Ðức Giáo Hoàng Phanxicô: “Phục Sinh cho thấy sức mạnh của tình yêu thương”

Trong dịp ban phép lành Urbi et Orbi (cho Rome và cho thế giới) vào lễ Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh chính lòng yêu thương mới đủ sức hồi sinh thế giới đang chìm đắm trong nỗi thống khổ.

Ðức Phanxicô nhận định, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu mang đến niềm hy vọng cho một thế giới đang bị tàn phá bởi xung đột, chứng minh rằng những bi kịch của thời hiện đại như chiến tranh và vũ lực không phải là điều cuối cùng.

“Chúng ta, các Kitô hữu tin và biết được rằng sự Phục Sinh của Chúa Giêsu chính là niềm hy vọng chân chính của thế giới này, niềm hy vọng sẽ chẳng bao giờ khiến chúng ta phải thất vọng”, Đức Phanxicô huấn dụ vào Chúa nhật Phục Sinh, 1.4. Cũng như câu chuyện dụ ngôn về hạt lúa mì, phải chết đi, mục nát thì mới trổ sinh nhiều bông hạt, Đức Thánh Cha giảng: “Đó chính là sức mạnh của hạt lúa mì, sức mạnh của lòng yêu thương giúp nó sống khiêm tốn và dâng trọn bản thân đến lúc cuối cùng, và vì thế mới mang lại sức sống mới cho thế giới”.

“Quyền năng đó tiếp tục đơm hoa kết trái đến ngày nay trên những luống cày của lịch sử, vốn đang bị đánh dấu bằng quá nhiều hành động bất công và bạo lực”, ngài nói, đề cập đến thân phận của dân nhập cư và di dân bất hợp pháp, nạn nhân của những hoạt động buôn ma túy, buôn người và các dạng khác của nô lệ thời hiện đại. Đức Phanxicô kêu gọi hòa bình cho toàn thế giới, đặc biệt ở những quốc gia “chịu nhiều đau khổ” như Syria, nơi người dân bị bào mòn trước cuộc xung đột chưa thấy hồi kết thúc. Ngài cầu nguyện cho Đất Thánh, nơi mà bạo lực gia tăng trong thời gian gần đây, cho Yemen và cả vùng Trung Đông, rằng “đối thoại và tôn trọng lẫn nhau có thể chiến thắng được sự kỳ thị và bạo lực”.

Đức Thánh Cha mong mỏi những người đang bị quên lãng có được cuộc sống phẩm giá hơn, đặc biệt là trẻ em và người dân ở châu Phi đang oằn mình trong nạn đói, xung đột và khủng bố, như tại CHDC Congo và Nam Sudan. Đức Giáo Hoàng cũng cầu nguyện cho tiến trình hòa bình và đối thoại trên bán đảo Triều Tiên, và cho Ukraine. Về phần Venezuela, ngài hy vọng giống như phép mầu của Phục Sinh, quốc gia này có thể tìm ra biện pháp hòa bình và nhân văn để nhanh chóng hóa giải các cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo. Lời cầu nguyện cũng được gởi đến các trẻ em không thể đến trường vì hậu quả chiến tranh, cho những người già bị gạt ngoài lề xã hội vì quan niệm không còn hữu dụng trong một thế giới đặt năng suất là trên hết.

Kết lại phần Urbi et Orbi, ngài lặp lại câu hỏi mà thiên sứ đặt ra cho nhóm phụ nữ đến nơi từng táng xác Chúa Giêsu và phát hiện nơi đây trống rỗng: “Tại sao tìm người sống nơi những kẻ chết?Người không còn ở đây. Người đã sống lại”. “Cái chết, nỗi cô độc và sự sợ hãi không phải là tiếng nói cuối cùng. Có một từ ngữ vượt trên tất cả, từ mà chỉ có Chúa mới có thể phán ra: Phục Sinh”. Và với quyền năng của tình yêu Thiên Chúa, sự độc ác, quỷ quyệt bị xua tan, những lỗi lầm được gột rửa, khôi phục lại sự vô tội cho những kẻ đã rơi xuống, mang lại niềm vui cho những người đang than khóc, xóa bỏ lòng thù ghét, nuôi dưỡng sự hòa thuận và dập tắt lòng kiêu ngạo.

Cách mừng Phục Sinh đúng đắn nhất

Cách mừng lễ Phục Sinh hay nhất chính là mở rộng vòng tay đón mừng Chúa Giêsu, để hình ảnh của Ngài chiến thắng những nỗi sợ hãi của bản thân và mang đến niềm hy vọng, năng lực sáng tạo và sự quan tâm đến những người khác, Ðức Phanxicô nhắn nhủ. Lễ vọng tại Vatican diễn ra vào đêm mưa 31.3, bắt đầu từ cổng Vương Cung Thánh Ðường Thánh Phêrô với ngọn lửa và ngọn nến Phục Sinh. Ðức Giáo Hoàng cùng các vị hồng y, giám mục và linh mục tiến về cung thánh, nến được thắp lên: “Chúng ta bắt đầu lễ mừng từ bên ngoài, chìm trong cảnh tối tăm của đêm đen và cái lạnh giá”.

Ðức Phanxicô giảng, chúng ta đã bàng hoàng trước cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá và không thể nào cất tiếng trước sự bất công mà Thầy phải gánh chịu. Vì thế, trước ánh sáng Phục Sinh, ngài khuyến khích mỗi tín hữu hãy phá vỡ những sinh hoạt thường nhật và thổi làn gió mới vào cuộc sống của từng người, cũng như tạo sự mới mẻ trong các quyết định của mỗi cá nhân, và trên hết là thay đổi sự tồn tại của chính mình. “Vậy thì anh chị em có muốn chia sẻ thông điệp này của sự sống, hay chọn cách tiếp tục câm lặng trước bất kỳ sự kiện nào và mặc chúng diễn ra?”, Ðức Thánh Cha chất vấn. Trong đêm vọng Phục Sinh, ngài đã rửa tội cho 8 tân tòng, độ tuổi từ 28 đến 52, đến từ Mỹ, Albania, Peru, Nigeria và 4 người ở Ý. Ðáng chú ý trong số đó có anh John Ogah, người Nigeria, từ thân phận người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành người hùng sau khi ngăn chặn một vụ cướp ở vùng ngoại ô Rome hồi năm ngoái.

GIANG VÔ YẾN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Ngày 28.9, trước khi bắt đầu lịch trình trong ngày, Đức Phanxicô đã ăn sáng cùng những người có hoàn cảnh khốn khó ở nhà thờ giáo xứ St. Giles xây từ thế kỷ XIX.
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Trong những chuyến thăm chính thức hoặc tại những buổi tiếp kiến công chúng ở Tòa Thánh, nữ giới được quy định mặc trang phục đen khi đứng trước Ðức Giáo Hoàng.
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Ngày 26.9, khi ở Luxembourg, Ðức Phanxicô đã có hoạt động bất ngờ ngoài chương trình tông du. Sau bữa ăn trưa, ngài cùng một vài trợ lý đến một quán cà phê tên Gruppetto gần Tòa Tổng Giám mục.