Nhà thờ Rạch Vọp có nguy cơ đổ sập xuống sông

“Tôi nghe một cái ầm rồi mọi vật xung quanh rung chuyển dữ dội, khi chạy ra khỏi nhà xứ, phía mé sông đã thông thoáng, mọi thứ đã chìm dưới nước… Tôi đứng chôn chân tại chỗ...”, cha Philipphê Nguyễn Văn Hùng, chánh xứ Rạch Vọp - giáo phận Cần Thơ kể lại cảm xúc của mình trong đợt sạt lở nặng nhất diễn ra vào cuối tháng 5.2016.

Giáo xứ Rạch Vọp sau đợt sạt lở thứ ba

Tối 25.5.2016, đài Thánh Giuse và nhiều cơ sở hạ tầng khác của giáo xứ Rạch Vọp, bên con rạch đổ ra sông Hậu, đã bị nước nuốt gọn trong đợt sạt lở thứ tư. Hồi đầu tháng 5.2016, nước đã nhận chìm nhà giáo lý của giáo xứ và nhà một gia đình giáo dân cạnh nhà thờ. Những đợt sạt lở tiếp theo cuốn phăng nhiều cơ sở hạ tầng khác như nhà kho, nhà ăn, phòng học giáo lý và nhà mái vòm - nơi tổ chức nhiều hoạt động cũng như làm nhà ăn cho các anh chị em dự tòng, tân tòng sau các giờ học giáo lý. “Nếu tính từ bờ cũ của nhà thờ thì đến nay nước đã lấn vô và nhận chìm khoảng 20m, chỉ còn chưa đầy 5m nữa là tới nhà xứ và khoảng 11m là tới nhà thờ. Ban xây dựng giáo phận Cần Thơ là cha Clemente Nguyễn Tấn Lợi và cha Emmanuel Nguyễn Công Quận đã đến thị sát, yêu cầu giáo xứ di dời những thứ có thể ra khỏi vùng nguy hiểm để tránh thất thoát tài sản và tính mạng con người. Hiện giáo dân trong xứ đang tận lực tháo gỡ nhiều vật dụng còn sử dụng được. Chúng tôi cũng đang cố gắng làm một nhà thờ tiền chế bằng tôn và khung sắt cách nhà thờ cũ khoảng 250m để có nơi an toàn cho giáo dân đến đọc kinh và đi lễ”, cha Hùng cho biết.

Và lần sạt lở thứ năm
Theo các lão niên trong vùng, xa xưa nơi đây chỉ toàn lau sậy, rừng rậm hoang vu với rất nhiều thú rừng đi lại từng đàn tạo nên những con đường mòn. Thời gian đã biến đổi, những lối mòn thành các con rạch nhỏ, hai bên rạch xuất hiện vô số bãi vọp (một loài nhuyễn thể giống hình con sò) với số lượng lớn. Có lẽ địa danh Rạch Vọp cũng xuất hiện từ đó. Cách đây vài năm, khi nước giật, người ta vẫn thấy bãi vọp lớn trên con rạch này.

Rạng sáng 26.5, triều cường đã làm sạt lở thêm một đoạn lớn, khoảng cách nhà thờ và sông thêm ngắn lại. Cổng nhà thờ hướng mé sông để đón giáo dân đến dự lễ và học giáo lý bằng ghe xuồng đã không còn. Từ nhà thờ nhìn ra chỉ một khoảng không lởm chởm những mảng tường vừa đổ xuống và những con nước xoáy phía xa. Đợt triều cường lại đến cùng lúc với những ngày mưa nên giáo xứ phải huy động mọi nguồn lực tháo dỡ gấp những khu vực chung quanh nhằm hạn chế thiệt hại. Chính quyền xã An Lạc Tây huy động dân quân ấp An Hòa cùng chung tay góp sức khắc phục khó khăn trước mắt. Bà con lương dân quanh vùng tạm gác công việc đồng áng để cùng giáo xứ di dời và ke bờ. Anh Nguyễn Công Bình, một giáo dân cho biết: “Mọi người dầm mưa và thay phiên nhau ăn cơm trưa để khắc phục sự cố. Nước đã ăn sâu vào bờ, anh em dùng thanh sắt dài 6m dò xuống vẫn chưa đến đáy, do đó công việc di dời là ưu tiên hàng đầu”.

