Kinh nghiệm lễ Ngũ Tuần cho thấy hỗn độn và hài hòa đều là tác động của Thánh Thần. Thánh Thần là hài hòa. Hoa trái của Thánh Thần là sự cân bằng. Sựcân bằnglà một thành tựu đến từ Chúa Thánh Thần và sự cộng tác của con người. Thực tế, cân bằng hài hòa còn là một quy luật căn bản trong sáu quy luật tự nhiên. Chúng ta tin Thượng Hội đồng Giám mục thế giới là công trình sáng tạo của Chúa Thánh Thần, thì chìa khóa giải mã nội dung các vấn đề trọng yếu là ở đâu, đối với các chủ đề lớn trong Thượng Hội đồng hoàn vũ: Rao giảng Tin Mừng trong thời khoa học kỹ thuật số; Vai trò phụ nữ trong Giáo hội; Giáo dân lãnh đạo cộng đoàn; Quyền tối thượng trong tinh thần đổi mới; Giáo hội phẩm trật và đoàn sủng; Tham khảo bầu chọn giám mục; Độc thân linh mục; Hội nhập văn hóa; Môi trường; Người nghèo; Giới trẻ và truyền giáo. Giáo hội với các Giáo hội Kitô giáo và các tôn giáo ngoài Kitô giáo…
VẤN ĐỀ
Đỏ đen
Con người yếu đuối, luôn bị tham vọng và dục vọng chi phối, giống như hai dòng máu đen và đỏ trong tim. Dòng máu đỏ của Đức Giêsu chảy trong chúng ta bị tội lỗi làm đen. Nhưng: “Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những ai kêu xin Ngài. Và “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 22-23). Vì thế, chúng ta có thói quen cầu xin Chúa Thánh Thần, soi sáng hoạt động trong ta. Và mỗi lần cầu nguyện với Chúa Thánh Thần là ta hít thở Thần Khí. Và Thần Khí của Người luôn có và sống trong chúng ta, sẽ luôn làm đỏ lại.
Cực đoan
Con người thường có khuynh hướng cực đoan. Và nơi nào có sự cực đoan, đối kháng, hỗn độn, nơi đó Thánh Thần kiến tạo sự hài hòa cân bằng. Thánh Thần là hài hòa. Đó là sự cân bằng giữa Thiên Chúa và con người. Hài hòa, cân bằnglà thành tựu từ Chúa Thánh Thần và sự cộng tác của con người.
GIẢI MÃ
Từ những nhận thức trên, chúng ta có một số nguyên tắc gợi ý cho việc phân định mục vụ sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, và đón nhận những giải pháp của Thượng Hội đồng.
1. Hài hòa cân bằng giữa Thiên tính và Nhân tính
Đức Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa đã mang lấy xác phàm, thiên tính và nhân tính được kết hợp và quy về một mối. Những gì đến từ Chúa Thánh Thần đều mang dấu ấn Thiên Chúa, đồng thời vừa mang dấu ấn nhân loại. Ơn thánh mặc lấy xác phàm. Do đó, một con người thánh thiện là người chia sẻthiên tínhcủa Thiên Chúa theo nghĩa là người ấy dìm ngập trong Thiên Chúa, nhưng đồng thời người ấy vẫn giữnhân tínhcủa mình. Ý thức siêu nhiên và ý chí nhân loại của người ấy cùng phát triển chung. Cũng vậy, một giáo huấn được coi là phát xuất từ sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, thì giáo huấn ấy mang sự cân bằnggiữa hai yêu tố thuộc Thiên Chúa và thuộc loài người. Thí dụ, khi tuyên xưng Giáo hộithánh thiện, với những đặc tính Thiên Chúa, và những đặc tính loài người, có giới hạn cho thấy hình ảnh trung thực vềGiáo hội vừa là mầu nhiệm vừa là thực tại thế trần. Đó là một sựhài hòa, cân bằnggiữa những đặc tính đối nghịch.
