Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái

Tại Việt Nam, việc lưu giữ tro cốt của các tín hữu đã qua đời ở Nhà chờ Phục Sinh tại các xứ đạo, từ lâu là một truyền thống tốt đẹp, vừa theo đúng tinh thần của Hội Thánh, vừa mang nét văn hóa tâm linh đặc trưng của người Việt: Uống nước nhớ nguồn, kính nhớ tổ tiên và liên lỉ cầu nguyện cho người đã khuất.

Bạn nghĩ gì hay có cảm thấy thoải mái khi đưa người thân vào ngôi “nhà chờ để được sống lại”, nhưng lại vướng quá nhiều thủ tục rườm rà, sự bất tiện về giờ giấc viếng thăm, và cả chi phí hay khoản đóng góp bắt buộc từ giáo xứ, mà bạn thấy là không hay và cần làm tốt hơn?

NÊN LẮNG NGHE CÁC GÓP Ý TỪ GIÁO DÂN

Nguyễn Thị Thu Bình.jpg (102 KB)

Chị Nguyễn Thị Thu Bình (Giáo xứ Phước Minh, GP Phú Cường): Theo tôi, những giáo dân có gởi tro cốt thân nhân ở Nhà chờ Phục Sinh nên thường xuyên đến thăm viếng và dọn dẹp nơi này theo định kỳ hoặc theo sắp xếp của giáo xứ. Gia đình cũng cần có trách nhiệm quan tâm, góp ý và tuân thủ quy định của giáo xứ. Về phía giáo xứ, nên có nhng quy định rõ ràng và sp xếp sao cho mọi người dễ nắm bắt và thực hiện; nên lắng nghe ý kiến góp ý, phản ảnh từ giáo dân. Những tín hữu đã qua đời là một phần của Giáo hội. Vì vậy, trong niềm tin vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công, chúng ta luôn tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ. Sự cầu nguyện và việc bảo quản, giữ gìn nhà chờ luôn trong tình trạng tốt nhất, là trách nhiệm chung của giáo xứ và mỗi giáo dân.

ĐÓNG PHÍ MỘT LẦN, CÒN LẠI TÙY TÂM

Nguyễn Duy Khánh.jpg (72 KB)

Anh Nguyễn Duy Khánh (Giáo xứ Hà Nội, TGP TPHCM): Theo tôi, tùy điều kiện mỗi nơi, giá gởi hài ct vào giáo xứ từ vài trăm ngàn đến vài triệu là hợp lý. Tôi cũng chỉ đóng góp một lần chứ đâu có đóng phí bảo dưỡng định kỳ gì đâu. Thnh thong, khi thân nhân ti viếng thì cũng có chút đóng góp tự nguyện, vì nơi đây thường có các thùng “hiệp thông cầu nguyện”. Cha chánh xứ chỉ cần có uy tín, tận tâm, tận tình, thì giáo dân ủng hộ rất nhiệt tình, nhất là đóng góp để chăm sóc, hoa nến cho chính người thân, ông bà, cha mẹ họ. Còn nếu gia đình nào gặp khó khăn, đối với khoản phí ban đầu giáo xứ nên hỗ trợ. Tôi tin các giáo xứ luôn sn lòng tạo điều kiện tốt nhất cho thân nhân gởi tro cốt ông bà cha mẹ mình.

CŨNG NÊN MỞ NHẠC THÁNH CAMinh.jpg (124 KB)

Bà Lã Thị Minh (Giáo xứ Thánh Phaolô, TGP TPHCM): Nhà chờ Phục Sinh là nơi an nghỉ của các tín hữu, cũng là nơi con cháu đến thăm viếng cầu nguyện, nên rt cần được chú trng chăm sóc, giữ gìn vệ sinh chung, trang nghiêm và ấm cúng. Cách sắp xếp cứ theo thứ tự trước sau là công bằng và dễ dàng nhất. Mỗi lần đến viếng, tôi đều đóng góp hiệp thông để những người quản lý nơi đây thay tôi hương khói và chăm sóc cho “chỗ ở” của người thân tôi được ấm áp. Cũng có thể mở những ca khúc nhạc đạo để mọi người khi đến thăm viếng đều cảm nhận được niềm vui và niềm hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu.

KHOẢN ĐÓNG GÓP NÊN VỪA PHẢI VÀ CÔNG KHAI

Chị Nguyễn Ngọc Thiên Hương.jpg (95 KB)

Chị Nguyễn Ngọc Thiên Hương (Giáo xứ Thủ Thiêm, TGP TPHCM): Ở giáo xứ tôi, Nhà chờ Phục Sinh nằm trong khuôn viên nhà thờ, mở cửa mỗi ngày nên rất thuận tiện cho giáo dân thường xuyên đến viếng thăm người thân, đọc kinh, cầu nguyện. Theo tôi, khi đưa hũ cốt người thân vào gởi, giáo xứ cũng nên quy định đóng góp một khoản kinh phí nhỏ để trang trải trong việc tu sửa, bảo trì, góp thêm phần hoa, nhang, đèn và giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn. Khoản chi phí này chỉ nên ở mức vừa phải, hợp với thu nhập của những giáo dân có mức sống trung bình trong giáo xứ, cần thông báo, niêm yết công khai. Với những trường hợp khó khăn thì nên tạo điều kiện, trợ giúp cho họ với một mức thấp hơn hoặc miễn phí.

