừng hy vọng vào một điều mà không biết bao giờ sẽ xảy ra như... “đợi Tết...
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ðức năng thắng số, nhân định thắng thiên
Ở những dòng thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du đã tiên tri số phận của họ. Mặc dù Kiều “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng lại là điềm báo cho cuộc đời truân chuyên.
Những giờ kinh tối khó quên
Những giờ kinh tối khó quên
Nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình tôi là bắt đầu giờ kinh tối lúc 9 giờ. Sau khi xem tivi, cả nhà chuẩn bị ghế ngồi quanh chân tượng Chúa và tượng Đức Mẹ.
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Nghĩ về phong tục ngày Tết
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, cứ gần Tết là mọi người thi nhau… trả nợ, dù ít dù nhiều thì đều cố gắng không để nợ nần qua năm. Càng không bao giờ dám đi vay mượn vào dịp đầu năm.
Tết này nhà mình đi đâu?
Tết này nhà mình đi đâu?
Dù ở độ tuổi nào và xã hội biến đổi ra sao, thì Tết vẫn luôn có một ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Vì mùa Xuân lại sẽ đến
Nhẩm đếm, còn hai Chúa nhật nữa thôi là Tết, nên đứng đầu trong danh sách việc cần làm là dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Nếu các góc khác trong nhà tốc độ hoàn thành khá nhanh thì khi dọn đến khu vực kệ sách lại đến quên thời...