Gia đình mới

Có một nơi mọi người yêu thương nhau; nơi đó có tình bạn, tình anh em, tình yêu được thể hiện; một nơi tuy nguy hiểm giữa sự sống và chết nhưng vẫn có tiếng cười; một nơi dù có xa lạ đến mấy rồi cũng thân nhau… Nơi đó có những con người có trái tim mềm, trái tim biết yêu thương ngày đêm dấn thân. Ðó là các y bác sĩ nơi tuyến đầu chăm sóc, chữa trị bệnh nhân F0 mà tôi đã làm việc chung hồi tháng 9.2021, khi Sài Gòn vẫn còn oằn mình trong đại dịch. Một tháng chung sức phục vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 là khoảng thời gian tương đối ngắn nhưng để lại nhiều kỷ niệm quý giá.

Những ngày đầu, tôi ấn tượng nhất là nhìn thấy mọi người mặc trên người bộ đồ bảo hộ kín mít, chỉ nhận ra nhau qua dáng đi, cặp mắt và những dòng chữ ghi trên lưng: Bs Toàn, Bs Hằng, ĐD (điều dưỡng) Mai, ĐD Tân, ĐD My, ĐD Hà, ĐD Đạt… Những cái tên đó cùng chúng tôi gắn bó trong suốt một tháng. Ban đầu, trên lưng các tình nguyện viên (TNV) chúng tôi cũng có các dòng chữ TNV Sơ này thầy kia, rồi dần quen thì không cần ghi lên áo cũng biết ai là ai.

Nhớ lại hôm đầu tiên vô phòng bệnh, có chị điều dưỡng tưởng tôi là điều dưỡng nên nhờ lấy các thiết bị y tế khi bệnh nhân sắp ngưng thở thì tôi chỉ biết bối rối đứng nhìn. Chị ấy hiểu ngay tôi là TNV. Cũng hôm đó, tôi thấy họ cật lực để cứu sống bệnh nhân. Có một ca bệnh sắp ngưng thở thì cả ca trực, hầu hết các bác sĩ, điều dưỡng tập trung lại để cấp cứu cho bệnh nhân, người thì lấy bình ôxy, người thì lấy các dụng cụ y tế khác. Riêng TNV chúng tôi thì chỉ biết đứng quan sát, cầu nguyện trong lo sợ, sợ họ sẽ chết. Mọi cố gắng của các anh chị đã được đền đáp, bệnh nhân đã qua được cơn nguy hiểm. Vừa xong ca đó thì các anh chị tiếp tục công việc đang làm dở dang lúc nãy, rồi bất chợt nghe tiếng một người la lên “giường số… sắp…” thế là việc cấp cứu lại diễn ra như thế. Với sự nỗ lực tận tâm của các anh chị thì bệnh nhân qua được cơ nguy kịch. Tuy vậy, cũng có lúc phải bó tay vì sự hữu hạn của con người. Tại khu Hồi sức, việc đó vẫn diễn ra hằng ngày, vì bệnh nhân đa số hôn mê, chỉ số ít còn nói chuyện được. Niềm vui lớn nhất của mọi người là bệnh nhân được chuyển lên các khoa trên, nghĩa là bệnh tình đã nhẹ hơn.

Trong khoa này, có nhiều y bác sĩ của bệnh viện Nhân dân Gia Định là người Công giáo nên gặp chúng tôi cứ gật đầu “chào thầy, chào sơ”, rồi từ đó tất cả mọi người dù Công giáo hay không cũng đều gật đầu chào chúng tôi như thế. Trong phòng bệnh lạ lắm, cứ mỗi khi có bệnh nhân nguy kịch là các anh chị đều nói chúng tôi đọc kinh cầu nguyện cho bệnh nhân. Bác sĩ Toàn là người hay nói tôi cầu nguyện cho bệnh nhân, đặc biệt là giường số 3 sức khỏe không ổn định. Vì mọi người hiểu lúc đó chỉ còn có cầu nguyện là tốt nhất. Khi chúng tôi làm việc lâu mà chưa thấy ra ngoài thì có tiếng nhắc “ra nghỉ đi thầy, ra nghỉ đi sơ” và điệp khúc đó vẫn lặp đi lặp lại trong mỗi ca trực. Chúng tôi rất trân quý tình cảm của các anh chị đã dành cho chúng tôi.

Nhớ lại ngày đầu vào phòng bệnh, chúng tôi thật sự không biết phải làm việc gì. Chúng tôi không có chuyên môn y tế, thấy mình vô dụng trong chốn này. Và rồi được sự hướng dẫn của các anh chị thì chúng tôi hiểu về phần việc của mình nên các buổi sau làm chuyên nghiệp hơn, khi xong việc vệ sinh lau dọn thì cùng các nhân viên y tế thay ga gường, thay tã... Có chị điều dưỡng Mai tuy dáng người nhỏ nhắn nhưng thay rất nhanh lẹ, khi tôi khen chị làm giỏi thì chị nói “đó là bài học đầu tiên khi vô nghề điều dưỡng”. Có anh điều dưỡng Tân nhiệt tình, nhanh lẹ, biết cách nói chuyện nhẹ nhàng để bệnh nhân chịu nằm im, không tháo dây, tháo ống thở ra…

Gặp gỡ, tiếp xúc lâu ngày rồi dần quen thân từ lúc nào không hay. Qua trò chuyện mới biết được có nhiều y bác sĩ cũng là giáo lý viên. Tôi có nghe bác sĩ trẻ kia hỏi một sơ là “ở đâu”, rồi bác sĩ nói “em cũng ở gần đó, em đi dạy giáo lý ở nhà thờ”. Ở đây có Bs Toàn rất thích thần học, hay hỏi tôi về thần học và dự định đăng ký học thần học tại Học viện Thần học La San sau khi dịch bệnh chấm dứt. Lứa tuổi chúng tôi chênh lệch nhau không nhiều nên tình bạn nảy nở từ lúc nào đó, những con người xa lạ bỗng trở nên quen thân.