Bếp ăn tình thương tan hoang sau khi bị sạt lở

Sau khi khắc phục cơ bản tình trạng sạt lở, lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (29.5) và các thánh lễ thường kỳ vẫn diễn ra. Bếp ăn tình thương của giáo xứ vẫn nổi lửa. Ghe đưa đón giáo dân đi lễ và học giáo lý (chín lớp) vẫn hoạt động. Sau giờ lễ, hoạt động khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí vẫn tiếp diễn như lệ thường… Những nỗi âu lo thì ngày một dày thêm trong lòng bà con...

Thuyền đưa rước giáo dân đi lễ và học giáo lý

Trước nguy cơ sạt lở nghiêm trọng, giáo xứ đã thuê các thợ lặn và thợ cào lặn xuống dưới nhà thờ tìm hiểu và đã phát hiện hàm ếch sâu hơn lòng sông (trên 10m) khoét sâu vào bên trong khuôn viên. Do đó, phần sạt lở không bị cuốn ra xa mà sập xuống bên dưới. Nguyên nhân có thể do các trụ cầu Rạch Vọp (được xây dựng năm 2010) quá lớn lại cạnh nhà thờ nên làm dòng chảy thay đổi đã tạo ra hàm ếch khổng lồ. Sau 7 đợt sạt lở, hàm ếch đã không còn nhưng giáo xứ đã bị nước cuốn gần 800m2mặt bằng.

Giáo xứ Rạch Vọp nằm trên đường Nam Sông Hậu, cách thành phố Cần Thơ khoảng 30km và Sóc Trăng 40km, là một họ đạo vùng sâu vùng xa thuộc ấp An Hòa, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách - Sóc Trăng. Người dân trong vùng thuộc ba dân tộc Kinh, Khơme, Hoa, trong đó người Khơme chiếm số đông, mưu sinh bằng nghề trồng trọt và lao động phổ thông nên đời sống rất khó khăn, có phần lạc hậu. Hằng tuần giáo dân tham dự thánh lễ vô cùng vất vả, phần đông phải di chuyển bằng ghe xuồng qua đoạn đường vài cây số mới đến được nhà thờ. Những năm qua, cha Hùng đang kiến tạo lại giáo xứ và hai năm rửa rội cho hơn 100 tân tòng. Mọi việc đang êm đềm diễn ra suôn sẻ, tưởng là “ngày mới” đang về trên Rạch Vọp, thì tai họa đến. Nguy cơ nhà thờ bị sập chỉ còn là vấn đề thời gian.

ĐINH MƯA

- CGvDT:Sau những sự cố, sinh hoạt giáo xứ có bị gián đoạn không, thưa cha?

Lm NVH:Hiện nay, được sự giúp sức của nhiều người, giáo xứ đã khắc phục được phần nào chuyện sạt lở nên mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Phòng giáo lý và nhiều cơ sở khác tuy không còn nhưng mọi người trong xứ đồng lòng duy trì việc dạy giáo lý cho hơn 400 anh chị em dự tòng và tân tòng, các việc bác ái như khám chữa bệnh, phát thuốc và bếp ăn tình thương vẫn tiếp diễn. Chúng tôi vừa dựng được 4 cái tum (loại nhà tiền chế nhỏ - PV) và một giáo dân cho mượn sân nhà để có chỗ dạy giáo lý, số còn lại thì vào nhà thờ học.

- CGvDT:Chắc chắn đây chỉ là những phương án tạm thời, tương lai giáo xứ sẽ có những dự định gì?

Lm NVH:Rạch Vọp là một xứ đạo có truyền thống lâu năm tại địa phương, nhà thờ cũng gắn nhiều kỷ niệm với giáo dân nên chúng tôi có nghiên cứu phương án gia cố móng. Tiền gia cố phần sạt lở có chiều dài khoảng 100m sẽ phải tốn lối 750 triệu đồng. Đó là chưa kể phải đổ đất làm nền và nhiều thứ khác. Trong khi một công đất ở đây chỉ có giá 130 triệu đồng, nên nhiều khả năng chúng tôi sẽ tìm mua miếng đất mới để làm lại nhà thờ nếu sạt lở vẫn tiếp diễn. Khi Ban Xây dựng GP Cần Thơ đến thị sát cũng gợi ý phương án mua đất mới để làm nhà thờ cho an toàn.

