Nhìn lại một năm khảo cổ về Kitô giáo

Mỗi năm, các khám phá mới trong lĩnh vực khảo cổ lại giúp chúng ta hiểu sâu hơn về Kinh Thánh và xác nhận những chi tiết được phản ảnh về con người, sự kiện và văn hóa thời đó.

Sau đây là những phát hiện hàng đầu trong năm 2017 làm gia tăng kiến thức về các chi tiết được đề cập trong Kinh Thánh và lịch sử giai đoạn đầu của Kitô giáo.

Phát hiện mới ở thành phố David

Thành phố David, khu vực lâu đời nhất ở Giêrusalem, tiếp tục tiết lộ những chi tiết mới về cuộc sống vào thời Chúa Giêsu. Vào tháng 9.2017, Israel lần đầu tiên triển lãm bộ sưu tập các vết triện bằng sáp từ nhiều đợt khảo cổ khác nhau, có niên đại vào thời vua Hezekiah (700 trước CN) đến cuối triều đại Judea (586 trước CN). Một trong số này có tên Achiav ben Menachem, cho thấy mối liên hệ giữa hai vị vua của vương quốc phía bắc: Ahab và Menachem. Họ cho rằng đây là chứng cứ về các di dân từ miền bắc sang miền nam Judea.

Bệ thờ Augustus ở Caesarea

Một số cuộc khảo sát gần đây tại Caesarea Maritima (Israel) đã phát hiện dấu tích của bệ thờ gần cổng ra vào đền thờ Augustus Caesar (từ năm 63 trước CN đến năm 14) do vua Hêrôđê xây dựng. Bên dưới là hai gian phòng lớn và phần còn lại của một cầu thang, với cấu trúc xây dựng tương tự khu vực xung quanh Núi Ðền ở Giêrusalem. Sau đó, một nhà thờ đã được xây chồng lên nơi này trong giai đoạn Byzantine.

Phù điêu tại nhà thờ Byzantine

Những hình khắc trên phù điêu được tìm thấy bên trong các tàn tích của nàh thờ cổ tại một số làng thời Byzantine ở Galilee đã cung cấp chứng cứ mới về siwj lan toả Kitô giáo trong khu vực, sau khi đế quốc Byzantine chính thức công nhận đạo Kitô giáo vàm năm 380. Các tấm phù điêu này có niên đại vào thế kỷ 4,5. Trong đó, một bức đề cập đến một phụ nữ quyên góp tiền xây nhà thờ, cho thấy vai trò chủ chốt của nữ giới vào thời kỳ đầu của Giáo hội

Hang cuộn giấy Biển Chết thứ 12

Sau 70 năm kể từ khi phát hiện cuộn giấy Biển Chết (phiên bản cổ xưa của Kinh Thánh được tìm thấy ở khu khảo cổ Qumran thuộc Bờ Tây hoặc xung quanh đó) đầu tiên trong hang động, các nhà khảo cổ học đã tìm được thêm một hang động khác từng chứa các tài liệu tương tự. Khi kiểm tra lại Hag Qumran số 53, nhóm khảo cổ học phát hiện đồ gốm bị vỡ giống như loại bảo quản các cuộn giấy Biển Chết, kèm theo một mẩu giấy cói. Dựa trên một số cuốc chim thời thập niên 1950 bị vứt lại hiện trường, các nhà khảo cổ học suy ra nơi này từng bị khai quật và trộm sạch từ nhiều thập niên trước.

Khu dị giáo ở Hippos/Sussita

Các học giả Israel đã khai quật được một khu phức hợp gồm nhà hát và nhà tắm tạiHippos/Sussita, địa diểm nhìn xuống biển hồ Galilee. Công trình này thuộc Decapolis, thành phố dị giáo từng được đề cập trong Kinh Thanh.Hippos/Sussita không phải là nơi Chúa Giêsu từng đến rao giảng, nhưng có khả năng lớn là nhiều người dân tại đây đã từng nghe lời Thầy dạy.

