Lấy việc bác ái làm đầu

“Qua việc mình làm, đừng cho người ta thấy mình mà hãy cho thấy Chúa Giêsu” - đó là điều mà bà cố Trương Thị Thu (thân mẫu của linh mục Giuse Huỳnh Thanh Phương - chánh xứ Thánh Phaolô, Q10, TGP.TPHCM) vẫn tâm niệm khi đến với những phận người đơn côi nghèo khó. Năm nay đã ngoài 70 tuổi, bà vẫn còn minh mẫn, việc đời việc đạo đều chu toàn. Ở bà toát lên tinh thần hết lòng phục vụ tha nhân, không phân biệt lương giáo.

Tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở giáo xứ Hà Đông - hạt Xóm Mới trong một buổi chiều nắng đậm, vẫn giữ chất giọng ngọt ngào của người làng Phủ Cam - Huế, bà cố chậm rãi kể về một thời.

Bà cố Thu (thứ 3 từ trái qua) cùng đoàn từ thiện đến thăm bà con

Ngày ấy, khi còn rất trẻ, bà đã phát tâm làm từ thiện. Lúc 15 - 16 tuổi, mỗi lần đi chặt củi, bán được một cắc hay vài xu, bà chắt góp lại để dành cho người nghèo. Thói quen ấy vẫn cứ tiếp tục cho đến tận bây giờ. Khi làm việc thiện, bà chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, không phô trương hoành tráng, xắn tay vào cuộc bằng những việc đơn sơ thiết thực.

Từ Huế vào Sài Gòn năm 1974, làm dâu ở An Phú Đông (trước đây thuộc Gò Vấp), một năm sau, khi đất nước thống nhất, bà tham gia Hội Phụ nữ. Khi được phân công trồng rau cho Tập đoàn P.14, quận Gò Vấp, bà đã lặn lội xuống từng nhà dân xin hạt giống rau muống, mồng tơi, cải về trồng. Chồng đam mê nghệ thuật, chuyện làm rẫy, làm vườn, cơm áo do một tay bà quán xuyến. Hồi đó, dù rất nghèo nhưng tiền lời từ việc bán rau đều được bà trích ra một khoản nhỏ để bỏ heo đất. “Mỗi ngày gom góp một ít, gặp chị nào khó khăn quá tôi tặng”, bà kể.

Nhà có tám người con, trong đó có bảy cô con gái, người con trai duy nhất giờ là linh mục. Trong việc dạy dỗ con cái, lúc nào bà cũng khuyên nhủ lấy việc bác ái làm đầu. Theo gương mẹ, những người con cũng âm thầm đồng hành cùng với bà trong những chuyến từ thiện.

Con cháu thảo hiền, cuộc sống khấm khá hơn xưa, bà cố dồn hết sức chăm lo hỗ trợ cho phụ nữ nghèo không có thu nhập ổn định. Bằng những cuộc thăm viếng, động viên san sẻ các món quà làm ấm lòng chị em. Tại địa phương, năm nào bà cũng vận động được 200kg gạo đem chia cho nhà nghèo trong khu phố. Với những hoàn cảnh quá éo le, bà nhận đỡ đầu, như trường hợp của bé Trần Lan Anh bị mắc hội chứng Down, con của chị Phạm Thị Kim Tuyết ở Gò Vấp. Hơn 10 năm nay, mỗi tháng bà trợ cấp 200.000đ phụ với chị Tuyết đóng học phí, giúp bé có cơ hội được học tập ở trường chuyên biệt. Hễ có gạo hay bánh sữa là bà lại mang qua nhà cho thêm.

Cùng mọi người nghỉ chân, ăn trưa bên đường

Chị em gọi bà cố bằng cái tên thân thương là “má Thu”. Không một hoạt động nào của Hội Phụ nữ mà không có sự chung tay góp sức của bà. Vì khéo léo và có duyên ăn nói, bà kiêm luôn cả nhiệm vụ “hòa giải”. Ở địa phương, gia đình nào có bất hòa, bà lại xuống nhà gặp riêng từng người hỏi han, hàn gắn. Nhờ vậy mà bao nhiêu vợ chồng đã đầm ấm trở lại. Quý tấm lòng của bà, có người đã qua Mỹ định cư, nhưng mỗi khi có dịp về Việt Nam đều ghé thăm bà ôn lại chuyện xưa.

Khi chúng tôi nhắc đến quỹ khuyến học cho các em nghèo vượt khó học giỏi, bà cố hồ hởi cầm con heo đất ra khoe. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm bà đều vận động quyên góp được khoảng trên dưới 10 triệu đồng, chia ra làm hai đợt phát học bổng cho các em, từ cấp I đến cấp III. Riêng cấp II, bà dành 2 suất học bổng cho những em học giỏi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi suất trị giá 1,2 triệu đồng. Còn lại các học sinh giỏi khác, bà tặng 10 cuốn tập cùng với một phần quà. Chính sự quan tâm sâu sát, hỗ trợ động viên học sinh của bà đã trở thành động lực để các em phấn đấu vượt thắng hoàn cảnh, vươn lên trong học tập.

