Ngày 12.5.2016, trong buổi tiếp khoảng 900vị Bề trên Dòng nữthuộcLiênhiệpQuốc tế các Bềtrên Tổngquyền, khitrả lời một số câu hỏi tếnhị, trong đó cócâu hỏi :“Điều gìngăn cản Giáohộikhông chophụ nữlàmphó tế vĩnh viễn, giống như trong thờiGiáo hội sơ khai?”, Đức Thánh Chanhận định nhữnghiểu biết về vai trò củanữphó tế trongthờiGiáohộisơ khaivẫn chưa rõ ràng, vàngài đồng ývới cácnữ turằngthật làhữu íchnếuthành lập mộtỦybanđểnghiên cứuvấn đề này. Báo điện tử National Catholic Reporter dẫn lời Đức Phanxicô : “Làm rõ điều này sẽ có ích cho Giáo hội. Cha sẽ yêu cầu xem xét và làm điều gì đó”. Sau đó, do giới truyền thông có một số suy luận sai ý hoặc chủ quan nên cha Federico Lombardi, Giám đốcPhòngBáo chíTòaThánhđã khẳng định,trong bàinói chuyệnĐức Thánh Cha đã không nóingài códự địnhphongchứcphó tếcho phụ nữ,lạicàng không phải làphong chứclinh mục cho họ.
ĐTC thảo luân với các nữ bề tren đến từ khắp thế giới - ảnh: Lacroix |
Như các vị tiền nhiệm, ĐTC Phanxicô đã loại bỏ khả năng phong chức linh mục cho phụ nữ. “Chức linh mục dành cho nam giới là một vấn đề không còn tranh cãi nữa”, ngài viết như thế trong tông huấn Evangelii gaudium (Niềm vui Tin Mừng - 2013). Trước đó, năm 1994, trong tông thư Ordinatio sacerdotalis, Đức Gioan Phaolô II đã hoàn toàn “khóa” lại - dù nhiều tín hữu Công giáo vẫn muốn tranh luận - khi viết: “Giáo hội không cách nào được quyền phong chức linh mục cho phụ nữ. Mọi tín hữu của Giáo hội phải dứt khoát tuân thủ lập trường này”.
Giáo sư giáo luật tại Học viện Công giáo Paris, linh mục Cédric Burgun giải thích trong giới Công giáo, việc dành chức linh mục cho nam giới được đặt nền tảng trên việc Chúa Kitô đã chỉ chọn các tông đồ nam và “trên ý tưởng cho rằng nữ giới và nam nhân không có cùng một chức năng về mặt biểu tượng lẫn tâm linh trong thế giới tạo thành”.
Công đồng Vatican II (1962-1965) đã phục hồi chức phó tế nhằm giải quyết tạm thời việc số lượng linh mục giảm sút. Các phó tế là những người chọn lối sống độc thân hoặc những người đã kết hôn và xây dựng một gia đình êm ấm. Như linh mục, phó tế cũng được thụ phong nhưng khác biệt là họ chỉ được lãnh nhận bậc một của Bí tích Truyền chức thánh. Do đó, họ không thể thực thi mọi nhiệm vụ được quyết chọn cho các linh mục. Các phó tế có thể ban Bí tích Rửa tội, hôn phối, cử hành tang lễ, hướng dẫn kinh nguyện, công bố Tin Mừng và rao giảng. Nhưng họ không thể cử hành Bí tích Giải tội và Thánh thể, bao gồm cả thánh lễ. |
Trái lại, quan niệm cho phép nữ giới được thụ phong phó tế “là một ý tưởng đang tiếp diễn. Bởi lẽ, khác hẳn với chức linh mục, ý tưởng này chưa bao giờ được rõ nét trong tư tưởng thần học”, cha Burgun ghi nhận. ĐGH Bênêđictô XVI suy nghĩ về điều này cũng đã từ lâu. Trong kỳ Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình vào tháng 10.2015, giám mục người Canada, Đức cha Paul-André Durocher đã đề xuất ý tưởng này như cách thức để gia tăng vị trí của phụ nữ trong Giáo hội. Ý kiến mới mẻ nói trên đã gây được sự chú ý trong Đại Hội đồng các Giám mục.
Theo lịch sử Giáo hội, từng có nhiều nữ phó tế từ buổi sơ khai của Kitô giáo, tuy nhiên chúng ta không biết rõ họ thực thi tác vụ gì.
Dù ĐTC Phanxicô luôn mong củng cố vị trí của phụ nữ từ khi ngài được tuyển chọn làm giáo hoàng tháng 3.2013, đặc biệt “vào những lúc cần quyết định quan trọng, bởi sự hiện diện của nữ giới ngày càng được khẳng định mạnh mẽ trong Giáo hội”, tuy nhiên chúng ta cũng ghi nhận là chưa có một tiến triển cụ thể nào trong vấn đề này. Việc đề cử phụ nữ vào các chức vụ cao cấp trong giáo triều Rôma đã được nhắc đến nhiều nhưng vẫn chưa thành hiện thực. Cho đến nay, Vatican và ĐTC đều đề cao “tài năng của phụ nữ”, và những chức vụ mà phụ nữ đảm nhận hiện vẫn chưa tương xứng với phẩm giá của họ. Chính nơi Đức Maria , mẹ Chúa Giêsu, những phẩm hạnh này đã được biểu lộ cách trọn vẹn nhất.
VIẾT HIỆP
Bình luận