Ðừng hỏi mình đi làm việc có mệt không...

Những ngày phục vụ trong Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP. Thủ Ðức) vào tháng 8 năm 2021 là giai đoạn sẽ mãi mãi khắc ghi trong ký ức của mình, một Giêsu hữu trẻ.

Đối với anh em dòng Tên, việc phục vụ trong bệnh viện không có gì lạ lẫm. Ngay từ năm thứ nhất nhà tập, mọi người đã tham gia làm ở bệnh viện với tư cách là hộ lý, chăm sóc cho bệnh nhân. Bởi vì thánh Inhã - đấng sáng lập dòng - trong những ngày đầu được ơn hoán cải, đã dành thời gian thao luyện tâm hồn ở trong bệnh viện. Ngài đến bệnh viện phục vụ không phải với chuyên ngành y, nhưng với những công việc thầm lặng nhất như dọn dẹp giường bệnh, vệ sinh cho người bệnh… mà không cần ai biết đến. Noi gương thánh tổ phụ, 5 anh em dòng Tên chúng mình cũng lên đường đi phục vụ tuyến đầu vào thời điểm dịch bệnh vẫn còn rất nghiêm trọng ở Sài Gòn. Trong môi trường đặc biệt này, thân phận tu sĩ của anh em mình không thể hiện qua bộ áo dòng nữa, nhưng chính qua cung cách cúi xuống làm việc, săn sóc cho từng bệnh nhân. Việc phục vụ tha nhân vừa giúp cứu rỗi linh hồn của chính bản thân mình, vừa giúp cho người khác cũng được cứu rỗi. Chính vì vậy, khi có một số người hỏi thăm về việc phục vụ bệnh nhân Covid-19, mình luôn vui vẻ nói với họ: “Đừng hỏi mình đi làm việc có mệt không. Làm ơn hãy hỏi mình đi làm có hứng khởi không?”.

Mình làm việc ở khoa 9A, một trong những khoa điều trị cho bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân nằm ở khoa này về mức độ nghiêm trọng của bệnh vẫn được xem là có cơ may sống sót cao hơn các khoa ở dưới. Công việc của mình là giúp vệ sinh nơi làm việc và chăm sóc người bệnh như lau sàn, lau kính, thu gom rác, thay tã, thay ga giường, đút ăn... Trong lúc làm việc, bệnh nhân hay gọi tụi mình là con, cháu, anh, em, tự nhiên mình thấy họ như người thân của mình vậy.

Thật sự, khi đi phục vụ trong môi trường dễ lây nhiễm, mình cũng cảm thấy lo sợ chứ, nhất là thời điểm ấy, độ phủ của vắc xin vẫn chưa cao. Nhưng nỗi sợ đó không làm cho mình hoảng, không khiến mình chùn bước. Thêm một điều nữa là trước khi bước vào công việc thì anh chị em tu sĩ thiện nguyện đã được các y bác sĩ hướng dẫn, chia sẻ kiến thức về các con đường siêu vi lây lan, khoảnh khắc nào trong lúc làm việc dễ lây nhất, cách chăm sóc cho bệnh nhân và cách thay đồ bảo hộ thế nào để không bị lây nhiễm. Như khi đứng đút đồ ăn, thức uống cho bệnh nhân thì tránh đứng ngay hướng ho của người bệnh, tránh để giọt bắn vướng trên người; hay khi thay ga giường, thay tã, vệ sinh cho họ cũng phải làm nhẹ nhàng, thận trọng. Lúc xong việc, thay đồ bảo hộ ra thì phải chú ý làm đúng theo hướng dẫn, nếu như bất cẩn, vội vàng, những giọt bắn bám trên đồ bảo hộ sẽ văng ra bám vào mắt, mũi, miệng của mình. Khi đã hiểu về các con đường lây lan của siêu vi rồi thì mình làm việc với một tâm lý khá thoải mái. Ngoài ra, mình cũng dâng những nỗi sợ lên cho Chúa trong thánh lễ trực tuyến, trong giờ đọc kinh riêng. Dần dần nỗi sợ được Chúa cất đi, thay vào đó, Ngài tiếp thêm sức mạnh để mình can đảm mang lấy những gánh nặng nơi thân xác bệnh nhân.

Niềm vui nho nhỏ của mình khi đáp lời mời gọi của Giáo hội phục vụ tại tuyến đầu là được san sẻ công việc với các y bác sĩ và điều dưỡng; đóng góp một chút sức lực vào công tác chống dịch. Trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt như giai đoạn dịch hoành hành vào năm ngoái, thì đây là một cơ hội cụ thể, để anh em tu sĩ làm chứng cho đức tin, cho nền linh đạo của dòng. Nhờ đó, bản thân mình có một trải nghiệm chân thật hơn khi nghiệm thấy Đức Kitô đang hiện diện nơi những người bệnh.

