Giảng viên y khoa đứng lớp giáo lý

Xác tín một cách mạnh mẽ về đức tin Kitô giáo của mình khi dẫn lại câu nói nổi tiếng của nhà khoa học người Ðức Robert Mayer: “Tôi dần kết thúc cuộc đời mình với sự quả quyết rằng khoa học thật sự không là gì khác ngoài là môn dẫn nhập cho Kitô giáo”, và khẳng định: “Với tôi, khoa học là chứng thực của đức tin”. Chị là bác sĩ Nguyễn Thùy Vân Thảo, giảng viên Trường Ðại học Y Dược TPHCM, người có nhiều năm gắn bó với công việc dạy giáo lý.

Giao ly vien bac si H1.jpg (216 KB)

Từ giảng đường đến lớp học giáo lý

Tôi gặp chị khi lớp học giáo lý sáng Chúa nhật của các thiếu nhi vừa tan. Trán vẫn còn lấm tấm mồ hôi sau buổi dạy học, chị vẫn cười tươi: “Con đường dạy giáo lý của mình là từ ‘bao đồng’ đến bao đồng!”. Chị là thành viên ban giáo lý viên giáo xứ Chánh tòa Bà Rịa từ năm 2003, khi vừa hoàn thành chương trình giáo lý bao đồng. Đến nay, sau 10 năm quàng trên vai chiếc khăn huynh trưởng, chị đang đứng lớp ngành Nghĩa sĩ (bao đồng 2) tại giáo xứ Bàn Cờ, TGP TPHCM. Chị đều đặn làm công việc của một huynh trưởng - giáo lý viên vào các Chúa nhật như thường lệ.

Còn lịch làm việc hằng ngày của chị là sáng khám chữa bệnh tại khoa nhi, bệnh viện Nhi đồng I, chiều đứng lớp trên giảng đường đại học, tham gia các sự kiện, hội nghị quốc tế. Mặc dù rất bận rộn với bao công việc như vậy, chị vẫn luôn duy trì những buổi dạy giáo lý vì cho rằng, một người làm khoa học có nhiều lợi thế khi dạy giáo lý.

Chị kể, khi giảng dạy giáo lý cho các bạn nhỏ, biết các bạn cũng có nhiều thắc mắc về Thiên Chúa, về “nguồn gốc loài người”. Chị thường lấy ví dụ về sự “vô hình” của dòng điện nhưng vẫn có điện để giải thích về sự tồn tại hằng hữu của Thiên Chúa, rằng dù không ai nhìn thấy nhưng chính đức tin đã vén mở ý nghĩa tạo thành vạn vật của Đấng Tạo Hóa, khi khoa học không thể trả lời. “Tôi nhận thức rõ ràng về giới hạn của con người. Hằng ngày cận kề nhiều hoàn cảnh trong bệnh viện, nơi chứng kiến lằn ranh giữa sự sống và cái chết, những ơn lành cùng “phép lạ nhãn tiền”, càng giúp tôi có những bằng chứng sống động để chia sẻ với các em ở lớp giáo lý”.

Mỗi ngày tiếp xúc với bệnh nhi thuộc mọi lứa tuổi ở bệnh viện, cũng như giảng dạy cho sinh viên y khoa là người trưởng thành, đã giúp chị nắm bắt tâm lý của các thiếu nhi trong độ tuổi “giao thoa” ở lớp giáo lý được dễ dàng hơn.

 Giao ly vien bac si H3.jpg (500 KB)

“Bác sĩ giáo lý viên”, một danh xưng tự hào!

Vừa là bác sĩ khám chữa bệnh cho bệnh nhi, giảng viên truyền thụ kiến thức cho các bác sĩ tương lai, vừa giáo lý viên gieo mầm đức tin cho các em thiếu nhi, với chị Vân Thảo là một trách nhiệm không hề nhẹ nhàng, dễ dàng cùng lúc gánh vác. Nhưng chị xác tín một niềm tin, rằng “Tôi được kêu gọi làm công việc chữa lành và giảng dạy về cả khoa học và đức tin. Chắc chắn Chúa sẽ không để tôi bị thử thách quá sức, nên tôi vẫn luôn cố gắng”.

Nói về vị nữ giáo lý viên tận tuỵ của xứ đoàn mình, chị Nguyễn Thụy Quế Thanh, Trưởng xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bàn Cờ, cho biết: “Cô Vân Thảo dành trọn cái tâm của một người làm nghề giáo cho việc giảng dạy giáo lý. Dù bận rộn với công việc bác sĩ, từng có thời gian tạm ngưng sinh hoạt tại giáo xứ để lo hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh và lấy học vị tiến sĩ y khoa, xong là chị trở lại xứ đoàn với các em thiếu nhi liền. Vì là bác sĩ nhi khoa nên chị cũng hiểu rõ tâm lý trẻ em và tham gia khám chữa bệnh mỗi khi xứ đoàn tổ chức trại hè, dã ngoại cho các em”.

Giao ly vien bac si H4.jpg (426 KB)

Đoàn trưởng Quế Thanh cũng cho biết, giáo xứ đang có kế hoạch tổ chức các lớp học sơ cứu do bác sĩ - giáo lý viên Vân Thảo hướng dẫn, nhằm trang bị cho thiếu nhi kỹ năng cần thiết bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.

