Diễn biến về ý niệm “truyền giáo” từ Công đồng chung Vatican II đến nay

Thiết tưởng, có thể ghi nhận diễn biến ý niệm về “truyền giáo” của Giáo hội qua cách gọi tên Bộ lo việc này: từ “Bộ Truyền Giáo” đến “Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc”, rồi hiện nay “Bộ Loan Báo Tin Mừng” là Bộ đứng hàng đầu và là Bộ duy nhất do chính Đức Thánh Cha điều khiển, được chia làm hai phân bộ, mỗi phân bộ do một vị Hồng y Tổng Trưởng cai quản: phân bộ thứ I đặc trách các vấn đề cơ bản trong việc loan báo Tin Mừng trên thế giới, phân bộ thứ II đặc trách về việc loan báo Tin Mừng cho dân ngoại và các giáo phận mới thuộc vùng truyền giáo.

DC03.jpg (364 KB)
 Một vị linh mục tại GP Cần Thơ thăm giáo dân vào mùa mưa bằng vỏ lãi

- Năm 1965, Đức Thánh Cha Phaolô VI và các Nghị phụ Công đồng Chung Vatican II ban hành Sắc lệnh “Về Hoạt động Truyền giáo của Giáo hội - Ad Gentes” (Đến Với Muôn Dân). Sắc lệnh này dồi dào chất liệu Kinh Thánh, đặt nền tảng thần học vững chắc, nhấn mạnh việc truyền giáo thuộc sứ mạng của Giáo hội đối với thế giới, chứ không phải chỉ là một hoạt động bên cạnh những hoạt động khác (ví dụ hoạt động mục vụ, xã hội…). Tuy nhiên, không ít người hiểu “truyền giáo” là việc rao giảng Phúc Âm cho một đối tượng duy nhất là những người chưa biết Chúa, một phần chỉ căn cứ vào Số 6 của Sắc lệnh: “Được gọi chung là “việc truyền giáo” tất cả những hoạt động đặc biệt qua đó Giáo hội sai những người loan báo Tin Mừng đi khắp thế gian để thực hiện phận vụ rao giảng Phúc Âm, và gầy dựng Giáo hội nơi các dân tộc, hoặc nơi những cộng đồng chưa tin vào Chúa Kitô; mục đích riêng của việc truyền giáo là rao giảng Tin Mừng và gầy dựng Giáo hội nơi các dân tộc hay những cộng đồng chưa có sự hiện diện của Giáo hội.”

- Năm 1975, trong Tông huấn “Loan báo Tin Mừng” (Evangelii Nuntiandi), ĐTC Phaolô VI thường dùng từ “Phúc Âm hóa” (Evangelizatio) để nói về “việc truyền giáo”. Từ “Missio” mà người ta thường dịch là “Truyền giáo” thì ĐTC Phaolô VI cũng dùng, nhưng theo nghĩa chung là “Sứ vụ”.

- Năm 1979, ĐTC Gioan Phaolô II lần đầu tiên dùng từ “Tân Phúc Âm hóa” trong cuộc viếng thăm Ba Lan. Tuy nhiên, ý nghĩa của từ này chưa được khai triển rõ ràng.

- Năm 1983, từ “Tân Phúc Âm hóa” được ĐTC Gioan Phaolô II dùng trong bài diễn văn cho Hội đồng các Giám mục Châu Mỹ Latinh (CELAM) nhóm họp tại Port-au-Prince (Haiti) để chuẩn bị mừng kỷ niệm 500 năm thành lập các giáo phận đầu tiên tại Châu Mỹ Latinh. Sau đó “Tân Phúc Âm hóa” trở thành từ thông dụng trong ngôn ngữ thần học và mục vụ. Về vấn đề này ĐTC Gioan Phaolô II nói như sau: “Công cuộc kỷ niệm việc rao giảng Phúc Âm sẽ có đầy đủ ý nghĩa nếu chư huynh, là giám mục, cùng với hàng linh mục và giáo dân, dấn thân không phải trong việc Tái Phúc Âm hóa (re-evangelizatio), nhưng trong cuộc Tân Phúc Âm hóa (nova  evangelizatio)”.