Có lẽ ở nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta trở nên dễ quý trọng và yêu thương nhau, không có sự ganh đua, tranh giành, được mất. Nơi đó cần có sự quan tâm, động viên, an ủi nhau vượt qua khó khăn. Công việc tuy mệt nhọc nhưng khi có tiếng cười thì đã xóa bớt đi phần nào sự vất vả. Tôi nhớ có một chị điều dưỡng khi nhân viên trong khoa được phát khẩu trang mang về khu nhà ở để dùng thì chị cũng dành phần cho chúng tôi vì ở đây, chúng tôi là gia đình, là anh chị em.

Chúng tôi có một khu ngồi chờ giao ca, mỗi khi chuẩn bị vào ca mới hay ca trực trước đi ra đều đến đó để ngồi nghỉ, dùng cơm, uống nước... Thời gian đầu, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 mới thành lập thì có mạnh thường quân gởi cho nước uống đóng chai, sữa, trái cây và nhiều thứ khác. Rồi dịch bệnh kéo dài, chỉ còn sữa với nước đóng chai rất hạn chế nên mỗi khi đi làm thì tôi ôm theo thùng sữa hoặc thùng nước uống đóng chai, đem vô bỏ vào tủ lạnh. Hết ca trực ra thì mọi người có những thứ lạnh đó uống, rất thích mà không biết từ đâu mà có. Lâu lâu có nước ép trái cây thì tôi cũng mang qua đây mời các anh chị dùng. Chúng tôi là anh chị em, là gia đình nên có gì cùng san sẻ cho nhau.

Có một chị điều dưỡng của bệnh viện bị nhiễm SARS-CoV-2, chị Mai với anh Đạt rủ nhau đi thăm. Tôi và sơ cùng ca trực xin đi theo, gặp mặt, chị ấy mừng lắm, mấy anh chị thăm hỏi, chuyện trò động viên nhau vượt qua. Nhờ xin đi theo nên từ đó tôi biết đường đi thăm bệnh ở các khoa khác mỗi khi rảnh. Vài ngày trước khi chúng tôi kết thúc đợt 1 trở về thì có một chị điều dưỡng khác bị nhiễm. Chúng tôi đến phòng bệnh làm vệ sinh sạch sẽ để chị ấy dưỡng bệnh. Thấy cảnh các thầy với sơ làm vệ sinh nơi dưỡng bệnh cho mình, chị cảm động lắm. Với tinh thần tốt, chị đã sớm khỏi bệnh và quay lại làm việc.

Ngày cuối cùng làm việc ở bệnh viện, tôi đến bên các anh chị nói lời chia tay. Gắn bó nhau nơi ranh giới sống chết này chắc hẳn để lại trong mỗi người nhiều kỷ niệm. “Thầy xin bề trên ở lại đi”; “các thầy các sơ đi về bình an, hẹn gặp lại”… những câu nói tạm biệt nhau. Sau cùng, chúng tôi chụp với nhau tấm hình kỷ niệm, dù còn thiếu nhiều gương mặt thân thương.

Dấu chỉ để nhận ra con cái của Chúa là “anh em yêu thương nhau”. Nơi đây, tôi đã nhận ra mọi người là anh chị em của nhau bởi dấu chỉ tình thương. Xin cảm ơn tình yêu của anh chị đối với bệnh nhân, tình yêu và sự quý trọng của anh chị đối với chúng tôi.

Tu sĩ Antôn Chung Chí Tâm, dòng La San

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2025, nhóm sinh viên Công giáo Thái Bình đã đến mái ấm Vinh Sơn - Phaolô để trao quà xuân cho các em vào trung tuần tháng 1.
Mùa Xuân trên miền truyền giáo
Mùa Xuân trên miền truyền giáo
Đức Tổng Giám mục TGP Hà Nội Giuse Vũ Văn Thiên, ngày 14.1.2025 đã về thăm giáo xứ Đồng Gianh, gởi trao quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực.
Khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2024
Khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2024
Caritas Tổng giáo phận Huế những ngày đầu năm 2025 vẫn tiếp tục lên đường đến với các gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tại gây ra trong năm ngoái, đặc biệt là do mưa lũ hồi tháng 10, bởi bão Trà My.
Thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Sáng ngày 10.1.2025, giáo phận Long Xuyên đã tổ chức thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu.
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala
Sáng ngày 2.1.2025, Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục giáo phận Đà Lạt đã chủ sự thánh lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala, hạt Di Linh, giáo phận Đà Lạt.
Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội tổ chức hành hương Năm Thánh
Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội tổ chức hành hương Năm Thánh
Ngày 4.1.2025, Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội đã tổ chức hành hương Năm Thánh cấp giáo phận tại Trung tâm Hành hương toàn quốc kính các Thánh Tử đạo Việt Nam