Gặp gỡ Chúa Giêsu

Lễ Noel có muôn màu sắc. Người thì lo mừng lễ. Người thì lo sắm quà lễ. Người thì lo ăn lễ. Người thì lo thăm bạn bè dịp lễ. Người thì lo đi nghỉ lễ. Người thì lo tổ chức lễ.

Đáng chú ý nhất là dịp lễ này nhiều người lo đến hang đá để có những gặp gỡ.

Thực sự, nhiều gặpgỡ đã diễn ra. Nhưng không phải gặp gỡ nào cũng vì mến Chúa.

Xưa, khi nghe Đấng Cứu thế giáng trần, vua Hêrôđê đã nôn nóng muốn gặp Người, nhưng với ý đồ xấu, đó là để sát hại Người.

Xưa, dân cư ở Bêlem cũng đã gặp hai ông bà Giuse Maria đi tìm chỗ trọ. Nhưng vì thấy hai ông bà quá nghèo, nên họ đã từ chối đón nhận.

Vì thế, kỷ niệm biến cố Đấng Cứu thế giáng sinh cũng gián tiếp nhớ lại sự kiện Người bị chối từ và bị lùng bắt.

Nay, lễ Noel, nhiều người coi như đến tìm gặp Chúa. Nhưng, có người chỉ tìm ngắm tượng ảnh, xem cảnh hang đá đèn sao nhấp nháy. Có người tìm đến hang đá, chỉ để quay phim chụp ảnh. Có người đi tham quan hang đá, chỉ để giải trí, để gặp bạn, để tham gia bầu khí lễ hội, để mua bán, để khoe áo quần. Thậm chí, cũng có người đến hang đá, để chỉ tìm ăn trộm ăn cắp.

Thành ra, động lực đến hang đá ngày Noel rất tản mát.

Tuy nhiên, số người đến hang đá, do động lực muốn gặp gỡ chính Chúa Giêsu vì tình mến, không phải là ít. Mỗi người có những kinh nghiệm riêng tư về sự gặp gỡ này. Ở đây tôi chỉ đề cập tới ba kinh nghiệm.

1/ Gặp gỡ Chúa trong chính tâm hồn mình, để sống nội tâm

Với lòng khao khát, họ nhìn Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế của họ. Họ muốn được gặp Người. Họ cầu nguyện, hồi tâm, dự lễ. Và Chúa đã đến. Chúa đến trong lòng họ. Lòng họ là máng cỏ, mà Chúa ưa thích. Chúa biến đổi họ nên mới

Trong gặp gỡ nội tâm, họ như nghe được hơi thở của Hài nhi Giêsu, họ như thấy được một Đấng vô hình, họ như nếm được sự ngọt ngào của tình yêu cứu độ, họ như chạm đến được dòng chảy sự sống thiêng liêng. Ngũ quan thiêng liêng của họ bỗng được đánh thức dậy. Họ cảm thấy lời Chúa phán sau đây đang thực hiện nơi họ : “Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến với họ và ở lại trong người ấy” (Ga 14,23).

Việc Chúa đến trong nội tâm mở ra cho nội tâm con người một chiều kích thiêng liêng sâu thẳm. Con người cảm thấy sự hiện diện của một Đấng yêu thương mầu nhiệm gọi mình. Và họ sẽ trả lời : Lạy Chúa, Chúa đến gọi con. Này con đây”.

2/ Gặp gỡ Chúa Giêsu để đón nhận ơn bình an

Rất nhiều người, lễ Noel, đã gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện, và Chúa đã ban cho họ một quà tặng quý giá, đó là ơn bình an.

Ơn bình an là ơn được nhắc đặc biệt trong lễ Noel. Những ai được ơn bình an đêm Noel sẽ cảm nhiệm được lời Chúa Giêsu phán hứa sau này : “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy, Thầy ban cho các con không như thế gian ban” (Ga 14,27).

Có thể nói : Ơn bình an Chúa ban trong lễ Noel sẽ được hiểu cùng với hình ảnh những người chăn chiên khó nghèo bé mọn, nhất là cùng với hình ảnh Hài nhi Giêsu khiêm hạ nghèo khó.

Bé mọn, khiêm tốn, khó nghèo, chỉ cậy tin phó thác nơi Chúa. Đó là nguồn gốc sự bình an Phúc Âm. Chúa Giêsu đã nói về ơn đó nhiều lần sau này. Như : “Thầy bảo thật các con, nếu các con không quay trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,3).

“Lạy Cha là Chúa trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt 11,25-26).

Đức Mẹ Maria cũng đã đề cao kẻ khiêm nhường, bé mọn. “Chúa nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư” (Lc 1,52-53).

