Một cõi đi về cho em

PHÚ KHANG

Giữa hai hàng giá tỵ sừng sững cao vút, lối vào nghĩa trang thai nhi có cái tên ấn tượng “Một cõi đi về” đượm vẻ thâm trầm, lặng lẽ. Bảy năm thực hiện “Chôn xác kẻ chết”, cha Phaolo Vũ Xuân Quế (OFM) đã giúp những thiên thần bất hạnh kịp có nơi an nghĩ khi giã từ trần thế

Năm 2006, người tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn thụ phong linh mục. Tháng 4.2008, cha về coi sóc Hòa Hội, xứ đạo hẻo lánh thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 2.11.2008, trong thánh lễ cầu cho các linh hồn được cử hành ngoài nghĩa trang, ý nghĩ về việc lập một khu an nghỉ cho các thai nhi bị bỏ rơi chợt lóe lên và gần như đeo đuổi cha suốt. Và Tết nguyên đán năm 2009, cha bắt đầu thực hiện.

Cha Phaolo Vũ Xuân Quế (OFM)

Trên khu đất thánh lồi lõm, trũng sâu, cha cho lấp đất, san mặt bằng, mở đường, nới rộng diện tích, quy hoạch một số mộ phần của giáo dân. Không ít khó khăn, gian nan nảy sinh trong quá trình đó. “Tôi thường tự hỏi, sao người ta có thể nhẫn tâm, vô cảm đến vậy? Sao họ đành đoạn bỏ đi những hình hài vô tội. Giới răn của Chúa và lương tri đâu cho phép hành động phi nhân tính như thế!”, cha Quế nghiêm giọng. Chính bởi những chất vấn trên càng thôi thúc cha gấp rút hoàn tất một “mái nhà” chở che, bao bọc các thai nhi yểu mệnh.

Với diện tích 1,2 hecta, hiện nghĩa trangMột cõi đi vềđã chôn cất trên 26.000 thai nhi. Trong mỗi phần mộ xây bằng đá hoa cương đen có từ 100 - 200 sinh linh, trung bình mỗi tuần an táng khoảng 80 em được chuyển về từ giáo phận Bà Rịa và quận Thủ Đức (TPHCM). Vào thứ Tư tuần thứ hai hằng tháng, thánh lễ cầu nguyện cho các em được cử hành tại đây.

Tháng 8.2009, cha nhận sinh linh đầu tiên về chôn cất. Lúc này, công trình vẫn còn dang dở nên các ngôi mộ được làm đơn giản. Đến năm 2011, nghĩa trang được quy hoạch xong, những hàng mộ nằm ngay hàng thẳng lối, đồng kích cỡ. Xong xuôi, nghĩ tới cái tên cho nghĩa trang, cha muốn nó vừa mang nét Á Đông, vừa không trùng với tên giáo xứ. Thế rồi, cụm từ Một cõi đi về trong bài hát cùng tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chợt lóe lên, giàu ý nghĩa, đong đầy suy tư. “Tôi vốn thích nhạc Trịnh, những ca từ của ông nhắc tới kiếp người chóng vánh, hư vô, tới thân phận mong manh... khiến tôi không ngừng trăn trở. Tôi nghĩ: ‘về’ là về đâu? Với các em, đó là đi về nơi vui, nơi bình an vì ở đấy có nhiều người, các em không còn cô độc, bơ vơ, nên một tối nọ tôi đi bộ ra nghĩa trang và nói thầm: Bác Trịnh cho tôi dùng cái tên bài hát của bác để đặt cho nghĩa trang nhé!”, cha trải lòng.

Bia đá đặt gần vệ đường dẫn vào nghĩa trang

Cách Hòa Hội vài trăm mét, ngay vệ đường có tảng đá to, khắc dòng chữ Một cõi đi về theo lối thư pháp. Người ngang qua lần đầu thường thắc mắc, tò mò với tên gọi, rẽ theo con đường đất đỏ mới vỡ lẽ đây là chốn an nghỉ của các thai nhi bị vứt bỏ. Số khác lại quen với cách gọi thân tình là “nghĩa trang cha Quế” như muốn nói thay cho tấm lòng cảm mến, quý trọng vị mục tử. Cùng cộng tác với cha có ban Bảo vệ sự sống (BVSS) gồm 60 tình nguyện viên từ khắp các nơi. Cứ thứ Tư hằng tuần, những thành viên tại xứ Hòa Hội sẽ chôn cất các em. Bên ngôi mộ vừa lấp cát, ông Trần Văn Niệm, một thành viên của ban trầm ngâm: “Lắm lúc nửa đêm nhận được điện thoại thông báo có ‘ca’ vừa ‘phá’, chúng tôi hộc tốc tới chỗ nhận về. Không ngại cực khổ, hy sinh, bởi nghĩ đến các linh hồn trẻ thơ côi cút, mọi nhọc mệt dường như đều tan biến”.

"...Cha mẹ đã bỏ con nhưng người xa lạ lại đón nhận con..."

Có những chiều lộng gió, khói hương chờn vờn bay tỏa, giáo dân thi thoảng thấy cha ngồi lặng lẽ bên hàng mộ, đắm chìm trong suy tưởng. Gắn bó cùng Một cõi đi về được một khoảng thời gian, cha tưởng chừng đã quen với cảm giác chua xót, chạnh lòng ban đầu, nhưng không phải vậy. Thảng hoặc liệm xác cho những em tím tái, chân tay bị cắt bỏ, nỗi đau không cần gọi cũng tự đâu tràn về trong tâm trí. Cách nay mấy tháng, cha nhặt một thai nhi để trước cổng nhà thờ bị kiến bu dày đặc, sau khi hoàn tất hậu sự, sự ám ảnh, day dứt cứ mãi hiện lên. Điều đọng lại sau hết vẫn là dấu hỏi lớn: làm sao có thể cảnh tỉnh, lay động lương tâm mỗi người về sự sống quý trọng do Thiên Chúa ân ban?

