Hình thành ý thức cộng đồng cho con

Nên chăng từ gia đình các bậc cha mẹ nên tập cho con ý thức cộng đồng, đặc biệt là những nơi công cộng?

Ở những quốc gia tiên tiến, ý thức cộng đồng rất cao, không chỉ cá nhân tuân thủ những quy định chung mà mỗi người còn mạnh dạn góp ý với người vi phạm những quy định này.

Cái tôi quá lớn

Cô A xả rác nơi công cộng, cô B nhắc nhở, thế là nhận ngay một câu trả lời xấc xược : “Chị là ai, chị lấy quyền gì nói tôi?”. Nếu cả hai là người nóng tính, một cuộc cãi vã, thậm chí xô xát với những hậu quả khôn lường có thể xảy ra. Vì vậy, khi gặp những hành vi vi phạm trật tự hoặc vệ sinh tại nơi công cộng, mọi người thường giữ thái độ dửng dưng, xem việc nhắc nhở chẳng phải chuyện của mình, mà là trách nhiệm của một ai khác.

Tại “Đường sách” ở Sài Gòn, thi thoảng bắt gặp chiếc xe gắn máy chạy lướt qua chiếc bảng cấm xe gắn máy mà chẳng ai có thái độ gì. Vì mọi người cho đó là việc làm của nhân viên bảo vệ Đường sách. Trên “Phố đi bộ”, cũng chỉ khách Tây chặn xe gắn máy vô ý thức chạy vào khu vực dành cho người đi bộ, tuyệt nhiên chẳng có người Việt nào “dám” làm điều đó. Vì sao? Họ sợ đụng chạm ! Và vì cái tôi quá lớn của người Việt. Không ai nhận mình sai. Nếu có sai cũng cố cãi để người khác phải chấp nhận cái sai của mình: “Ừ, tôi sai đó, nhưng mấy người lấy quyền gì mà bắt bẻ tôi ?”.

Góp phần cho hành vi sai trái

Không ai lạ gì những hành động ra dấu, ra hiệu cho nhau để “qua mặt” những người giữ gìn trật tự công cộng. Trên con đường một chiều, người đi cùng chiều sẽ thản nhiên ra hiệu cho người đang đi xe ngược chiều rằng có công an đang đứng ở cuối đường, hãy mau quay đầu xe lại để tránh bị phạt. Nhiều tài xế chở hàng cấm hay hành khách quá tải, cũng được các đồng nghiệp ra dấu bằng các ngón tay cho biết phía trước đang có công an, hãy thận trọng rẽ đường khác hoặc cho hành khách ngồi vào đường giữa hai dãy ghế để qua mắt lực lượng công lực.

Tại những con đường cấm hàng rong, không khó bắt gặp chủ nhân những chiếc xe gắn máy tốt bụng báo tin cho những người lấn chiếm lề đường “công an đang ở trên kia”. Người phạm luật dọn dẹp, thu gom hàng hóa nhanh nhất có thể ngay khi nghe “báo động”. Và người làm công việc báo nguy cứ chắc chắn mình vừa thực hiện một “ nghĩa cử cao đẹp”.

Kể dài dòng để muốn xác định rằng, kêu gọi mọi người nâng cao ý thức cộng đồng và bảo vệ trật tự, quyền lợi của cộng đồng tại Việt Nam không phải là một việc dễ dàng, bởi ai cũng vì cái tôi quá lớn.

Tạo ý thức cho con

Bà Phạm Thị Năng, 45 tuổi (Q5) chia sẻ: “Mình nên dạy con cháu không xả rác nơi công cộng. Thấy ai xả rác cứ im lặng nhặt rác bỏ vào thùng chứ đừng nhắc nhở nhiều lúc mang vạ vào thân”. Cũng như ai vượt đèn đỏ kệ họ, bà chỉ khuyên con cháu nên tuân theo mọi quy định dù đôi khi chỉ bị xem là nhỏ nhặt. Những nơi công cộng bao gồm luôn cả những nơi thờ phượng linh thiêng như nhà thờ, không ít người đi lễ sớm, ăn vội ổ bánh mì hoặc uống cà phê và thoải mái vứt bao, giấy và ly cà phê nhựa ở đâu đó trong khuôn viên nhà thờ thay vì vứt vào thùng rác.