- Năm 1990, ĐTC Gioan Phaolô II ban hành Thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu Thế” (Redemptoris Missio), không chỉ xác định ý nghĩa của việc truyền giáo mà còn đặt nó trong mối tương quan với các công tác tông đồ khác của Giáo Hội. Phúc Âm hóa là sứ vụ duy nhất của Giáo hội, phải được thực hiện mọi nơi, mọi thời, nhưng tùy theo hòan cảnh khác nhau.

DC04.jpg (253 KB)
Đồng hành và sẻ chia với người nghèo, người dễ bị tổn thương… qua các việc làm bác ái cụ thể là một phương cách truyền giáo ngày nay.

Thông điệp đề cập đến 3 đối tượng cần được Phúc Âm hóa (x. RM số 33,34,37): 

+ “Trường hợp thứ nhất … đó là các dân tộc, các nhóm người và các tương quan văn hóa xã hội chưa biết đến Chúa Kitô cùng Phúc Âm của Người… Ðây là việc truyền giáo ad gentes theo đúng nghĩa của từ ngữ”.

+ “Trường hợp thứ hai là những cộng đồng Kitô hữu được thiết lập đầy đủ và vững chắc. Họ hăng say với đức tin và sống đời Kitô hữu của mình. Họ làm chứng cho Phúc Âm nơi hòan cảnh sống của mình và cảm thấy cần phải dấn thân cho việc truyền giáo chung”.

+ “Trường hợp thứ ba là trường hợp ở giữa, đặc biệt là trường hợp ở nơi những xứ sở có gốc gác Kitô giáo lâu đời, đôi khi ở cả những Giáo hội không lâu đời như vậy, là những nơi hết thảy các nhóm người lãnh nhận phép rửa đã mất đi cảm quan sống động của đức tin, thậm chí không còn coi mình là phần tử của Giáo hội nữa, và sống một cuộc đời xa biệt hẳn với Chúa Kitô cũng như với Phúc Âm của Người. Ðiều cần phải làm trong trường hợp này đó là việc “Tân Phúc Âm hóa” (Nova Evangelizatio) hay “Tái Phúc Âm hóa” (Re-Evangelizatio)”.

Đến đây, tuy chưa rõ nghĩa “tái”“tân”, nhưng có thể diễn giải rằng: điều quan trọng là cả 3 đối tượng đều cần được Phúc Âm hóa: người đã có đạo cần sống Phúc Âm; người dửng dưng với Đạo hoặc bỏ Đạo cần được Tái Phúc Âm hóa; người chưa biết Đạo cần được Loan báo Phúc Âm; việc Phúc Âm hóa cho cả 3 đối tượng này cần phải được đổi mới (Tân Phúc Âm hóa): mới về lòng nhiệt thành, mới trong phương pháp, mới trong lối diễn tả.

Thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu Thế” số 37 còn nói đến những vùng đất, và những hiện tượng xã hội mới, những vùng văn hóa cần phải được loan báo Tin Mừng. Cần nghĩ đến việc đô thị hóa, những cuộc di dân từ nhiều miền khác nhau, những người tạm cư, những tòa nhà cao ốc và những khu dân cư dành riêng cho người giàu, những chuyên viên, những thương gia, giới trí thức và văn nghệ sĩ, những lối sống mới, những hình thái văn hóa và truyền thông mới, việc dấn thân cho hòa bình, thăng tiến phụ nữ, thế giới lao động, thế giới chính trị, việc bảo vệ môi trường, văn hóa và nghiên cứu khoa học; tất cả ảnh hưởng đến phương pháp truyền giáo đòi phải phù hợp với những hoàn cảnh mới ấy.

- Năm 2010, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI thành lập Hội đồng Giáo hoàng lo thúc đẩy việc Tân Phúc Âm hóa.

