Làm bạn với nỗi sợ của con

Con trai em 3 tuổi bình thường rất “ngon lành”, tự tin và vô lo. Khi các bạn sợ bác sĩ, sợ ông kẹ, thạch sùng, sâu róm... thì con em đứng ra bảo vệ và giúp đỡ như một anh hùng. Thế nhưng bé lại gặp phải nỗi sợ bóng tối, lần nào đưa con vào ngủ ở phòng riêng cũng xảy ra tình trạng bé mè nheo đòi được bật đèn khi ngủ hoặc nửa đêm thức dậy khóc la đòi vào ngủ chung với ba mẹ bằng được.

Vợ chồng em phải làm sao để giúp con vượt qua?

(Nguyễn Minh Ch. - Liên Chiểu, Đà Nẵng)

Sợ hãi khác với lo lắng. Lo lắng thường xảy ra mà không có bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài. Sợ hãi là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa, là khả năng nhận ra nguy hiểm để chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại - một cơ chế cơ bản xảy ra trong việc phản ứng với một kích thích cụ thể (đau đớn hoặc rơi vào tình huống nguy hiểm chẳng hạn).

Có lẽ các bậc cha mẹ đã quên rằng hồi nhỏ, ta cũng sợ những thứ vớ vẩn y như con mình bây giờ, thậm chí có người vẫn còn sợ những thứ đó cho đến khi lớn lên già đi (sợ chuột, sợ gián, sợ chó, sợ gầm cầu thang, sợ... ma). Và câu trấn an “Chẳng việc gì phải sợ!” không hề làm ta cảm thấy bớt sợ hãi mà còn đẩy ta vào nỗi sợ lớn hơn, khi không có ai bên cạnh và phải một mình chống chọi với “nó”.

Với các bé 3 tuổi đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc về trí tưởng tượng và khả năng ghi nhớ thì nỗi sợ bóng tối được coi là bình thường. Thời kỳ này trẻ bắt đầu thích những trò chơi “sắm vai” nhưng lại chưa đủ nhận thức để hiểu được sự khác nhau giữa thế giới thật và những điều tưởng tượng. Từ đó có thể nghĩ ra vô vàn những điều “kinh dị” khi màn đêm buông xuống, những câu chuyện như trong phim hoạt hình hoặc TV khiến bé sợ sệt và thấy không được an toàn.

Để giúp con vượt qua sự sợ hãi bóng tối, ba mẹ phải làm bạn với nỗi sợ của con, bằng cách:

◆Không trêu chọc, giễu cợt, thúc giục, phủ nhận cảm xúc này của con. Cũng đừng tỏ ra khó chịu, chán nản, bực bội khi thấy bé trở nên “kém cỏi”, nhút nhát, sợ hãi vô cớ. Điều này chỉ càng làm cho bé cảm thấy mất chỗ dựa vào cha mẹ và càng trở nên sợ hãi.

◆Tìm cho bé một “thiên thần hộ mệnh” như thú bông, đồ chơi và nói: “Đây là người bạn dũng cảm sẽ bảo vệ con suốt đêm, không ai có thể làm hại con khi có bạn ấy bên cạnh”.

◆Chấp nhận cho bé để đèn sáng khi ngủ. Mua loại đèn điều chỉnh được độ sáng, từ từ hạ bớt độ sáng của đèn xuống cho đến khi con sẵn sàng ngủ mà không cần bật đèn.

◆Khi con giật mình giữa đêm, khóc lóc đập cửa đòi sang ngủ chung với ba mẹ, thay vì để con vào ngủ cùng phòng với mình, hãy ôm lấy vỗ về rồi qua phòng con, cùng con xem xét mọi thứ “đáng ngờ”, ngồi lại với con một lúc và khi cả hai đã chắc chắn rằng không có gì đáng sợ thì lại... ai về giường nấy. Việc cho con vào ngủ chung giường không làm cho bé bớt sợ mà chỉ khiến bé thấy căn phòng của mình thực sự nguy hiểm, chẳng thế mà ba mẹ cũng công nhận và cho mình sang ngủ nhờ đấy thôi.

◆Không nên hù dọa trẻ bằng bất cứ hình ảnh, sự việc, nhân vật hư cấu hay có thật nào. Không “rèn luyện” hoặc trừng phạt con bằng cách bắt đứng vào góc tối hay nhốt vào phòng tối một mình.

◆Hạn chế nói câu: “Có gì đâu mà sợ?!” mà hãy tôn trọng và công nhận cảm xúc của trẻ. Trẻ có quyền được sợ hãi, được buồn, được tức giận, được khó chịu, được vui vẻ, phấn khích... Hãy công nhận thay vì chỉ trích, hãy khích lệ, an ủi trẻ khi cần thiết và hãy cố gắng cùng trẻ tìm ra cách giải quyết hợp lý. Nhấn mạnh rằng con là chàng trai dũng cảm và giàu tình cảm.

THS - BS LAN HẢI

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cứu khát
Cứu khát
Người ta thường nói “cứu đói” chứ ít ai nói “cứu khát”. Và từ “chết khát” thường được nghe như câu than đùa: “Chờ bạn lấy nước, tui chết khát từ lâu rồi!”…
Tháng 4 thăm bảo tàng chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ
Tháng 4 thăm bảo tàng chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ
Những ngày tháng 5, trong hành trình thăm các điểm lịch sử trên đất Ðiện Biên, rất đông du khách trên mọi miền đất nước có dịp tìm hiểu cụm di tích chiến thắng Ðiện Biên Phủ.
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cứu khát
Cứu khát
Người ta thường nói “cứu đói” chứ ít ai nói “cứu khát”. Và từ “chết khát” thường được nghe như câu than đùa: “Chờ bạn lấy nước, tui chết khát từ lâu rồi!”…
Tháng 4 thăm bảo tàng chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ
Tháng 4 thăm bảo tàng chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ
Những ngày tháng 5, trong hành trình thăm các điểm lịch sử trên đất Ðiện Biên, rất đông du khách trên mọi miền đất nước có dịp tìm hiểu cụm di tích chiến thắng Ðiện Biên Phủ.
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Xã hội không ngừng phát triển, sợi dây gắn kết quan hệ các đại gia đình, dòng họ Việt cũng có những biến dịch theo thời gian…
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Tuần qua, những hình ảnh về một đô thị xa hoa của vùng sa mạc trên bán đảo Ả Rập bị ngập lụt nghiêm trọng đã khiến cả thế giới sửng sốt, dẫn đến những đồn đoán về nguyên nhân đằng sau vụ việc.
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm. Tính đến quý I/2024, cả nước đã ghi nhận 16 vụ, làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có ba người...