Người con của núi rừng Tây nguyên

Tiếp xúc với một mục tử người dân tộc “chính hiệu” cùng những thăng trầm trong đời tận hiến của ngài thật sự là một trải nghiệm hiếm hoi. Cha K’Brel - chánh xứ Kala, GP.Đà Lạt chính là chân dung “đặc biệt” như thế.

Một chọn lựanhiều gian lao

Dáng người cao lớn, nụ cười hồn hậu cùng cách trả lời những câu hỏi, cách vào chuyện, chia sẻ vấn đề nhanh, thẳng, rất thật..., là những ấn tượng ban đầu khi gặp cha K’Brel trong một ngày nắng đẹp trên cao nguyên Lâm Viên.

Cha Phanxicô Xaviê K'Brel

Đã ngoài sáu mươi nhưng vị linh mục này tự nhận mình chưa có nhiều kinh nghiệm coi xứ vì trách nhiệm chỉ mới thực sự được đặt trên vai cha từ năm 2006. Tuy vậy, những câu chuyện về hành trình dấn thân với công việc truyền giáo từ khi còn là một chủng sinh tuổi đôi mươi lại dày dặn, phong phú, dù con đường ngài đến với ơn gọi không mấy dễ dàng.

Xuất thân là một thanh niên của buôn làng, vốn chỉ biết đến Chúa qua dấu chân và sự dấn thân của những linh mục truyền giáo. Gia đình không có đạo song từ nhỏ, cha cùng các anh em của mình đã được các nữ tu dạy học chữ. Những tiếp xúc ban đầu đó đã giúp chàng trai K’Brel 19 tuổi khi ấy mạnh dạn quyết định một mình rời ngôi làng nhỏ đến Tiểu chủng viện Đà Lạt xin đi tu và trở thành một chủng sinh người dân tộc hiếm hoi trong những năm đầu thập niên 70, thế kỷ 20. Tuy nhiên, ước nguyện của chủng sinh K’Brel tạm gián đoạn sau năm 1975.

Giáo điểm Ninh Thiện với nhà nguyện mới

Mãi đến 1987, K.Brel mới chính thức trở lại chủng viện Minh Hòa Đà Lạt và là Đại Chủng sinh người dân tộc đầu tiên của giáo phận Đà Lạt. Vấn đề ngôn ngữ chính là thách đố đầu tiên trên con đường tu học để trở thành một mục tử. Cha chia sẻ về khoảng thời gian xưa cũ với ánh nhìn tươi sáng: “Thời đó mình phải nỗ lực lắm mới theo được và dần dà, vốn ngôn ngữ tiếng Việt cũng dầy thêm để có thể đối thoại, suy nghĩ, viết lách... Thấy khó nhưng không buông, không nản vì nghĩ rằng học và tôi luyện bản thân không thử thách bằng thời gian dài chờ đợi trở về chủng viện. Và quan trọng là mình luôn cảm thấy có động lực vì được các cha ủng hộ, tạo điều kiện”.

Đáng nhớ nhất với vị linh mục này là những ngày tháng lặn lội đi truyền giáo bằng xe đạp khắp vùng Di Linh, Đức Trọng. Một xe đạp, một ba lô, ăn ngủ tạm bợ trên đường rừng, thầy K’Brel khi đó rong ruổi khắp các bản làng, đến với anh em dân tộc, ghi nhận những thiếu thốn của họ để sau đó tìm cách giúp đỡ hay ghé vai vào giúp sức trong công việc thường ngày. Chính cách hòa nhập như thế đã gây mối thiện cảm sâu xa nơi những người đồng bào, đồng hương và là mầm mống ban đầu của nhiều giáo điểm nơi vùng đất cao nguyên.

Những địa chỉ như giáo xứ Tân Lâm, giáo điểm Gia Bắc... nhờ vậy vẫn lưu nhớ, yêu mến một con người gợi lên những hình ảnh của sự gần gũi mà mạnh mẽ như núi rừng. Hết phải lọc cọc với xe đạp, rồi “lên đời” với chiếc Min-khơ, ông thầy người dân tộc đã lôi cuốn được nhiều bạn trẻ dân tộc đến với ơn gọi linh mục tu sĩ nơi giáo phận cao nguyên.

Cũng theo cha, thời gian làm phó tế, kiên trì giúp ở Tòa Giám mục Đà Lạt suốt 10 năm, nhờ được vị chủ chăn giáo phận lúc ấy khuyến khích nhiều, lại mời giảng trong thánh lễ chung mỗi ngày. Dù chỉ ngắn gọn mươi phút nhưng điều này là một khích lệ ý nghĩa cho cuộc đời tu trì.