Có nhiều lúc, áp lực công việc quá cao, khiến chị Vân từng có ý định tạm dừng việc làm giảng viên đại học, nhưng chị nói chị chưa bao giờ nghĩ là “sẽ bỏ việc dạy giáo lý”. Chị chân tình: “Dạy giáo lý không phải mất quá nhiều thời gian, vì với tôi, đó là những buổi lắng nghe, trò chuyện và chia sẻ những trải nghiệm về đức tin. Tôi cũng không truyền đạt một chiều mà trước hết là cần làm gương. Và trên hết, đó là tinh thần trách nhiệm - một trong những nhân đức cơ bản cần có, để có thể làm bất cứ công việc gì”.

 

“Dạy giáo lý là dạy cách sống tình yêu và giảng dạy y khoa, suy cho cùng cũng là dạy cách bảo vệ sự sống con người, nên hai công việc mà tôi đang đảm nhiệm có liên quan đến nhau, hỗ trợ cho nhau” (BS Nguyễn Thùy Vân Thảo)

 

Thảo Thanh

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Khi lão niên thất thập đến giảng đường
Khi lão niên thất thập đến giảng đường
Ở giáo xứ Văn Côi, TGP TPHCM, có một người đàn ông đã chứng minh rằng tuổi tác không phải là rào cản cho đam mê học hỏi. Ông Vũ Văn Trực dù được xếp vào hàng U70, song mỗi ngày vẫn đều đặn đến Trung tâm Mục vụ để...
Bánh mì Thánh Antôn lan tỏa yêu thương đến mọi người
Bánh mì Thánh Antôn lan tỏa yêu thương đến mọi người
Mỗi sáng thứ Bảy hằng tuần, “tiệm bánh mì” Thánh Antôn của Hội dòng Tông đồ Ơn gọi (Rogate) lại xuất hiện trước nhà thờ Vườn Xoài, TGP TPHCM, trao tặng những ổ bánh mì thơm ngon đến bà con có nhu cầu.
Giảng viên y khoa  đứng lớp giáo lý
Giảng viên y khoa đứng lớp giáo lý
Xác tín một cách mạnh mẽ về đức tin Kitô giáo của mình khi dẫn lại câu nói nổi tiếng của nhà khoa học người Ðức Robert Mayer: “Tôi dần kết thúc cuộc đời mình với sự quả quyết rằng khoa học thật sự không là gì khác ngoài là...
Khi lão niên thất thập đến giảng đường
Khi lão niên thất thập đến giảng đường
Ở giáo xứ Văn Côi, TGP TPHCM, có một người đàn ông đã chứng minh rằng tuổi tác không phải là rào cản cho đam mê học hỏi. Ông Vũ Văn Trực dù được xếp vào hàng U70, song mỗi ngày vẫn đều đặn đến Trung tâm Mục vụ để...
Bánh mì Thánh Antôn lan tỏa yêu thương đến mọi người
Bánh mì Thánh Antôn lan tỏa yêu thương đến mọi người
Mỗi sáng thứ Bảy hằng tuần, “tiệm bánh mì” Thánh Antôn của Hội dòng Tông đồ Ơn gọi (Rogate) lại xuất hiện trước nhà thờ Vườn Xoài, TGP TPHCM, trao tặng những ổ bánh mì thơm ngon đến bà con có nhu cầu.
Giảng viên y khoa  đứng lớp giáo lý
Giảng viên y khoa đứng lớp giáo lý
Xác tín một cách mạnh mẽ về đức tin Kitô giáo của mình khi dẫn lại câu nói nổi tiếng của nhà khoa học người Ðức Robert Mayer: “Tôi dần kết thúc cuộc đời mình với sự quả quyết rằng khoa học thật sự không là gì khác ngoài là...
Người gieo tâm tư, gặp khoảnh  khắc
Người gieo tâm tư, gặp khoảnh khắc
Liên tiếp đạt những thứ hạng cao nhất trong hạng mục ảnh nghệ thuật Công giáo (Giải Văn hóa Nghệ thuật Đất Mới của GP Xuân Lộc) nhưng anh Nguyễn Trung Phước không muốn được gọi với danh xưng là nhiếp ảnh gia, chỉ nhận mình là người “trộm” khoảnh...
Lòng tốt và niềm tin sẽ ở lại
Lòng tốt và niềm tin sẽ ở lại
Những bài giảng hay, những sinh hoạt sống đạo đã nuôi dưỡng âm nhạc và ca từ, là nền tảng để Phan Mạnh Quỳnh có những sáng tác hướng đến các vấn đề xã hội và giá trị cộng đồng có sức lay động.
Hiệp sĩ Lê Đức Thịnh người xây những “cây cầu” hòa hợp
Hiệp sĩ Lê Đức Thịnh người xây những “cây cầu” hòa hợp
Bốn mươi năm trước, khi chưa phải là một Hiệp sĩ được Tòa Thánh sắc phong, ông Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh vẫn bằng cách riêng của mình âm thầm dựng xây quê hương và Giáo hội.
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Người giáo dân cao niên yêu mến kinh Mân Côi
Người giáo dân cao niên yêu mến kinh Mân Côi
Lão ông Giuse Maria Lê Văn Trình, giáo dân xứ Hòa Hưng, TGP TPHCM, năm nay đã vào tuổi 94, vẫn chuyên chăm lần hạt Mân Côi mỗi ngày, và còn khuyến khích con cháu thực hành việc lần chuỗi sớm tối.