Đến nay đã có hơn 26.000 ngàn thai nhi an giấc tại Một cõi đi về

Qua các cách thức khác nhau, cha ước mong thông điệp BVSS sẽ nhanh đi vào tâm hồn nhiều cá nhân. Hằng năm, khi các giáo lý viên trong hạt Xuyên Mộc về nhà thờ Hòa Hội tập huấn, cha đều lồng ghép vào đó những bài chia sẻ, thuyết trình về mảng BVSS. Rồi từ họ, nội dung này sẽ được lan tỏa, phổ biến đến những anh em khác. Với giáo dân trong xứ, không ít lần cha thấy những giọt nước mắt thổn thức, nét mặt trầm tư lúc xem hình ảnh, đoạn video trình chiếu sự hình thành mầm sống tới lúc phá hủy, giết chết bào thai. Từng chút một, người môn đệ tin rằng “mưa dầm sẽ thấm đất”, tuy khó bề chấm dứt vấn nạn trên song có thể kìm hãm, giảm thiểu số lượng các em đưa về nghĩa trang đã là hạnh phúc lớn.

*

Từ đó đến nay, Một cõi đi về đã cưu mang bao trẻ thơ bị tước đoạt quyền sống, khắc ghi dấu ấn của vị linh mục dòng Anh Em Hèn Mọn, cũng như luôn khơi gợi suy tư cho mọi người về nhiều lẽ. Như ông Nguyễn Cảnh, phó nội vụ HĐGX Hòa Hội đúc kết: “Mỗi lần ngang qua đây, ngoài việc nghĩ đến các thai nhi, khu nghĩa trang còn nhắc nhớ tôi rằng mai này mình cũng sẽ ‘đi về nơi ấy’, bụi tro lại hoàn tro bụi…”.

PHÚ KHANG

Chia sẻ:

Bình luận

Cau Mong Cha luon binh an ! Con da Thay cuoc song con nhieu dieu minh phai nghi va lam .
Cau Mong Cha luon binh an ! Con da Thay cuoc song con nhieu dieu minh phai nghi va lam .

có thể bạn quan tâm

“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Vừa qua, Tòa Giám mục Long Xuyên đã phổ biến“Hướng dẫn mục vụ về an táng và bữa tiệc áp dụng trong giáo phận Long Xuyên”. Riêng với tiệc mừng, bản hướng dẫn là dịp để nhìn lại và cải thiện những hạn chế vì lợi ích chung của cộng...
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
“Tiệc âm nhạc thịnh soạn” trong chung kết “Tiếng hát giáo đường”
Vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát giáo đường mùa giải 3 với tên gọi “Thăng hoa”, do CLB Lửa Hồng tổ chức, vừa diễn ra ngày 8.9.2024 tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (TGP. TP.HCM).
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
Tám nữ tu xông pha khắp nơi vì người nghèo
8 nữ tu chia thành 3 cộng đoàn hiện diện tại Việt Nam. Ðó là con số khiêm tốn khi nói về nhân sự dòng Ðức Mẹ Canvê, một hội dòng truyền giáo xuất thân từ Pháp.
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Lễ tiệc trong đời sống Công giáo, thế nào là phù hợp?
Vừa qua, Tòa Giám mục Long Xuyên đã phổ biến“Hướng dẫn mục vụ về an táng và bữa tiệc áp dụng trong giáo phận Long Xuyên”. Riêng với tiệc mừng, bản hướng dẫn là dịp để nhìn lại và cải thiện những hạn chế vì lợi ích chung của cộng...
Linh và món ăn theo ước nguyện
Linh và món ăn theo ước nguyện
Phương Thị Tuyết Linh không chỉ vào bếp mỗi ngày cho bữa cơm của gia đình mình, mà nhiều lần còn tự tay nấu hàng trăm phần ăn phục vụ cho người khó khăn. Câu hỏi “hôm nay nên nấu gì cho người nhận ăn ngon và vui?” đã thôi...
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Tượng Thánh Giuse ngủ khổng lồ thu hút đông đảo giáo dân
Khi tượng ông Thánh Giuse ngủ với chiều dài 23m, cao 6m ở giáo họ biệt lập Hà Phát (GP. Xuân Lộc) hoàn thiện, hơn một tháng nay, đã có rất nhiều khách hành hương đến chiêm ngưỡng.
Lời chúc cho năm học mới
Lời chúc cho năm học mới
Niên học mới (2024-2025) lại bắt đầu, Ðức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục giáo phận Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo HÐGMVN đã gởi thư đến các học sinh, sinh viên với những tâm tình, kỳ vọng nơi thế hệ trẻ…
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam dành ngày Trung Thu cầu nguyện cho trẻ em. Hầu hết các giáo xứ sẽ có thánh lễ buổi chiều cho thiếu nhi, thường là sau giờ các cháu đi học về.
Chữa lành người điếc câm
Chữa lành người điếc câm
Ngày nay, dù với khoa học tiến bộ và đời sống no đủ, số người mắc các dạng điếc câm về thể lý vẫn không giảm và dạng điếc câm về tinh thần còn tăng hơn.
Thánh lễ Chúa nhật
Thánh lễ Chúa nhật
 Mình đang ở xa, ngày Chúa nhật tới mới về, bác Châu từ thành phố điện thoại kể việc cha xứ nơi bác cư ngụ vừa thông báo hướng dẫn của Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM cho cộng đoàn rõ về thánh lễ cử hành vào chiều...