150 năm họ Gia Định

Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục phụ tá TGP.TPHCM đã chủ sự thánh lễ mừng kỷ niệm 150 năm thành lập giáo xứ Gia Định vào ngày 29.12.2017.Ðồng tế có cha Tổng Ðại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân, 30 linh mục cùng đông đảo bà con giáo dân.

Gia Ðịnh là một trong những giáo xứ lâu đời nhất của Tổng giáo phận. Từ một cộng đoàn nhỏ bé gồm một số gia đình sống trên ghe ở rạch Cầu Bông vào những năm 1860, qua thời gian, số giáo hữu đã lên đến 10.000 người.

Ngôi nhà thờ Gia Ðịnh hiện nay do cha Phanxicô Trần Công Mưu đứng ra xây dựng, với sự góp sức của kỹ sư Nguyễn Hữu Nhiêu, con rể ông Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký), một cựu chủng sinh quê ở Cái Mơn. Vào năm 1897, Ðức cha Jean Depierre đã bổ nhiệm cha Lambert làm cha sở đầu tiên của họ Cầu Bông - Gia Ðịnh. Ðã có 33 linh mục xuất thân từ họ đạo này, trong đó có Ðức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Ðiền. Bên trong khuôn viên nhà thờ là ngôi trường Bossuet do cha sở thứ 9 Giacôbê Huỳnh Văn Của lập ra. Sau đó, linh mục Antôn Phùng Quang Mạnh cho xây lại, đặt tên là Thánh Mẫu, dành cho học sinh trung học và tiểu học, hiện nay là trường tiểu học Lam Sơn. Các công trình từ thiện bác ái như phòng khám bệnh, phát thuốc miễn phí; trường khuyết tật Gia Ðịnh dạy các em chậm phát triển; các lớp học tình thương, chương trình học bổng cho học sinh; thăm viếng, tặng quà cho những người yếu thế… vẫn được các giáo dân của họ đạo duy trì thường xuyên.

Trong bài giảng lễ, Ðức cha phụ tá Giuse đã diễn giải đoạn Tin Mừng nói về hình ảnh gia đình Thánh Gia Thất: “Niềm vui của giáo xứ hôm nay là niềm vui của một cộng đoàn Dân Chúa luôn phát triển trong tình thương của Thiên Chúa qua việc trung thành tuân giữ các giới răn và được Ngài chúc lành… Giáo xứ đã luôn quảng đại, mở rộng tình yêu thương cho những người chung quanh”. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành họ đạo cùng với các chương trình, các công trình mục vụ hướng đến tha nhân mà các vị chủ chăn nơi đây đã khởi xướng, Ðức cha mời gọi mọi người cùng tạ ơn Thiên Chúa về những ơn lành Chúa ban và mong muốn qua cộng đoàn giáo xứ, những ơn lành ấy sẽ được chia sẻ rộng rãi đến tha nhân, nhất là những người bất hạnh.

TRÚC YÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Giữa không gian yên bình bên dòng sông Sài Gòn ở phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, trong không gian dòng Đức Mẹ Người Nghèo, tượng “Đức Mẹ Của Người Nghèo” (còn gọi là Đức Mẹ Banneux) đã trở thành một điểm thu hút đông đảo giáo dân.
Gió thổi chữ, gieo tình
Gió thổi chữ, gieo tình
Họ là những người trẻ, những tâm hồn khao khát sẻ chia, không ngại cản trở địa lý, đã mang con chữ đến với những đứa trẻ vùng cao…
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Từ những công trình mới đồ sộ đến các dự án phục chế tranh kính trăm năm tuổi, Hồ Vương đã góp phần thổi hồn vào không gian linh thiêng tại nhiều giáo xứ trong và ngoài nước.
Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Giữa không gian yên bình bên dòng sông Sài Gòn ở phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, trong không gian dòng Đức Mẹ Người Nghèo, tượng “Đức Mẹ Của Người Nghèo” (còn gọi là Đức Mẹ Banneux) đã trở thành một điểm thu hút đông đảo giáo dân.
Gió thổi chữ, gieo tình
Gió thổi chữ, gieo tình
Họ là những người trẻ, những tâm hồn khao khát sẻ chia, không ngại cản trở địa lý, đã mang con chữ đến với những đứa trẻ vùng cao…
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Từ những công trình mới đồ sộ đến các dự án phục chế tranh kính trăm năm tuổi, Hồ Vương đã góp phần thổi hồn vào không gian linh thiêng tại nhiều giáo xứ trong và ngoài nước.
Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Năm 2025, Giáo hội Công giáo Việt Nam sống trong niềm vui đặc biệt, mừng Năm Thánh thường lệ thứ 27 của Giáo hội hoàn vũ và không ít giáo xứ kỷ niệm 50, 60, hay 70 năm thành lập.
Ngôi thánh đường lưu dấu niềm tin và ký ức
Ngôi thánh đường lưu dấu niềm tin và ký ức
Thánh đường giáo xứ Ðức Bà Hòa Bình (Quận 1, TPHCM) là một trong những ngôi nhà thờ đặc biệt của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn.
Mất mát lớn của nền thánh nhạc Việt Nam
Mất mát lớn của nền thánh nhạc Việt Nam
12 giờ trưa ngày 17.6.2025, linh mục Phêrô Nguyễn Kim Long, được người Công giáo Việt Nam quen gọi là linh mục nhạc sĩ Kim Long, đã được Chúa gọi về, khép lại hành trình 84 năm trên trần thế, trong đó có 57 năm sống đời linh mục.
Lễ kỷ niệm 50 năm linh mục của cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân
Lễ kỷ niệm 50 năm linh mục của cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân
Sáng ngày 18.6.2025, tại nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, thánh lễ mừng kỷ niệm 50 năm linh mục của cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện TGP TPHCM
Linh mục nhạc sĩ Kim Long về với Chúa
Linh mục nhạc sĩ Kim Long về với Chúa
Linh mục Phêrô Nguyễn Kim Long (nhạc sĩ Kim Long), đại thụ của nền thánh nhạc Việt Nam đã được Chúa gọi về vào 12 giờ trưa ngày 17.6.2025, hưởng thọ 84 tuổi với 57 năm linh mục.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nhân ngày Thế giới Người nghèo năm 2025
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nhân ngày Thế giới Người nghèo năm 2025
Nghèo đói có những nguyên nhân mang tính cơ cấu cần được giải quyết và xóa bỏ. Trong khi chờ điều đó xảy ra, tất cả chúng ta được mời gọi kiến tạo những dấu chỉ mới của niềm hy vọng, những dấu chỉ làm chứng cho tình bác ái...