Chinh phục vùng đất khó

Vùng Ninh Thiện (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) có 2/3 số dân là người dân tộc, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm vườn cà phê. Cha K’Brel kể lại, nhiều năm trước khi có dịp đến thăm, đây là vùng vô cùng cằn cỗi. Sau này, đời sống người dân có khá hơn đôi chút, nhưng nhìn chung, còn rất bấp bênh. Đáng mừng là dù phải vật lộn với công việc mưu sinh hằng ngày nhưng giáo dân vẫn sốt sắng trong đời sống đạo. Trước đây, trong vùng không có nhà thờ, muốn tham dự thánh lễ, giáo dân phải đi một quãng đường gần 12km xuống giáo xứ Tam Bố. Đoạn đường 12km không phải quá xa nhưng tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên đoạn đường này do nhiều xe cộ qua lại, là một vấn đề gây nhiều trăn trở.

Hỗ trợ tìm nguồn nước tại giáo điểm Ninh Thiện

Năm 2013, khi về làm phó xứ Tam Bố, cha K’Brel được giao chăm lo cho đời sống đạo của bà con trong vùng Ninh Thiện. Với mối ưu tư làm sao cho giáo dân trong vùng có một điểm dâng lễ, sinh hoạt, cha đã xây dựng lại cơ sở vật chất cho giáo điểm Ninh Thiện. Thực ra, giáo điểm này, trước đó mang tên Đăngsrôn, hiện diện từ trước năm 1975 nhưng hoạt động tới 1987 thì gián đoạn. Mãi tới 2007, các sinh hoạt mới được lập lại.Năm 2004, Đăngsrôn được đổi thành Ninh Thiện.

Nhà thờ Ninh Thiện được xây dựng đơn sơ, nằm trên một quả đồi nhỏ phủ kín cây xanh. Giáo điểm mới hình thành tươm tất đã phần nào giúp đời sống đức tin của dân trong vùng như được tưới mát, trở nên tươi tắn hơn. Anh Nim, một giáo dân vui vẻ khoe: “Giờ đây mỗi lần đi lễ tôi không còn phải xuống Tam Bố nữa, ngay trong vùng đã có sẵn nhà Chúa rồi!”. Niềm phấn khởi của những giáo dân như anh Nim trở thành nguồn vui, tiếp thêm động lực trong công việc phục vụ của vị mục tử người dân tộc. “Gầy dựng lại giáo điểm này, tôi chỉ mong sao nó là một chỗ dựa tinh thần, đỡ đần bớt phần nào gánh nặng trong cuộc sống của anh em. Đời sống tinh thần ổn định thì những cái khác mới ổn định được”, cha K’Brel chia sẻ.

Giáo điểm Ninh Thiện thành hình và đang dần ổn định. Còn nhiều khó khăn song cha cũng đã tổ chức được nhiều nhóm tình nguyện hỗ trợ công việc của nhà thờ. Hằng tuần, vào ngày Chúa nhật có lễ dành cho anh em người Kinh và thánh lễ bằng tiếng dân tộc. Cha K’Brel cho biết, lớp trẻ là người dân tộc ngày nay rất thạo tiếng Kinh nhưng người già thì không. Vì thế, có riêng một thánh lễ cho họ là một điều nên làm. Bên cạnh việc quan tâm đời sống đức tin cho giáo dân trong vùng, cha K’Brel còn chăm lo cả điều kiện sinh hoạt cho họ.

Giáo điểm Ninh Thiện trước khi được xây mới

Mang đặc điểm của vùng khô, nước rất khan hiếm dù nhà nước có hỗ trợ đào các giếng khoan để cho dân có nguồn nước sử dụng, nhưng vì người dân chưa biết cách tổ chức quản lý thu chi, nên dẫn đến nhiều bất đồng với nhau, sau đó phải ngừng hoạt động. Khi về đây, cha hỗ trợ cho các gia đình đồng hồ nước để mỗi hộ tự quản lý. Nhờ đó giếng khoan hoạt động trở lại, người dân lại có nguồn nước sạch để sử dụng.

Dân trí cũng là mối lưu tâm của cha khi chứng kiến nhiều cảnh trẻ bỏ học. Ninh Thiện không thiếu trường nhưng các em cứ học đến lớp 9 lại bỏ ngang. Học sinh học qua lớp 9 rất ít, đến được lớp 12 lại càng hiếm. Cha cho biết sở dĩ các em bỏ học nhiều như vậy là do gia đình quá khó khăn, một phần vấp phải rào cản ngôn ngữ, học sinh dân tộc khó hòa nhập và theo kịp các em người Kinh. Thấu hiểu được khó khăn đó, cha đã không ngừng động viên, khuyến khích các em vượt khó học tập, “vì dân trí là một điểm tựa để phát triển dài lâu!”, cha khẳng định. Năm qua, dù chưa nhiều nhưng một số gia đình đã bắt đầu rục rịch đưa con trẻ đến trường theo lời động viên của cha.

