Hội nhập văn hóa để loan báo Tin Mừng (1)

Chủ đề Thượng Hội đồng Giám mục XVI nhắc nhở ta về sứ mệnh truyền giáo: muốn có một Giáo hội đồng hành với thế giới và nhân loại, ta cần phải hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, từ đó mới có thể tham gia vào mọi hoạt động của Giáo hội và mới thi hành các sứ vụ truyền giáo cách hiệu quả.

Năm 2033 sẽ là năm Giáo hội Công giáo Việt Nam kỷ niệm 500 năm Tin Mừng được loan báo trên quê hương và nhiều nơi đang quyết tâm đẩy mạnh việc truyền giáo. Ngày 21.10.2023 vừa qua, Ban Loan báo Tin Mừng của Tổng Giáo phận TPHCM đã tổ chức họp mặt cử hành “Ngày Truyền giáo năm 2023” với khoảng 1.000 tham dự viên tại nhà thờ Thánh Phaolô, quận Bình Tân. Trong dịp này, Đức TGM Giuse Nguyễn Năng đã chấp nhận kế hoạch do Ban Loan báo Tin Mừng đề xuất để nâng tỷ lệ dân số Công giáo từ 7% lên 10% trong giai đoạn 2023-2033 và sẽ phổ biến trong dịp tĩnh tâm linh mục TGP vào cuối tháng 11.2023. Ai cũng hy vọng rằng trong vòng mười năm, từ 2023 đến 2033, tỷ lệ dân số Công giáo Việt Nam sẽ tăng từ 7% hiện nay lên tới 10% vào thời điểm đó[1]. Đây là một ước nguyện hết sức cao quý và rất đáng khen ngợi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta sẽ lập ra kế hoạch rõ ràng và chi tiết như thế nào để đạt được mục tiêu này, thay vì chỉ là một khẩu hiệu hình thức như đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ?

Khi nhìn vào cánh đồng truyền giáo châu Á, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị thánh đã định hướng việc truyền giáo cho thời đại hôm nay là phải “hội nhập văn hóa để loan báo Tin Mừng” thì mới có kết quả, nhưng nhiều người lại không quan tâm. Vì thế, chúng ta dành ít phút để tìm hiểu điều này.

Hãy Loan Báo Tin Mừng - Thứ Năm Tuần XXVI Thường Niên B


Lịch sử truyền giáo gắn chặt với việc hội nhập văn hóa

Công đồng Vatican II đã xác định trong Sắc lệnh Truyền giáo Ad Gentes ở số 2 rằng: “Tự bản tính, Giáo hội lữ hành là người được sai đi vì cội nguồn của Giáo hội gắn liền với việc Chúa Con và Chúa Thánh Thần được sai đến theo ý định của Chúa Cha”. Như thế, Giáo hội tự bản chất mang tính truyền giáo.

Sau khi con người phạm tội, Chúa Cha đã cho Con của Ngài là Ngôi Lời Nhập thể trở thành người, để đưa tất cả nhân loại và vũ trụ trở về với mình và được chia sẻ sự sống vĩnh hằng của con cái Thiên Chúa. Nhờ Chúa Thánh Thần quy tụ, Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập các môn đệ thành một dân mới là Giáo hội và sai họ đi khắp thế gian để loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Do đó, lịch sử Giáo hội chính là lịch sử truyền giáo và lịch sử của mỗi người môn đệ chúng ta cũng là việc giới thiệu con đường sự thật và sự sống của Đức Giêsu và hành động như Người để cứu độ muôn loài.

Tuy nhiên, việc giới thiệu Đức Giêsu và những lời dạy của Người cho một cá nhân hay cho một dân tộc tùy thuộc vào trình độ văn hóa của người loan báo Tin Mừng và của cả người được loan báo, nghĩa là cả hai bên cần có khả năng nói cho người khác nghe và hiểu được người khác nói về Đức Giêsu để đón nhận Người hay không.

Hoạt động truyền giáo này tương tự như mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Đức Giêsu. Người là Ngôi Lời Thiên Chúa vô hình, đã hòa nhập vào thế giới hữu hình, đón nhận nền văn hóa cụ thể của dân tộc Do Thái để rao giảng về Chúa Cha và giới thiệu con đường sự thật và sự sống của Người, như lời xác định của các người Do Thái: “Chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa”[2].