Mỏ đồng vào thời David và Solomon

Các nhà khảo cổ học thuộc Ðại học Tel Aviv tuyên bố kết quả kiểm tra mẫu chất thải của lừa được tìm thấy ở Timna, một địa điểm thuộc mỏ đồng cổ đại nằm dọc theo Thung lũng Rift ở miền nam Israel. Mẫu vật được xác định vào khoảng 3.000 năm tuổi, và chế độ ăn của lừa vào thời đó cho thấy chúng nhai thực phẩm được chuyển từ một nơi gần Giêrusalem. Ðây là một ví dụ bổ sung vào kết luận cho thấy có sự tập trung quyền lực vào thời David và Solomon.

Pharaon Merneptah tàn phá Gezer

Sau 10 năm khai quật cổ thành Tel Gezer, các chuyên gia ghi nhận được một chuỗi rõ ràng các hoạt động cư trú và phá hủy kéo dài từ thời pharaon Merneptah (thế kỷ 13 trước CN) đến thời điểm đế chế Assyria xâm lăng (thế kỷ 8 trước CN). Sự kiện pharaon Merneptah tàn phá Tel Gezer đã xác nhận nội dung trên tấm bia Merneptahđược trưng bày trong Bảo tàng Cairo. Theo đó, tấm bia viết: “Chúng ta đã đoạt được Gezer; Yano’am đã bị xóa sổ. Israel chỉ còn lại bãi rác và dòng giống đó không còn tồn tại”. Một giai đoạn bị tàn phá khác cũng được phát hiện tương ứng với chi tiết trong Kinh Thánh về một vị pharaon đã cướp đoạt thành phố và biến nó thành của hồi môn cho con gái.

Xác nhận lại vị trí của Bethsaida

Bethsaida, quê nhà của 3 vị thánh tông đồ Phêrô, Anđrê và Philipphê được cho là nằm ở phía đông cửa sông Jordan chảy vào phía bắc của biển Galilee. Tuy nhiên, vị trí chính xác của nó vẫn là câu hỏi lớn đối với giới nghiên cứu. Trong năm 2017, đội ngũ chuyên gia do nhà khảo cổ học Mordechai Aviam của Ðại học Kinneret (Israel) tìm được tàn tích của một nhà tắm thời cổ đại ở el-Araj, nơi nhiều tiềm năng có thể là Bethsaida. Trước đó, et-Tell được đặt giả thuyết là quê hương của 3 vị tông đồ nói trên.

Xác định niên đại mới của Mộ Chúa

Cuộc trùng tu Nhà thờ Mộ Chúa ở Giêrusalem đã hé lộ chứng cứ mới xác nhận truyền thống liên quan đến địa điểm này. Mẫu hồ tại đây được xác định có niên đại sớm nhất là vào năm 345, củng cố thông tin về giai đoạn xây dựng nhà thờ đầu tiên đánh dấu Mộ Chúa trong giai đoạn trị vì của đại đế La Mã Constantine.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Số chủng sinh mới tại Ba Lan gia tăng
Tại Ba Lan, số lượng chủng sinh và tu sinh mới nhập học tại các cơ sở đào tạo linh mục năm 2024 đã tăng lên 301 người, so với 280 người của năm 2023.
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
PMPI lên tiếng bảo vệ môi trường 
Hiệp hội Đối tác Misereor Philippines (PMPI) đã tham gia vào phiên họp quan trọng của Tòa án Quốc tế về Quyền tự nhiên, nhằm kêu gọi chấm dứt các hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường và quyền con người.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 3)
Sau khi kết quả nghiên cứu về Vải liệm Turin được công bố, mạng internet chỉ qua một đêm đã “dậy sóng” vì hình ảnh quá sức chân thực về Chúa Giêsu được trí thông minh nhân tạo (AI) kết xuất dựa vào hình ảnh in trên vải liệm.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.