Ninh Thiện với cha K’Brel vẫn là một vùng đất mà cha còn nhiều ấp ủ cùng bao dự định, nhưng một tháng trước đây, cha nhận bài sai thuyên chuyển về giáo xứ KaLa, cũng là vùng đất mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc. Dẫu vậy, dù phục vụ ở đâu, vị mục tử này vẫn luôn dành nhiều băn khoăn cho người nghèo và vẫn không thôi những khắc khoải dấn thân cho công cuộc truyền giáo, như ý hướng của Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng cha.

Minh Hải – Thiên Lý

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giáo dục đức tin cho con em
Giáo dục đức tin cho con em
Mình tham dự thánh lễ nhân ngày giỗ cụ Phanxicô Xaviê. Vị linh mục chủ tế thánh lễ là cha khách, trước khi kết thúc, ngỏ lời với các thiếu nhi là thứ Năm, ngày lễ dành cho thiếu nhi, nhưng nhà thờ chỉ khoảng vài ba chục thiếu nhi...
Tháng Hoa kính Ðức Mẹ
Tháng Hoa kính Ðức Mẹ
Ngày đầu tháng 5, tháng kính Đức Mẹ, cũng là ngày Giáo hội mừng kính Thánh Giuse Lao động, hầu hết các xứ đạo đều tổ chức rước kiệu Thánh Giuse, kiệu Đức Mẹ.
Thường huấn linh mục trẻ toàn Giáo tỉnh miền Nam
Thường huấn linh mục trẻ toàn Giáo tỉnh miền Nam
Chương trình diễn ra trong các ngày 22-25.4.2024 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc. Có 86 linh mục tham gia. Các linh mục trẻ dự khóa thường huấn này là những vị đã thụ phong linh mục từ 5 năm trở lại trong 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Sài...
Giáo dục đức tin cho con em
Giáo dục đức tin cho con em
Mình tham dự thánh lễ nhân ngày giỗ cụ Phanxicô Xaviê. Vị linh mục chủ tế thánh lễ là cha khách, trước khi kết thúc, ngỏ lời với các thiếu nhi là thứ Năm, ngày lễ dành cho thiếu nhi, nhưng nhà thờ chỉ khoảng vài ba chục thiếu nhi...
Tháng Hoa kính Ðức Mẹ
Tháng Hoa kính Ðức Mẹ
Ngày đầu tháng 5, tháng kính Đức Mẹ, cũng là ngày Giáo hội mừng kính Thánh Giuse Lao động, hầu hết các xứ đạo đều tổ chức rước kiệu Thánh Giuse, kiệu Đức Mẹ.
Thường huấn linh mục trẻ toàn Giáo tỉnh miền Nam
Thường huấn linh mục trẻ toàn Giáo tỉnh miền Nam
Chương trình diễn ra trong các ngày 22-25.4.2024 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc. Có 86 linh mục tham gia. Các linh mục trẻ dự khóa thường huấn này là những vị đã thụ phong linh mục từ 5 năm trở lại trong 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Sài...
Giáo phận Hà Tĩnh bắt đầu xây dựng Nhà Chung
Giáo phận Hà Tĩnh bắt đầu xây dựng Nhà Chung
Sáng 24.4.2024, đông đảo thành phần Dân Chúa giáo phận Hà Tĩnh đã quy tụ về tham dự thánh lễ tạ ơn, khởi công xây dựng Nhà Chung giáo phận Hà Tĩnh
Trong 15 năm (2008-2023), giáo phận Bắc Ninh có thêm 105 linh mục
Trong 15 năm (2008-2023), giáo phận Bắc Ninh có thêm 105 linh mục
Tính từ năm 2008, khi Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt coi sóc giáo phận Bắc Ninh cho đến khi ngài kết thúc sứ vụ vào năm 2023, linh mục đoàn của giáo phận gia tăng từ 43 lên 148 vị.
Giáo xứ Mỹ Sơn đón Thánh giá Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh miền Bắc
Giáo xứ Mỹ Sơn đón Thánh giá Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh miền Bắc
Giáo xứ Mỹ Sơn, giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, đón Thánh giá Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh miền Bắc vào ngày 27.4.2024
Khóa thường huấn liên dòng nữ giáo tỉnh Hà Nội
Khóa thường huấn liên dòng nữ giáo tỉnh Hà Nội
Từ ngày 22 - 26.4.2024, tại Nhà Chung Phát Diệm đã diễn ra khóa thường huấn liên dòng nữ giáo tỉnh Hà Nội.
Thúc đẩy tinh thần canh tân đời sống đức tin
Thúc đẩy tinh thần canh tân đời sống đức tin
Gần 400 tham dự viên trong giáo hạt Chánh tòa, TGP Hà Nội đã tham dự buổi thường huấn các hội đoàn nam
Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chánh tòa Văn Hạnh
Kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chánh tòa Văn Hạnh
Nhà thờ Chánh tòa Văn Hạnh được khởi công xây dựng vào năm 2003 và hoàn thành sau gần 10 năm thi công.