2. Hài hòa cân bằng giữa hoạt động và chiêm niệm
Thánh Thần biểu tỏ sựhài hòa giữa Maria và Matta, chiêm niệm và hoạt động.Một sự hài hòa giữa linh đạo “Nội tâm có Chúa” và mục vụ “Dấn thân xây dựng Nước Chúa”.Xem ra có thể có luật trừ: vì có người được gọi chỉ để chiêm niệm. Nhưng, không ai được gọi chỉ để hoạt động. Cân bằng hài hòa giữa chiêm niệm và hoạt động là con đường sống đạo và truyền đạo trong mọi thời, nhất là thời nay.
3. Hài hòa cân bằng giữa cũ và mới
Giống như nhìn gốc cây mai cổ thụ, chúng ta liền cảm nhận hương vị và xác tín có một mùa Xuân: hoa Mai nở. Tương tự như vậy, khi nhìn vào truyền thống Giáo hội, chúng ta cảm thấy chất chứa những gợi mở mới, những cái mới. Vì Chúa Thánh Thần linh hứng, truy xuất, khi chúng thật sự đâm rễ sâu vào Thánh Kinh, Thánh truyền, truyền thống của Hội Thánh. Sựcân bằng giữa cũ và mớitrong những ý tưởng mới, trong những việc làm mới đó là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Khi thiếu sự cân bằng đó thì rõ ràng Chúa Thánh Thần khiếm diện.
4. Hài hòa cân bằng giữa tự do và luật lệ
Hài hòa cân bằng giữa tự do và luật lệ cũng biểu lộ sự hiện diện của Thánh Thần. Nhiều khi có đối nghịch giữa trực giác và vụ luật. Trực giác rất tự do và mang tính cách cá biệt, còn vụ luật thì cứng nhắc, và có thể làm tổn thương bác ái - mục vụ, hoàn cảnh riêng của cá nhân. Thực tế đã có nhiều lần căng thẳng giữa tự do và luật lệ trong Giáo hội. Nhưng khi chúng ta nhìn thấy nơi một người có sựhài hòa giữa tinh thần tự do với tôn trọng luật lệ, chúng ta có thể nói rằng người ấy được tác động bởi Chúa Thánh Thần.
KẾT LUẬN
Theo hai nguyên tắc mục vụ, có tính bao trùm của Công đồng Vatican II: “Cả… Cả…” ; “Ân sủng và thực tại”, chúng ta xác tín Thánh Thần đang soi sáng và dẫn dắt Giáo hội trong hành trình Thượng Hội đồng Giám mục thế giới lần thứ 16. Ngài đang mở rộng tâm trí và lòng tin của Hội Thánh để nhận ra và cảm nghiệm sự hiện diện của Thần Linh Thiên Chúa trong những biến cố Giáo hội và trên thế giới. Những nguyên tắc là nhữngcông cụdẫn đưa Giáo hội đến một sựkhôn ngoankhông lý lẽ nào diễn tả thấu đáo được.
Chúng ta cũng còn xác tín: “Không có Thầy, các con không làm gì được”. Cả Hội Thánh cần thực hiện lối sống khiêm nhường và sám hối, ăn chay, hy sinh cầu nguyện, nhiệm hiệp biến đổi trong Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng đang sống. Truyền thống Phúc âm - Giáo hội là “cầu nguyện và hy sinh” mang tính quyết định của mọi thành tựu, theo ý Chúa muốn của Thượng Hội đồng.
Tất cả những nội dung vấn đề chủ yếu của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới nêu trên, có những nguyên tắc cụ thể, phát xuất từ Công đồng Vatican II là chìa khóa giải mã con đường hiệp hành hiện nay, khi được áp dụng cách khôn ngoan sáng suốt, dẫn đưa chúng ta đến chỗ cùng với Thánh Thần phân định: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định”.
Lm. Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
Bình luận