- Năm 2012, Thượng Hội đồng Giám mục khóa XIII tại Rome với chủ đề “Tân Phúc Âm hóa nhằm thông truyền đức tin” lưu ý: Tân Phúc Âm hóa là việc khẩn trương; cần duyệt lại thái độ loan báo Tin Mừng để cải thiện những cách thức và những chiến lược loan báo Tin Mừng, nhưng sâu xa hơn, cần duyệt lại phẩm chất đức tin, duyệt lại tính cách Kitô hữu, môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, được sai đi để giới thiệu Ngài cho thế giới, làm chứng nhân đầy tràn Thánh Thần, được kêu gọi để ra đi làm cho mọi người thuộc mọi dân nước trở thành môn đệ Chúa Kitô.

- Năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô, trong bài diễn văn với Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Tân Phúc Âm Hóa, nêu ra ba điểm chính: tính tối thượng của việc làm chứng, tính khẩn trương của việc đi ra ngoài gặp gỡ người khác, và dự án mục vụ đặt trọng tâm vào điều cốt yếu là Chúa Giêsu Kitô và phải đi ra ngoài để làm chứng cho Người bằng đức tin và đức ái. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào.

- Năm 2013, Thư Chung (TC) của Hội đồng Giám mục Việt Nam 10.10.2013 cũng đã lưu ý về “Tân Phúc Âm hóa”:

+ Mới về lòng nhiệt thành: “Mục tiêu của Phúc Âm hóa là dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô, trong Thánh Thần, nhờ đó gặp gỡ Thiên Chúa Cha của Người, cũng là Cha của chúng ta, và để đời sống mình được biến đổi theo tinh thần Phúc Âm. Như thế, trước hết chính bản thân chúng ta phải được Phúc Âm hóa” (TC, số 3).

+ Mới trong phương pháp: “Mới trong phương pháp là biết vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại về nhiều mặt, văn hóa, xã hội cũng như kỹ thuật” (TC, số 4).

+ Mới trong cách diễn đạt: “Mới trong cách diễn tả là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con người hôm nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm” (TC, số 4).

+ Tân Phúc Âm hóa đòi “hoán cải mục vụ”: “Tân Phúc Âm hóa đòi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện… Từ kinh nghiệm của các nước đã có nhiều Kitô hữu bỏ đạo, nếu chúng ta không nhanh chóng thực hiện cuộc hoán cải mục vụ này, thì trong tương lai không xa, Hội Thánh tại Việt Nam cũng có thể rơi vào tình trạng băng giá của mùa đông đức tin như một số nơi trên thế giới” (TC, số 4).

- Cuối năm 2013, ĐTC Phanxicô ban hành Tông huấn “Niềm Vui của Tin Mừng” (Evangelii Gaudium) nói về động lực chủ đạo của Tân Phúc Âm hóa. Trong Tông huấn này, Đức Thánh Cha trình bày một giai đoạn mới của Giáo hội trong sứ mạng hàng đầu của mình là Loan Báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay, với những thách thức của xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa...) và cả những vấn đề của chính Giáo hội (thái độ tự mãn, lười biếng thiêng liêng...). Ngài nói rõ mục đích của ngài là “khích lệ các tín hữu đi vào một chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng ngập tràn niềm vui này, đồng thời vạch ra những lối đi mới cho hành trình của Hội Thánh trong những năm sắp tới” (số 1). Vài điểm cần lưu ý trong Tông huấn:

+ “Tôi rất vui được thực hiện lời yêu cầu của Thượng Hội Đồng (Thượng Hội Đồng Giám Mục XIII, năm 2012) để viết tông huấn này. Làm công việc này, tôi đang gặt hái những thành quả phong phú từ các lao nhọc của Thượng Hội Đồng” (số 16).

+ “Trong Tông Huấn này, tôi chỉ muốn trình bày một cách vắn tắt và từ quan điểm mục vụ, một số nhân tố có thể cản trở hay làm suy yếu động lực canh tân truyền giáo trong Hội Thánh, hoặc là vì chúng đe dọa sự sống và phẩm giá của Dân Thiên Chúa, hay vì chúng tác động tới những người trực tiếp tham gia vào các tổ chức của Hội Thánh và vào công cuộc truyền giáo của Hội Thánh” (số 51).

+ “Niềm vui của Tin Mừng đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu.... được giải thóat khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh... đi vào một chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng ngập tràn niềm vui này” (số 1). “Nếu chúng ta đã nhận được tình yêu phục hồi ý nghĩa cho cuộc đời mình, làm sao chúng ta có thể không chia sẻ tình yêu ấy với người khác?” (số 8).

+ Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đang dấn thân hoạt động trong Hội Thánh và cho Hội Thánh: “Tôi vô cùng biết ơn tất cả..., tôi muốn suy tư về những thách thức mà tất cả họ phải đối diện…, sự đóng góp của Hội Thánh trong thế giới hôm nay là vô cùng to lớn…” (số 76).

+ Nhưng đồng thời ĐTC cũng đề cập đến các cám dỗ họ đang phải đối diện: “Chúng ta hôm nay đang thấy nơi nhiều người hoạt động mục vụ… một sự quan tâm quá mức về tự do và sự thoải mái của bản thân họ, khiến họ coi công việc của họ như chỉ là một cái gì phụ thuộc chứ không phải một thành phần thuộc căn tính của họ” (số 78).

+ Mọi thành viên Dân Chúa có nhiệm vụ truyền giáo: “Do phép rửa tội, mọi thành viên của Dân Chúa phải trở nên những môn đệ truyền giáo (xem Mt 28,19)… Chúng ta không còn nói mình là những “người môn đệ” và “người truyền giáo”, nhưng đúng hơn, chúng ta luôn luôn là những “người môn đệ truyền giáo” (số 100).

+ Gia đình truyền giáo: “Gia đình đang trải nghiệm một khủng hoảng văn hóa sâu xa, và mọi cộng đồng và quan hệ xã hội cũng thế… Chúng ta học cách sống với người khác và học cách thuộc về nhau; gia đình cũng là nơi cha mẹ truyền thụ đức tin cho con cái, vợ chồng ưng thuận đi vào một sự hiệp thông đời sống trọn vẹn” (số 60).

+ Điều cốt yếu: yêu thương: “… Liên quan tới các nhân đức…, trước hết là giới răn mới, giới răn cao trọng nhất trong các giới răn, và là giới răn xác định rõ nhất chúng ta là môn đệ Đức Kitô: Ðây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 15,12)” (số 161).

+ Đặc biệt quan tâm đến người nghèo: “Mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng Kitô hữu được kêu gọi trở thành một dụng cụ của Thiên Chúa cho việc giải phóng và thăng tiến người nghèo, và giúp họ là thành viên đầy đủ của xã hội. Việc này đòi chúng ta phải mở lòng và chăm chú lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và đến cứu giúp họ” (số 187)... “Trong số những thành phần dễ tổn thương mà Hội Thánh muốn chăm sóc bằng tình thương và quan tâm đặc biệt là những thai nhi, những đứa trẻ vô phương tự vệ và vô tội nhất trong chúng ta” (số 213).

Gm Antôn Vũ Huy Chương

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2025, nhóm sinh viên Công giáo Thái Bình đã đến mái ấm Vinh Sơn - Phaolô để trao quà xuân cho các em vào trung tuần tháng 1.
Mùa Xuân trên miền truyền giáo
Mùa Xuân trên miền truyền giáo
Đức Tổng Giám mục TGP Hà Nội Giuse Vũ Văn Thiên, ngày 14.1.2025 đã về thăm giáo xứ Đồng Gianh, gởi trao quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực.
Khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2024
Khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2024
Caritas Tổng giáo phận Huế những ngày đầu năm 2025 vẫn tiếp tục lên đường đến với các gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tại gây ra trong năm ngoái, đặc biệt là do mưa lũ hồi tháng 10, bởi bão Trà My.
Thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Sáng ngày 10.1.2025, giáo phận Long Xuyên đã tổ chức thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu.
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala
Sáng ngày 2.1.2025, Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục giáo phận Đà Lạt đã chủ sự thánh lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala, hạt Di Linh, giáo phận Đà Lạt.
Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội tổ chức hành hương Năm Thánh
Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội tổ chức hành hương Năm Thánh
Ngày 4.1.2025, Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội đã tổ chức hành hương Năm Thánh cấp giáo phận tại Trung tâm Hành hương toàn quốc kính các Thánh Tử đạo Việt Nam