NẾU ĐƯỢC, NÊN HÀI HÒA GIỮA TÍNH ĐỒNG BỘ VÀ SỰ ĐA DẠNG

Tùng.jpg (81 KB)

Ông Nguyễn Kim Tùng (Giáo xứ Mẫu Tâm, TGP TPHCM): Việc tạo nên một không gian Nhà chờ Phục Sinh vừa trang nghiêm, vừa mang đậm nét riêng là điều mà nhiều người quan tâm. Sự kết hợp hài hòa giữa tính đồng bộ và sự riêng biệt cũng là yếu tố quan trọng. Đồng nhất về kiểu dáng, kích thước sẽ tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa, thể hiện sự tôn trọng không gian chung. Dù vậy, mỗi gia đình có những nét đặc trưng riêng, nên việc người thân muốn lưu giữ những chi tiết cá nhân trong từng nhà chờ, thiết nghĩ cũng cần thiết. Những nơi an nghỉ cuối cùng này, dù lớn hay nhỏ, đều mang trong mình một nét riêng, cõi riêng, một câu chuyện riêng. Sự khác biệt, phong phú như vậy cũng cho thấy sự đa dạng trong cách thể hiện tình cảm của con người.

 

“Việc lưu giữ tro hỏa táng ti môt nơi thiêng thánh, giúp cho nhng người đã ly trn không bị lãng quên trong li cu nguyn và tưởng nhớ của gia đình, cũng như của cộng đoàn Kitô hu

(Trích Huấn thị Ad Resurgendum Cum Christo).

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người hành hương của hy vọng” đã chính thức khai mạc tại Tòa Thánh Vatican và ở các Giáo hội địa phương trên toàn cầu. Sứ điệp mà Ðức Thánh Cha Phanxicô muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi tín hữu trong Năm...
Từ một sáng kiến  chép tay Kinh Thánh
Từ một sáng kiến chép tay Kinh Thánh
Việc một nhóm thanh niên ở giáo xứ Carmel thuộc TP Pune (bang Maharashtra, Ấn Ðộ) đã hoàn thành hai quyển Thánh Kinh chép tay, một quyển chép bằng tiếng Anh và một quyển bằng tiếng địa phương Malayalam, đã tạo cảm hứng cho giới trẻ khắp nơi trên thế...
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa   
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa  
Giáng Sinh về, mỗi người sẽ làm gì để không chỉ như một lễ hội đến rồi đi, mà luôn đọng lại trong tâm hồn những cảm xúc sau từng mùa Noel.
Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người hành hương của hy vọng” đã chính thức khai mạc tại Tòa Thánh Vatican và ở các Giáo hội địa phương trên toàn cầu. Sứ điệp mà Ðức Thánh Cha Phanxicô muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi tín hữu trong Năm...
Từ một sáng kiến  chép tay Kinh Thánh
Từ một sáng kiến chép tay Kinh Thánh
Việc một nhóm thanh niên ở giáo xứ Carmel thuộc TP Pune (bang Maharashtra, Ấn Ðộ) đã hoàn thành hai quyển Thánh Kinh chép tay, một quyển chép bằng tiếng Anh và một quyển bằng tiếng địa phương Malayalam, đã tạo cảm hứng cho giới trẻ khắp nơi trên thế...
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa   
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa  
Giáng Sinh về, mỗi người sẽ làm gì để không chỉ như một lễ hội đến rồi đi, mà luôn đọng lại trong tâm hồn những cảm xúc sau từng mùa Noel.
Ðể sống Năm Thánh  ý nghĩa hơn
Ðể sống Năm Thánh ý nghĩa hơn
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người lữ hành của niềm hy vọng” sẽ chính thức bắt đầu bằng việc mở Cửa Thánh Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô vào đêm Giáng Sinh năm 2024, do Ðức Thánh Cha Phanxicô chủ sự.
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Nhà thờ, khuôn viên nhà thờ, nhà xứ là nơi tôn nghiêm, cần sự thanh tịnh. Bạn nghĩ gì, khi thánh lễ bị làm phiền và nhiều giáo xứ dùng khuôn viên, nhà xứ làm nơi kinh doanh, buôn bán?
Bạn trẻ với  đại hội giới trẻ
Bạn trẻ với đại hội giới trẻ
Không ít bạn trẻ sau khi tham dự đại hội đã khám phá ra ơn gọi của mình, và đã thay đổi định hướng cuộc đời.
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”.
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Trước thềm Năm Thánh 2025, Tòa Thánh Vatican đã cho ra mắt một nhân vật biểu tượng hoạt hình với hình ảnh vui tươi, đại diện cho Năm Thánh sắp tới của Giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Tại Việt Nam, việc lưu giữ tro cốt của các tín hữu đã qua đời ở Nhà chờ Phục Sinh tại các xứ đạo, từ lâu là một truyền thống tốt đẹp, vừa theo đúng tinh thần của Hội Thánh, vừa mang nét văn hóa tâm linh đặc trưng của...