Niềm hạnh phúc đặc biệt nữa là khi mình được trở thành “đại sứ” cho chương trình “như chưa hề có cuộc chia ly”, tức là mình trở thành cầu nối giữa bệnh nhân và người nhà. Bệnh nhân Covid-19 trở bệnh nặng, khi cách ly, điều trị vào những ngày ấy thì rất khó liên lạc với thân nhân vì tình trạng sức khỏe không cho phép, hoặc do tuổi cao, không rành các thiết bị công nghệ. Nhớ có hôm, mình giúp một bệnh nhân lớn tuổi kết nối với con gái. Bà nhập viện điều trị đã hơn một tháng mà chưa liên lạc được với gia đình. Cũng may là bà nhớ được một số điện thoại. Mình lấy máy gọi thì cô con gái nghe máy, vừa nói bà đang nằm ở đây thì chị òa lên khóc nức nở. Mình nghe tiếng chị nghẹn ngào khi nói chuyện với mẹ: “Từ hồi má đi, con ở nhà chỉ có mất ngủ và khóc. Con không biết phải làm sao nữa…”. Mình cảm nhận được sự tuyệt vọng trong tiếng nấc của chị. Rồi khi chị biết mẹ đang được chăm sóc, điều trị chu đáo thì lại òa lên khóc vì mừng. Trong hoàn cảnh dịch bệnh nghiêm trọng, lằn ranh giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh, may mắn thì bệnh nhân và người nhà được đoàn tụ, không thì sẽ phải nói lời vĩnh biệt. Dù chỉ nghe giọng và nhìn nhau qua màn hình điện thoại thôi nhưng mình thấy hai mẹ con họ vô cùng hạnh phúc. Chứng kiến khoảnh khắc đoàn viên này lòng mình cũng rưng rưng...

Có thể cơn dịch bệnh làm cho mình hoảng sợ đôi chút, nhưng vẫn có một tiếng gọi an ủi của Đức Giêsu nơi bánh lái con thuyền khi hiện ra với các môn đệ là “đừng sợ”. Vì danh Chúa, anh chị em tu sĩ chúng mình can đảm dấn thân phục vụ, không phải để vinh danh chính bản thân mình, nhưng tất cả “cho vinh danh Thiên Chúa hơn”.

Tu sĩ G.B Nguyễn Phi Long, dòng Tên

Ngọc Lan (ghi)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
Toà Giám mục giáo phận Hà Tĩnh và ban Caritas giáo phận đã tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” vào ngày 13 và 15.1.2025 nhằm chia sẻ khó khăn, gởi tặng quà Tết đến các gia đình nghèo, trẻ em ở các mái ấm trong giáo phận.
Tết sẻ chia và hy vọng…
Tết sẻ chia và hy vọng…
Những ngày qua, Caritas TGP Huế đã lên đường đến với các giáo xứ Phan Xá, Mỹ Lộc, Bố Liêu, An Lộng, Phước Môn, Thuận Nhơn… trao quà Tết.
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
Toà Giám mục giáo phận Hà Tĩnh và ban Caritas giáo phận đã tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” vào ngày 13 và 15.1.2025 nhằm chia sẻ khó khăn, gởi tặng quà Tết đến các gia đình nghèo, trẻ em ở các mái ấm trong giáo phận.
Tết sẻ chia và hy vọng…
Tết sẻ chia và hy vọng…
Những ngày qua, Caritas TGP Huế đã lên đường đến với các giáo xứ Phan Xá, Mỹ Lộc, Bố Liêu, An Lộng, Phước Môn, Thuận Nhơn… trao quà Tết.
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Có một lớp thư pháp Công giáo
Có một lớp thư pháp Công giáo
Trong những ngày cận kề Tết Ất Tỵ, lớp nghệ thuật thư pháp Công giáo đã tổ chức chương trình “Ngày hội Thư pháp Công giáo 2025” vào hai ngày thứ Bảy và Chúa nhật các tuần trong suốt tháng 1.2025, tại nhiều địa điểm gồm nhà thờ Mạc Ty...
Ủy ban Đoàn kết Công giáo VN TPHCM chúc Tết tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Ủy ban Đoàn kết Công giáo VN TPHCM chúc Tết tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Sáng ngày 15.1.2025, Ủy ban Đoàn kết Công giáo VN TPHCM do linh mục Đaminh Đinh Ngọc Lễ, Chủ tịch UBĐKCG TPHCM dẫn đầu cũng đã đến thăm hỏi, chúc Tết tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM.
Ðể người nghèo cũng có Tết
Ðể người nghèo cũng có Tết
Tết với người Việt Nam quả là thiêng liêng, cao quý. Có thể nói không một ai lại không cảm thấy nôn nao trong những ngày cuối năm Âm lịch.
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2025, nhóm sinh viên Công giáo Thái Bình đã đến mái ấm Vinh Sơn - Phaolô để trao quà xuân cho các em vào trung tuần tháng 1.