Ngoài thói quen không xả rác, ông Trần Văn Khen, 40 tuổi (Bình Thạnh) còn dạy con không nên sử dụng điện thoại trên xe buýt và trong nhà thờ, nếu không có gì nghiêm trọng, để khỏi ảnh hưởng đến các hành khách khác trên xe và những giáo dân đang nghiêm túc trong thánh lễ. Đặc biệt không nên nói chuyện riêng trong nhà thờ vì ngoài việc đó là thái độ bất kính còn là gây lo ra cho giáo dân đi lễ.

Có một điều rất tế nhị mà hình như nhà thờ nào cũng gặp phải là việc xen ngang hàng để rước Mình Thánh thay vì xếp hàng, lý do bởi ít ai bày tỏ thái độ trong việc này, dù đây là hình ảnh không đẹp mắt. Chị Huỳnh Thị Trúc, 30 tuổi (Q1) nhận định ở những nơi như nhà thờ Đức Bà, thói quen này không tránh khỏi những cái nhíu mày của người nước ngoài. Thậm chí có người nhắc nhở: “I am sorry, you must queue”. (Xin lỗi, bạn phải xếp hàng). Vì thế cha mẹ ngoài làm gương, cũng nên dạy con biết xếp hàng một cách nghiêm túc, trong đó có xếp hàng rước lễ.

Trong những ngày lễ lớn tại các nhà thờ, giáo dân phải ngồi dự lễ nơi sân nhà thờ. Thế là có chuyện giành ghế trước cho người thân trong khi các giáo dân khác không có ghế ngồi dù đã có mặt trong thánh lễ. Đó là điều không nên xảy ra trong môi trường thiêng liêng như nhà thờ. Bà Nguyễn Thị Trúc, 50 tuổi (Q3) cho biết, bà không cho phép con cháu giành ghế cho bà hoặc người thân. Ai đến trước thì lấy trước. Người đi sau chịu khó đứng hoặc ngồi trên đất, kể cả bà. Như vậy con cháu không làm việc có lỗi với mọi người và cũng là cách mọi người trong nhà nên đi lễ sớm để có chỗ ngồi. Không nên cử một “đại diện” lấy ghế cả chồng rồi cả gia đình nhẩn nhơ từ từ đến sau vì chắc chắn mình có chỗ ngồi.

NGUYỄN NGỌC HÀ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Để thể hiện tình đoàn kết và tri ân đối với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, đây là lần đầu tiên, linh mục Giuse Nguyễn Minh Chánh tổ chức và kết nối...
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Chiều ngày 14.1, đoàn lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN TPHCM do ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng năm mới tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM.
Trồng khổ qua đón Xuân
Trồng khổ qua đón Xuân
Bên hiên, giàn khổ qua đầy hoa vàng thơm ngát quyện vào gió chướng. Năm nào ba tôi cũng trồng hai đợt khổ qua đón Tết. Một đợt gieo hạt vào cuối tháng Mười Âm lịch để thu hoạch trái, một đợt trồng gần đầu tháng Chạp nơi hàng rào...
Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Các tôn giáo thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Phước
Để thể hiện tình đoàn kết và tri ân đối với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, đây là lần đầu tiên, linh mục Giuse Nguyễn Minh Chánh tổ chức và kết nối...
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết Nguyên đán tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM
Chiều ngày 14.1, đoàn lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN TPHCM do ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng năm mới tại Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM.
Trồng khổ qua đón Xuân
Trồng khổ qua đón Xuân
Bên hiên, giàn khổ qua đầy hoa vàng thơm ngát quyện vào gió chướng. Năm nào ba tôi cũng trồng hai đợt khổ qua đón Tết. Một đợt gieo hạt vào cuối tháng Mười Âm lịch để thu hoạch trái, một đợt trồng gần đầu tháng Chạp nơi hàng rào...
Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Trở về với “Ðồng xanh”
Trở về với “Ðồng xanh”
Bài hát “Green Fields” do nhóm nhạc Brother Four trình bày được phát hành lần đầu vào năm 1960, tính đến nay đã 65 năm trôi qua.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...