Về cơ sở hạ tầng, ước tính thiệt hại khoảng 600 triệu đồng. Số tiền trên đối với một xứ nghèo như chúng tôi là quá lớn. Trước mắt chúng tôi cố gắng duy trì độ nhật, còn việc mua đất, cải tạo hoặc xây dựng cơ sở mới thì chỉ biết phó thác cho Thiên Chúa.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bán rau củ đổi nụ cười  trẻ thơ
Bán rau củ đổi nụ cười trẻ thơ
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 9.2024, ở giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, bữa sáng cho thiếu nhi được mở ra nhờ quỹ đóng góp tùy tâm của ân nhân và phụ huynh.
Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Việt sống Mùa Chay Thánh
Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Việt sống Mùa Chay Thánh
Ðể chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Phục Sinh 2025, Thiếu nhi Thánh Thể thuộc Xứ đoàn Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, giáo xứ Tân Việt, hạt Tân Sơn Nhì, Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh, đã tích cực tham gia các hoạt động tĩnh tâm và sinh hoạt...
185 năm lặng lẽ một hành trình
185 năm lặng lẽ một hành trình
Từ sáng sớm, khuôn viên nhà mẹ Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã rộn ràng trong bầu khí hân hoan mừng kỷ niệm 185 năm hiện diện và phục vụ trên mảnh đất Sài Gòn - Thủ Thiêm.
Bán rau củ đổi nụ cười  trẻ thơ
Bán rau củ đổi nụ cười trẻ thơ
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 9.2024, ở giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, bữa sáng cho thiếu nhi được mở ra nhờ quỹ đóng góp tùy tâm của ân nhân và phụ huynh.
Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Việt sống Mùa Chay Thánh
Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Việt sống Mùa Chay Thánh
Ðể chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Phục Sinh 2025, Thiếu nhi Thánh Thể thuộc Xứ đoàn Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, giáo xứ Tân Việt, hạt Tân Sơn Nhì, Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh, đã tích cực tham gia các hoạt động tĩnh tâm và sinh hoạt...
185 năm lặng lẽ một hành trình
185 năm lặng lẽ một hành trình
Từ sáng sớm, khuôn viên nhà mẹ Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã rộn ràng trong bầu khí hân hoan mừng kỷ niệm 185 năm hiện diện và phục vụ trên mảnh đất Sài Gòn - Thủ Thiêm.
Gieo mầm hy vọng giữa dấu chỉ thời đại
Gieo mầm hy vọng giữa dấu chỉ thời đại
Sáng 20.3.2025, tại nhà thờ giáo xứ Chợ Quán, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TPHCM đã tổ chức buổi tĩnh tâm Mùa Chay và hành hương Năm Thánh 2025 qua chủ đề “Với dấu chỉ thời đại, người tín hữu Việt Nam gieo mầm hy vọng”.
Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Trong số 4 tân chức, có hai vị sinh năm 1994, 1 vị sinh năm 1991 và 1 vị sinh năm 1993.
Thành lập giáo xứ Sơn La
Thành lập giáo xứ Sơn La
Sau 2 thập niên hiện diện, cộng đoàn đức tin tại Sơn La đã đón nhận niềm vui trở thành giáo xứ mới thuộc giáo phận Hưng Hóa.
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Ngày 16.3.2025, tại giáo xứ Đồng Gianh, TGP Hà Nội, linh mục chánh xứ Phanxicô Xaviê Trần Truyền Giáo đã tổ chức tĩnh tâm cho thiếu nhi. Cha khuyến khích các em làm việc bác ái, lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và tham dự nghi thức Đàng Thánh giá
Giáo xứ Tân Việt hành hương Năm Thánh
Giáo xứ Tân Việt hành hương Năm Thánh
Ngày 15.3.2025, cộng đoàn giáo xứ Tân Việt (hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM) đã tổ chức buổi hành hương Năm Thánh tại giáo xứ Tân Phú. Đoàn hành hương đã tham dự thánh lễ, dâng lời cầu nguyện và lãnh nhận ơn toàn xá.
Đồng hương Công giáo Cái Sắn mừng lễ Thánh Giuse
Đồng hương Công giáo Cái Sắn mừng lễ Thánh Giuse
Đức Giám mục giáo phận Long Xuyên Giuse Trần Văn Toản đã chủ tế thánh lễ kính Thánh Giuse - Bổn mạng đồng hương Công giáo Cái Sắn, tại thánh đường giáo họ Thánh Giuse Vĩnh Lộc (Hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM)