Người giáo dân cao niên yêu mến kinh Mân Côi

Lão ông Giuse Maria Lê Văn Trình, giáo dân xứ Hòa Hưng, TGP TPHCM, năm nay đã vào tuổi 94, vẫn chuyên chăm lần hạt Mân Côi mỗi ngày, và còn khuyến khích con cháu thực hành việc lần chuỗi sớm tối.

Tham dự thánh lễ lúc 6g30 sáng Chúa nhật, nhưng từ 6 giờ, cụ Trình đã được con trai chở đến nhà thờ. Chậm rãi bước đi với cây gậy là chiếc dù đen quen thuộc, cụ tiến vào ngồi hàng ghế đầu, bên phải thánh đường…

 hình 1.jpg (479 KB)

Người tông đồ mặc áo “blouse trắng”

Trong bầu khí yên ắng, tĩnh lặng, người tín hữu sắp đạt ngưỡng đại thượng thọ âm thầm lần chuỗi cho đến khi thánh lễ được bắt đầu.

Gặp cụ lúc tan lễ, cụ cười hiền: “Tôi giờ không làm được gì, nên đọc kinh, lần chuỗi càng nhiều càng tốt để cầu nguyện cho Giáo hội và cho mọi người, cho tha nhân…”

Từ năm 2010, hình ảnh người tín hữu cao niên mặc chiếc áo blouse trắng đến nhà thờ dự lễ mỗi ngày đã trở nên quá quen thuộc ở một giáo xứ có truyền thống mộ đạo. Hỏi ra mới biết đó là thời điểm ông bắt đầu trở thành hội viên của Hội Mân Côi; và sở dĩ ông luôn mặc chiếc “blouse trắng” là vì trước đây ông từng làm y tá. Áo có túi rộng nên ông dùng để tài liệu và đơn xin gia nhập Hội Mân Côi. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 4 giờ chiều là ông có mặt ở nhà thờ để cầu nguyện, lần chuỗi, chờ đến giờ lễ chiều và chờ gặp người để gởi đơn mời gọi gia nhập hội. Tính đến nay, giáo xứ Hòa Hưng đã có hơn một trăm giáo dân tham gia Hội Mân Côi qua cầu nối là cụ Trình.

Chừng 2 năm trở lại đây, sức khỏe yếu, cụ Trình không thể đến nhà thờ hằng ngày, nhưng vẫn tham dự thánh lễ Chúa nhật đều đặn, và còn đến sớm trước nửa tiếng như mọi khi để lần chuỗi. Trong túi áo blouse giờ lại có thêm hộp sữa dinh dưỡng, phòng khi cần. Nói về chiếc dù làm gậy trong nhiều năm qua, cụ thật tình:“Các con sắm cho gậy đẹp nhưng tôi không xài vì quen ‘gậy ô’ rồi. Trên đường đến nhà thờ, tôi luôn đem theo chiếc gậy này vì có thể vừa che mưa che nắng luôn”.

Mới đây, có dịp đến thăm cụ tại nhà, tôi vẫn thấy cụ sử dụng chiếc “gậy dù” thân quen như kỷ vật bất ly thân; và tài sản quý giá đối với cụ là bộ tràng hạt Mân Côi được lưu giữ qua suốt chiều dài năm tháng. Lần giở từng trang trong cuốn báo mà tôi mang theo biếu cụ, cụ đọc dõng dạc từng đề mục cho con cháu nghe. Bà Têrêsa Lê Thị Minh Bông, con gái cụ Trình kể: “Dạo gần đây cũng có một số điều cha tôi không còn nhớ, nhưng riêng việc lần chuỗi, kinh nguyện thì vẫn duy trì không bỏ sót ngày nào. Trong rất nhiều năm, mỗi ngày cha lần hạt từ 3-5 chuỗi, dù theo quy chế của Hội Mân Côi chỉ cần lần một chuỗi. Cha luôn khuyến khích con cháu tham gia hội và duy trì giờ kinh chung trong gia đình. Từ khi không thể đến nhà thờ thường xuyên, ngày ngày cha vẫn hoàn tất trên dưới 10 chuỗi, tùy trạng thái sức khỏe”.  