Đức Giêsu đã dùng những cách suy nghĩ, nói năng, hành động, cảm nhận của con người đồng thời với mình để loan báo Tin Mừng cứu độ. Đây là hoạt động mà ngày nay chúng ta gọi là hội nhập văn hóa[3], nghĩa là đem những giá trị cao quý của Thiên Chúa hòa nhập vào đời sống con người và biến đổi những giá trị tốt đẹp của con người thành cao quý, siêu việt như Thiên Chúa[4].

Lịch sử Giáo hội toàn cầu và lịch sử Giáo hội Việt Nam[5] đã chứng thực rằng khi người tín hữu rao giảng và sống theo những giá trị của Tin Mừng, họ luôn lôi cuốn và biến đổi được người khác, biến đổi cả dân tộc và thế giới đi theo Chúa Giêsu Kitô.

Giáo hội Công giáo đã giới thiệu cho xã hội loài người thời đó, đang sống trong nền văn hóa thống trị của đế quốc La Mã, nền văn hóa Công giáo với những giá trị nền tảng. Giá trị cao cả nhất là Thiên Chúa Ba Ngôi như một sự thật để loại bỏ tất cả các thần linh giả tạo của tôn giáo Hy Lạp và La Mã. Giá trị con người với thể xác cần được tôn trọng và linh hồn bất tử cần được cứu độ thay cho nền văn hóa La Mã tôn thờ thân xác với các dục vọng của nó và đối xử tàn tệ với các dân tộc làm nô lệ cho họ. Giá trị của gia đình một vợ một chồng, chung thủy với nhau cho đến chết, bảo vệ nuôi dạy con cái thay vì đa thê, trọng nam khinh nữ, phá thai. Giá trị của nền dân chủ cộng đồng đặt nền tảng trên tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người thay vì dựa trên quyền lợi và sức mạnh chiếm đoạt của con người dành cho một cá nhân hay một dòng họ theo chế độ quân chủ độc tài.

Các giá trị này đã biến đổi nhiều dân tộc và cả cộng đồng nhân loại cho đến ngày nay. Mỗi khi Giáo hội thực hành việc hội nhập văn hóa là Giáo hội thành công trong việc truyền giáo. Tuy nhiên, từ 2000 năm nay, nhiều giá trị văn hóa mới trong Tin Mừng cũng như trong kho tàng văn hóa nhân loại đã được khám phá và phổ biến, nhưng hình như Giáo hội toàn cầu cũng như Giáo hội Việt Nam không quan tâm để tìm kiếm và hội nhập. Kết quả là số người tin theo Đức Giêsu Kitô không tăng thêm, trái lại càng ngày càng giảm bớt.


Ước mơ truyền giáo hiệu quả

Uớc mơ loan báo Tin Mừng cho muôn dân tộc đạt được kết quả tốt đẹp này bắt đầu từ chính Đức Giêsu: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một mục tử”[6]. “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” [7]. Trong suốt dòng lịch sử truyền giáo của Giáo hội Công giáo, rất nhiều người đã ước mơ như vậy và đã cố gắng hết sức để loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu cho những người ở gần mình cũng như những người ở xa.

Dầu vậy, không phải thời nào Giáo hội cũng gặt hái được những kết quả tốt đẹp. Thượng Hội đồng Giám mục XIII đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái và yếu kém trong lĩnh vực truyền giáo[8] và Thượng Hội đồng Giám mục XVI mới đây cũng yêu cầu chúng ta nhìn lại các sứ vụ truyền giáo của mình, bởi vì thấy rõ sự suy thoái về kết quả truyền giáo hầu như trên khắp thế giới bắt nguồn từ đời sống kém đạo đức của các tín hữu trước những trào lưu mới của thế giới.

Số liệu gần đây nhất trong Ngày Thế giới Truyền giáo 2023 do hãng tin Fides của Tòa Thánh Vatican cho thấy, số tín hữu Công giáo trên toàn thế giới là 1.375.852.000, chiếm tỷ lệ 17,67%, so với năm trước là 17,70%. Dù số tín hữu tăng thêm 16,24 triệu người nhưng tỷ lệ đã giảm hơn một chút.