Ai nhận thức mình không có gì để tự mãn, không khao khát được giàu có hơn, được hưởng thụ hơn, được uy tín hơn, nhưng ý thức mình nghèo hèn về mọi mặt, chỉ vâng phục ý Chúa, chỉ đợi chờ mọi sự nơi Chúa, người đó sẽ được ơn bình an sâu xa của Chúa ban cho.

Ai vui lòng chấp nhận sự mong manh của mình, sự nghèo hèn của mình, sự phục vụ âm thầm và sự chia sẽ bé nhỏ của mình, người ấy sẽ được ơn bình an. Ơn bình an này đòi nhiều phấn đấu.

3/ Gặp gỡ Chúa Giêsu, để biết tham dự vào vẻ đẹp cứu độ

Khi gặp gỡ chính Chúa Giêsu trong hồi tâm thinh lặng, người ta sẽ thấy vẻ đẹp cứu độ của Thiên Chúa. Vẻ đẹp đó không phải là những vinh quang lẫy lừng trước quần chúng đông đảo, những cuộc đắc thắng hy uy phong lẫm liệt đè bẹp quân thù, nhưng là tình yêu với hy sinh.

Con đường cứu độ Chúa đã chọn là tình yêu khiêm nhường, là tình yêu hy sinh, là tình yêu gánh đau khổ thay cho nhân loại.

Tình yêu cứu độ của Chúa giáng sinh ở Bêlem là thế. Tình yêu cứu độ của Chúa tử nạn ở Calvê cũng vậy.

Chia sẻ vắn tắt trên đây cho thấy : Lễ Chúa Giáng sinh là một kho tàng vô tận. Vẻ đẹp cứu độ là từ trên. Ơn bình an là từ trên. Sống nội tâm là từ trên. Ba ơn từ trên đó soi sáng cho thời sự sống đạo hôm nay.

Đạo Công giáo đang và sẽ còn là thiểu số ở Á đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng đáng ta phải quan tâm, là mỗi người công giáo chúng ta phải thực sự đạo đức, theo gương Chúa Giêsu trong hang đá Belem.

Được như vậy, chúng ta mới có thể đi về tương lai lịch sử, với hy vọng góp phần đáng kể vào việc phục hưng và phát triển đạo đức cho Quê hương Việt Nam chúng ta.

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết luôn tỉnh thức, để gặp được Chúa đi vào lịch sử của riêng ta, lịch sử của khắp Hội Thánh, và lịch sử chung của Đất Nước chúng ta.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Phục sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Chúa Phục sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Một lần nọ, Chúa cho tôi nhìn thấy tình hình phần rỗi các linh hồn đang diễn tiến rất thê thảm. Các cơn cám dỗ đủ thứ như những loại lưới dày đặc trùm phủ nhân loại, vây bắt các linh hồn.
Cứu giúp kẻ trong hoàn cảnh khó khăn
Cứu giúp kẻ trong hoàn cảnh khó khăn
Tại địa phương tôi đang ở, vốn có thói quen tốt này hay được kể trên báo chí và truyền hình. Thói quen tốt đó là cứu giúp những kẻ trong cảnh khó khăn.
Hành trình của những thao thức
Hành trình của những thao thức
Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời giám mục.
Chúa Phục sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Chúa Phục sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Một lần nọ, Chúa cho tôi nhìn thấy tình hình phần rỗi các linh hồn đang diễn tiến rất thê thảm. Các cơn cám dỗ đủ thứ như những loại lưới dày đặc trùm phủ nhân loại, vây bắt các linh hồn.
Cứu giúp kẻ trong hoàn cảnh khó khăn
Cứu giúp kẻ trong hoàn cảnh khó khăn
Tại địa phương tôi đang ở, vốn có thói quen tốt này hay được kể trên báo chí và truyền hình. Thói quen tốt đó là cứu giúp những kẻ trong cảnh khó khăn.
Hành trình của những thao thức
Hành trình của những thao thức
Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời giám mục.
Những kẻ cứng lòng
Những kẻ cứng lòng
Điều mà đoạn văn trên đây làm tôi sợ hãi là: Ngay trước khi sai nhóm Mười Một đi loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu đã khiển trách các ông là những kẻ cứng lòng.
Chúa Phục Sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Chúa Phục Sinh dạy tôi hãy khiêm nhường
Mấy ngày nay, tôi cầu nguyện rất nhiều với Chúa Giêsu Phục Sinh.
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Lòng thương xót là lương thực hằng ngày
Kinh Lạy Cha có câu “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Câu đó tôi thuộc lòng từ nhỏ. Có thể nói: Chính lời cầu đó đã trở thành lương thực hằng ngày của tôi.
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Chúa Phục Sinh đã đến với tôi
Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Ðức Mẹ thúc giục tôi nhắc nhớ sứ điệp sám hối
Thời sự Giáo hội hiện nay đặt nặng trách nhiệm cảnh báo những thách đố sắp tới, và con cái Giáo hội là chúng ta không thể dửng dưng.
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế
Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.