hinh 2.jpg (2.75 MB)
Lúc còn khỏe, ông Trình luôn đến nhà thờ lúc 4 giờ chiều để lần chuỗi và mời gọi mọi người tham gia Hội Mân Côi

Và người truyền cảm hứng kinh Mân Côi

Trong trí nhớ của bà Bông, người thứ 7 trong số 14 người con của cụ Trình, hồi xưa ông có thời gian dài tu học ở Đại Chủng viện Giuse Hà Nội.

Nề nếp nhà tu là yếu tố không nhỏ giúp cụ trở thành người chuyên chăm việc đạo đức sớm tối khi trở về cuộc sống đời thường, cũng như trong ơn gọi gia đình. “Trên cổ cha tôi lúc nào cũng đeo chuỗi Mân Côi 24/24. Ngày nào cũng vậy, 3-4 giờ sáng cha đã thức dậy lo việc kinh kệ với giọng đọc to rõ ràng, mạch lạc. Khi con cháu thi cử hay lúc gặp khó khăn thử thách, cha là người đồng hành, cầu nguyện, lần chuỗi liên lỉ và là chỗ dựa tinh thần giúp vượt qua. Cũng nhờ lòng yêu mến kinh Mân Côi, lòng sùng kính Mẹ Maria, cha tôi đã cảm nghiệm mỗi khi gặp biến cố, thăng trầm luôn được sự chở che, phù trì lúc cần kíp…”, bà Bông kể về cha mình trong niềm tự hào.

Cũng theo bà Bông, có lần cha chánh xứ ngày trước Giuse Phạm Bá Lãm đến nhà chơi nhằm lúc gia đình đang đọc kinh chung. Ngài nhẫn nại ngồi đợi cho đến khi cả nhà đọc kinh xong, bước vào thăm, rồi dành cho lời khen bằng tràng vỗ tay khiến ai nấy đều vui vẻ.

Trước năm 1975, cụ Trình từng làm y tá trong một bệnh viện ở Hà Nội. Sau khi chuyển vào sinh sống ở Sài Gòn, cụ đã tham gia hội kẻ liệt của giáo xứ, hội Phạt tạ Thánh Tâm, và cùng với bà con giáo dân chăm lo việc Nhà Chúa. Cụ dùng kiến thức, kinh nghiệm có được để hỗ trợ, hướng dẫn thân nhân chăm sóc các bệnh nhân, cũng như an ủi, nâng đỡ tinh thần và cầu nguyện cho họ.

Cảm mến người đã giới thiệu mình vào Hội Mân Côi, ông Lương Thành Phát, giáo dân xứ Hòa Hưng nhớ lại: “Lúc còn khỏe, ông Trình đi dữ lắm. Rong ruổi trên chiếc Cub 82, sau đi xe đạp điện, ông đến giúp người liệt trong và ngoài giáo xứ, có khi đến những xứ đạo ở tận Gò Vấp. Cũng có nhiều người biết nên đến nhờ ông giúp… Mười mấy năm nay ông trở thành hội viên nhiệt thành của Hội Mân Côi, góp phần gia tăng thêm nhiều hội viên mới”. Người đàn ông 81 tuổi này khẳng định bản thân ông cũng được nhận lãnh nhiều ơn ích thiêng liêng. Trên tay luôn đeo vòng chuỗi 10 hạt, ông Phát tranh thủ những giờ rảnh rỗi trong công việc trực cổng nhà thờ để lần chuỗi, nguyện cầu cho Giáo hội, cho gia đình, cho phần rỗi các linh hồn…

Nói về cụ Trình, linh mục Giuse Phạm Bá Lãm, nguyên chánh xứ Hòa Hưng nhận xét, đạo đức của cụ Giuse Maria Lê Văn Trình là minh chứng cổ võ lòng sùng kính kinh Mân Côi cách tích cực. Sự trung thành trong đời sống đức tin của người tín hữu cao niên qua kinh nguyện góp phần lan truyền cảm hứng cho nhiều người trong truyền thống đạo đức bình dân; đồng thời cũng mưu ích cho bản thân, cho tha nhân và Giáo hội trong nhịp sống thường nhật.

Bích Vân

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Với mục đích gây quỹ bác ái để chia sẻ cùng nhiều người khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, tối 21.1.2025, giáo xứ Đa Minh Ba Chuông (hạt Phú Nhuận - TGP TPHCM) đã tổ chức đêm nhạc với chủ đề: “Sống bác ái gieo niềm hy...
Khánh thành nhà thờ Lê Bảo Tịnh
Khánh thành nhà thờ Lê Bảo Tịnh
Thánh lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ Lê Bảo Tịnh đã được diễn ra vào ngày 18.1.2024, do Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục giáo phận Đà Lạt chủ sự. Đồng tế có đông đảo các linh mục, tu sĩ và các thành phần giáo dân.
Các tu sĩ tặng bánh chưng cho người khó khăn
Các tu sĩ tặng bánh chưng cho người khó khăn
Tại cộng đoàn Phước Lý, dòng Đức Mẹ Người Nghèo ngày 19.1.2025 đã diễn ra chương trình gói bánh chưng xanh, tặng cho người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực.
Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Đêm nhạc gây quỹ Xuân yêu thương
Với mục đích gây quỹ bác ái để chia sẻ cùng nhiều người khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, tối 21.1.2025, giáo xứ Đa Minh Ba Chuông (hạt Phú Nhuận - TGP TPHCM) đã tổ chức đêm nhạc với chủ đề: “Sống bác ái gieo niềm hy...
Khánh thành nhà thờ Lê Bảo Tịnh
Khánh thành nhà thờ Lê Bảo Tịnh
Thánh lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ Lê Bảo Tịnh đã được diễn ra vào ngày 18.1.2024, do Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục giáo phận Đà Lạt chủ sự. Đồng tế có đông đảo các linh mục, tu sĩ và các thành phần giáo dân.
Các tu sĩ tặng bánh chưng cho người khó khăn
Các tu sĩ tặng bánh chưng cho người khó khăn
Tại cộng đoàn Phước Lý, dòng Đức Mẹ Người Nghèo ngày 19.1.2025 đã diễn ra chương trình gói bánh chưng xanh, tặng cho người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực.
Trao niềm vui Tết đến bà con dân tộc H’mông
Trao niềm vui Tết đến bà con dân tộc H’mông
Ngày 19.1.2025, giáo xứ Yên Mỹ, giáo phận Bắc Ninh đã đến thăm và trao quà Tết tại nhà thờ Nà Phặc, tỉnh Bắc Kạn cho các gia đình dân tộc H’mông.
Khi các nữ tu chơi thể thao
Khi các nữ tu chơi thể thao
Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… là những hoạt động thường xuyên mỗi buổi chiều của các cha, các thầy nơi chủng viện, dòng tu xưa rày. Nhưng trong thời đại hôm nay, nhiều nữ tu cũng rất hào hứng, lăn xả với quả cầu, trái banh…
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
“Xuân yêu thương” tại giáo phận Hà Tĩnh
Toà Giám mục giáo phận Hà Tĩnh và ban Caritas giáo phận đã tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” vào ngày 13 và 15.1.2025 nhằm chia sẻ khó khăn, gởi tặng quà Tết đến các gia đình nghèo, trẻ em ở các mái ấm trong giáo phận.
Tết sẻ chia và hy vọng…
Tết sẻ chia và hy vọng…
Những ngày qua, Caritas TGP Huế đã lên đường đến với các giáo xứ Phan Xá, Mỹ Lộc, Bố Liêu, An Lộng, Phước Môn, Thuận Nhơn… trao quà Tết.
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...