Nếu chúng ta so sánh số liệu của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử từ năm 1615 đến 2023[9], sẽ thấy có những thời kỳ truyền giáo rất thành công, nhưng cũng có thời kỳ suy thoái. Chỉ trong 50 năm đầu 1615-1665, các nhà truyền giáo Dòng Tên với các thầy giảng Việt Nam đã rửa tội cho khoảng 100.000 người ở cả hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đến đầu thế kỷ XIX, số tín hữu đã tăng lên đến vài trăm ngàn người. Trong khoảng năm 1659-1802, Giáo hội Việt Nam có 3 giáo phận với 320.000 tín hữu, 14 thừa sai, 121 linh mục. Vào cuối thời kỳ thử thách, từ năm 1802-1886, Giáo hội Việt Nam có 9 giáo phận với 600.000 tín hữu, chiếm khoảng 8% dân số, sau khi đạt đến tỷ lệ gần 12% dân số và bị giết hại khoảng 100.000 người trong khoảng 45 năm, từ 1840-1885. Từ năm 1886-1960, Giáo hội Việt Nam có 3 giáo tỉnh với 25 giáo phận và 2.151.370 tín hữu, chiếm khoảng hơn 7,5% dân số, với hơn 1.800 linh mục triều, dòng và thừa sai, gần 6.000 tu sĩ nam nữ. Từ năm 1960-2023, Giáo hội Việt Nam có 27 giáo phận. Năm 2023, số tín hữu khoảng hơn 7 triệu người, chiếm 7% dân số, với hơn 5.000 linh mục, 5.000 chủng sinh, 40.000 tu sĩ nam nữ và hơn 500.000 đoàn viên các hội đoàn Công giáo tiến hành. Số tín hữu tân tòng mỗi năm khoảng từ 30.000 đến 40.000 người.

Ước muốn tăng thêm tỷ lệ dân số Công giáo từ 7% lên đến 10% vào năm 2033 là một kỳ vọng đòi hỏi toàn thể Giáo hội Việt Nam phải đồng tâm nhất trí và đặt ra kế hoạch cụ thể thì mới mong đạt được, vì trong gần 140 năm qua, từ năm 1886 đến nay, tỷ lệ người Công giáo tính trên dân số luôn đi xuống.

Chúng ta có thể nhìn vào Giáo hội Hàn Quốc như một thí dụ cụ thể để thấy ước mong này có thể đạt được. Từ năm 1949, tỷ lệ dân số Kitô giáo ở Hàn Quốc, gồm Công giáo và Tin Lành, là 1%; 65 năm sau, vào năm 2014, dân số Công giáo đã tăng lên 10,5% với 5.393.000 tín hữu[10]. Năm 2020, tỷ lệ này là 11,1%. Để đạt được thành công đó, Hội đồng Giám mục Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch truyền giáo rất tỉ mỉ và chi tiết trong mọi lĩnh vực của đời sống. Thành công vang dội của Giáo hội Hàn Quốc là đã biết vận dụng quy luật hội nhập văn hóa được Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề ra năm 1999. Ngài đã thăm Giáo hội này vài lần như để khích lệ và tưởng thưởng hoạt động truyền giáo của tín hữu Hàn Quốc.

(còn nữa)

Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn


1 x. Báo Công giáo và Dân tộc, bài “Lòng bừng cháy, chân bước nhanh”, số 2416, tr.16-16, tuần lễ từ 27/10 đến 2/11/2023.

2x. Mt 22,15-21.

3 Chúng tôi đã giải thích từ ngữ “văn hóa” và “hội nhập văn hóa” trong chương đầu tiên của cuốn sách “Hội nhập văn hóa Công giáo ở Việt Nam”, NXB Tôn Giáo, 2023, tr. 13-26.

4 x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Hội nhập văn hóa Công giáo ở Việt Nam, chương 6: “Con đường Giêsu”, NXB Tôn Giáo, 2023, tr. 113-140.

5 Chúng tôi cũng đã trình bày cuộc hội nhập văn hóa của Giáo hội Công giáo Việt Nam, từ năm 1533-2021, trong chương 4 của cuốn sách “Hội nhập văn hóa Công giáo ở Việt Nam”, NXB Tôn Giáo, 2023, tr. 73-94.