Là thành viên năng nổ của Hội các bà mẹ Công giáo, ban Caritas giáo xứ, bà tích cực cùng với chị em vận động những tấm lòng hảo tâm giúp chủng viện. Bà còn quy tụ một nhóm riêng đi xin quần áo về nhà tuyển lựa kỹ càng rồi mua thêm một số nhu yếu phẩm, chia đều thành các phần, mang đi sẻ chia cho những người khó khăn. Những chuyến từ thiện của bà cùng hội, nhóm đã in dấu ở Kontum, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, vào tận các bản làng người dân tộc, nhà thờ vùng sâu vùng xa, mang niềm vui ấm áp tới cho bao gia đình nghèo.

Dù đã lớn tuổi, nhưng bà cố Thu vẫn chưa “hưu”, lúc nào cũng say sưa với việc bác ái, bởi với bà: “Còn sức là còn làm, đến khi nào không làm được nữa thì thôi. Cho đi mình cũng nhận lại rất nhiều, đó chính là sự bình an trong tâm hồn”.

NGỌC LAN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại hội di dân giáo phận Qui Nhơn lần thứ 6
Đại hội di dân giáo phận Qui Nhơn lần thứ 6
“Cùng nhau đi làm vườn nho Chúa” là chủ đề của Đại hội di dân giáo phận Qui Nhơn lần thứ 6 được tổ chức vào ngày 21.4.2024
Giáo xứ Thăng Long khánh thành vườn hoa
Giáo xứ Thăng Long khánh thành vườn hoa
Sáng 23.4.2024, giáo xứ Thăng Long, hạt Phú Thọ, TGP TPHCM, đã khánh thành vườn hoa giáo xứ.
Bàn giao nhà máy nước sạch cho vùng nông thôn
Bàn giao nhà máy nước sạch cho vùng nông thôn
Sáng 18.4.2024, ban Bác ái dòng Tên và Caritas Hà Tĩnh đã phối hợp bàn giao nhà máy nước sạch.
Đại hội di dân giáo phận Qui Nhơn lần thứ 6
Đại hội di dân giáo phận Qui Nhơn lần thứ 6
“Cùng nhau đi làm vườn nho Chúa” là chủ đề của Đại hội di dân giáo phận Qui Nhơn lần thứ 6 được tổ chức vào ngày 21.4.2024
Giáo xứ Thăng Long khánh thành vườn hoa
Giáo xứ Thăng Long khánh thành vườn hoa
Sáng 23.4.2024, giáo xứ Thăng Long, hạt Phú Thọ, TGP TPHCM, đã khánh thành vườn hoa giáo xứ.
Bàn giao nhà máy nước sạch cho vùng nông thôn
Bàn giao nhà máy nước sạch cho vùng nông thôn
Sáng 18.4.2024, ban Bác ái dòng Tên và Caritas Hà Tĩnh đã phối hợp bàn giao nhà máy nước sạch.
Giáo xứ cần đồng hành với học sinh trong định hướng nghề nghiệp
Giáo xứ cần đồng hành với học sinh trong định hướng nghề nghiệp
Ngày 20.4.2024 tại giáo xứ Chí Hòa - TGP TPHCM - Tiểu ban Chuyên đề thuộc Ủy ban Mục vụ Gia đình Tổng Giáo phận đã tổ chức chuyên đề Ðịnh hướng Tương lai. Ðây là chuyên đề số 392, sau 15 năm thành lập Ủy ban Mục vụ Gia...
Nhà của pin
Nhà của pin
Từ đầu tháng 3.2024, giáo phận Hà Tĩnh đã phát động các giáo xứ, giáo hạt thực hiện việc gom pin đã qua sử dụng. Theo đó, 6 tháng một lần, Ban Caritas giáo phận sẽ đến lấy pin và đưa đến nơi xử lý rác thải độc hại. Đây...
Các linh mục hưu TGP TPHCM sắp có nhà tĩnh dưỡng mới
Các linh mục hưu TGP TPHCM sắp có nhà tĩnh dưỡng mới
Sáng 20.4.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã dâng thánh lễ và chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Tĩnh dưỡng Chí Hòa.
Đa dạng các hoạt động trong ngày  cầu nguyện cho ơn thiên triệu
Đa dạng các hoạt động trong ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu
Ngày lễ Chúa Chiên Lành, các giáo phận đã tổ chức nhiều hoạt động cổ vũ ơn gọi, để cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ, đồng thời giới thiệu những nét đẹp của đời thánh hiến đến các bạn trẻ.
Nhiều ý kiến quanh quy định thủ tục hôn nhân tại các giáo phận
Nhiều ý kiến quanh quy định thủ tục hôn nhân tại các giáo phận
Thông tin Hội đồng Giám mục Việt Nam đưa ra các quy định về thủ tục hôn phối cho các giáo phận trong toàn quốc nhanh chóng lan tỏa, thu hút nhiều thành phần quan tâm...
Hội đồng Giám mục Việt Nam Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn giáo hội tại Việt Nam
Hội đồng Giám mục Việt Nam Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn giáo hội tại Việt Nam
Để giúp các mục tử và các đôi bạn chu toàn thủ tục hôn phối theo giáo luật và phù hợp với thực tế, trong Hội nghị kỳ 1/2024 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Vĩnh Long, Hội đồng Giám mục Việt Nam ban hành quy định về thủ...