6 Ga 10,16-17.

7 Ga 17,20.

8 1Ths 1,5

9 x. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên giám GHCGVN 2016, NXB Tôn Giáo, tr.171-194.

12 x. Hội đồng Giám mục Việt Nam, GHCGVN Niên giám 2016, NXB Tôn Giáo, tr.158.

11 x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Hội nhập Văn hóa Công giáo ở Việt Nam, câu chuyện về Hoàng tử Lý Long Tường của Việt Nam chiến đấu chống lại quân Nguyên Mông xâm lăng Hàn Quốc, năm 1232 và được vua Cao Tông, phong làm Hoa Sơn (Hwa San) Tướng công năm 1253, NXB Tôn Giáo, 2023, tr.65-66.

tin liên quan

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Caritas Việt Nam  lan tỏa tình yêu
Caritas Việt Nam lan tỏa tình yêu
Với chủ đề “Như Thầy yêu thương”, Caritas Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên 2024 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc từ ngày 30.9 đến 3.10.2024.
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Trong những ngày tháng 10 này, tín hữu ở nhiều giáo xứ và cơ sở tôn giáo trong quận Tân Bình đang tập dượt lời ca tiếng hát chuẩn bị cho cuộc Liên hoan văn nghệ các dân tộc và tôn giáo, nhân Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân...
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên nhắn nhủ các tu sĩ hãy trở nên những chứng nhân Tin Mừng giữa lòng xã hội hôm nay, đời sống cần phù hợp và thậm chí đi trước những lời rao giảng.
Caritas Việt Nam  lan tỏa tình yêu
Caritas Việt Nam lan tỏa tình yêu
Với chủ đề “Như Thầy yêu thương”, Caritas Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên 2024 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc từ ngày 30.9 đến 3.10.2024.
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường
Trong những ngày tháng 10 này, tín hữu ở nhiều giáo xứ và cơ sở tôn giáo trong quận Tân Bình đang tập dượt lời ca tiếng hát chuẩn bị cho cuộc Liên hoan văn nghệ các dân tộc và tôn giáo, nhân Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân...
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Tu sĩ được mời gọi trở nên những chứng nhân Tin Mừng
Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên nhắn nhủ các tu sĩ hãy trở nên những chứng nhân Tin Mừng giữa lòng xã hội hôm nay, đời sống cần phù hợp và thậm chí đi trước những lời rao giảng.
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Nhà nguyện mới ở giáo điểm miền quê
Tại giáo điểm Tân Hòa, họ đạo Thủ Ngữ, giáo phận Mỹ Tho vào ngày 6.10.2024 đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà nguyện mới.
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Sứ vụ linh mục trong Giáo hội Hiệp hành
Đây là đề tài của chương trình tĩnh tâm năm linh mục giáo phận Hải Phòng năm 2024 được tổ chức vào ngày 30.9 đến 4.10 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận.
Nghi thức Tuyên xưng đức tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Nghi thức Tuyên xưng đức tin của Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Chiều 8.10.2024, một ngày trước khi thánh lễ tấn phong Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc được cử hành, Đức Giám mục tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh đã tuyên xưng đức tin, tuyên thệ trung thành với Giáo hội trước sự chứng kiến của HĐGMVN và đông...
Báo Công giáo và Dân tộc phân ưu cùng Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi
Báo Công giáo và Dân tộc phân ưu cùng Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi
Bà cố Matta Phạm Thị Lến - thân mẫu Đức cha Phêrô Lê Tấn Lợi, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ - được Chúa gọi về lúc 12g35 ngày 6.10.2024, hưởng thọ 87 tuổi
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai
Trợ giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại các huyện Bảo Yên (Lào Cai), Lục Yên, Trấn Yên (Yên Bái) và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Ban Bác ái Hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa đã tổ chức chuyến thăm cứu trợ kéo dài 9 ngày...
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô Nguyễn Khắc Dương
Thánh lễ tạ ơn mừng đại thượng thọ thầy Stêphanô được tổ chức tại Tu đoàn Anh Em Bác Ái Chúa Kitô Tôi Tớ, giáo phận Phan Thiết, dưới sự chủ trì của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục giáo phận Hà Tĩnh.