Nhìn lại mùa lễ hội đầu năm

THAY ĐỔI TỪ MỖI CÁ NHÂN

Nguyễn Xuân Phong Lữ (Q.12-TP.HCM): Xem và đọc thấy những hình ảnh, câu chuyện mọi người chen lấn, xô xát nhau tại lễ hội vừa qua, tôi vô cùng bức xúc và lấy làm xấu hổ trước cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận người dân. Càng bức xúc hơn vì điều tiêu cực này đã tồn tại suốt nhiều năm qua, năm nào cũng tái diễn mà không thấy cải thiện hay tiến bộ là bao. Tôi nghĩ căn nguyên của vấn nạn nhức nhối này xuất phát từ thái độ vô ý thức và ích kỷ của người tham dự, nên để hạn chế, giảm bớt tình trạng trên mỗi cá nhân phải tự cư xử, hành động sao cho có văn hóa.

Bạn Nguyễn Xuân Phong Lữ

PHÍ HOÀI MỘT KÊNH QUẢNG BÁ

Nguyễn Hùng Dũng (Đồng Nai): Lễ hội nếu được chọn lọc và tổ chức tốt sẽ là một hình thức quảng bá du lịch rất hiệu quả. Thế giới ngày nay càng trở nên nhỏ bé, gần gũi nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet. Người ta có thể dễ dàng tìm hiểu văn hóa của các quốc gia khác nhau qua màn hình vi tính. Chúng ta cũng quảng bá rất nhiều về hình ảnh đẹp của nền văn hóa Việt cho các nước bạn và được khen ngợi, đón nhận. Thế nên, khi nhìn hình ảnh xấu xí của nhiều người trong các lễ hội đầy náo loạn diễn ra gần đây, vấn đề tồn đọng như nạn nhét tiền lẻ vào tượng Phật, mang lễ vật đồ sộ chen nhau cúng vái khiến tôi băn khoăn. Chúng ta đã và sẽ giới thiệu với thế giới hình ảnh gì về một đất nước hiếu hòa?

Bạn Nguyễn Hùng Dũng

HÃY GIỮ NÉT ĐẸP CHO MÙA LỄ HỘI

Cao Huyền My (Quảng Ngãi): Qua những vụ việc đáng tiếc xảy ra trong các lễ hội đầu năm nay tôi thấy nhiều người chỉ lên án, đổ lỗi cho lễ hội, trong khi thật sự thái độ ứng xử của người tham gia mới là quan trọng. Tôi thấy buồn khi báo chí và ý kiến của mọi người chưa nói nhiều đến vấn đề giáo dục của gia đình. Càng xem càng thấy buồn và không hiểu tại sao bây giờ người ta vẫn có suy nghĩ chưa đúng trong việc tranh giành lộc từ miếu, chùa, lễ hội... Văn hóa truyền thống là đẹp và việc tranh hay cướp các món đồ mang ý nghĩa may mắn đáng ra chỉ mang tính chất tượng trưng nhưng hành động thực tế lại bị đẩy đi quá xa. Tranh cướp đến mức tổn hại sức khỏe và tính mạng của mình và người khác thì còn gì là may mắn, là lễ hội văn hóa.

Bạn Cao Huyền My

LỄ HỘI QUÁ NHIỀU

Phạm Nhật Tiên (Q.Gò Vấp-TP.HCM): Theo thống kê, Việt Nam có tới trên dưới 9.000 lễ hội. Con số này thật lớn với đủ các kiểu tổ chức lễ hội từ làng tới xã. Theo tôi việc này phần nào khiến nhiều người càng ngày càng có xu hướng lạm phát lễ hội nặng về cầu tài, cầu lộc, giải hạn và giải trí. Vậy, có nên xem xét cân nhắc hơn trong việc siết lại tổ chức các lễ hội. Thà ít mà chất lượng còn hơn tràn lan và không kiểm soát nổi.

Bạn Phạm Nhật Tiên

CẦN PHẢI DỰ LIỆU

Lê Khánh Chi (Phú Yên): Tình trạng nổi cộm mùa lễ hội năm nay theo tôi đó là vấn đề bạo lực. Tham gia vào các lễ hội đa phần là người trẻ, họ có sức khỏe, có năng lượng, sự hăng hái nhưng lại chưa đủ bình tĩnh để tiết chế những cảm xúc của mình. Khi ở những chỗ náo nhiệt, đông đúc, người ta dễ hành xử theo tâm lý đám đông dẫn đến xô xát không nên có. Tôi nghĩ mỗi khi tổ chức lễ hội cần phải dự liệu trước về số lượng cũng như chuẩn bị những biện pháp đảm bảo an toàn. Đừng để sự hung hãn, nóng nảy làm mất đi cuộc vui chung. Lễ hội phản chiếu nhân tâm xã hội nên thật đáng buồn khi bạo lực trở thành “quen hơi” trong các lễ hội.

Bạn Lê Khánh Chi

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng.
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...
Máu chảy ruột mềm
Máu chảy ruột mềm
Bão Yagi hoành hành kéo theo những đợt lũ lụt khủng khiếp. Ðợt thiên tai này khiến hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, 70.000 nhà bị ngập cùng thiệt hại kinh tế quá sức tưởng tượng.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục:  Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các linh mục: Chưa mạnh dạn thoát khỏi "vỏ kén an ấm"
Hơn ai hết, các linh mục luôn thao thức về sứ vụ truyền giáo. Vì sao việc truyền giáo trong nhiều năm qua chưa đạt kết quả như kỳ vọng? Do điều kiện khách quan hay do chính người trong cuộc chưa thực sự phát huy hết khả năng của...
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Truyền giáo phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế
Việc truyền giáo không của riêng ai. Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, mỗi giáo dân là một “nhà truyền giáo” theo cách của mình. Vì sao những năm qua, sứ vụ truyền giáo của giáo dân chưa thật hiệu quả? Dưới đây là những ý kiến thẳng...
Ðể giáo dân nói...
Ðể giáo dân nói...
Trong đời sống sinh hoạt giáo xứ, giáo phận, vẫn luôn cần các hình thức để lắng nghe, thấu hiểu..., để tổ chức tốt hơn.
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Các nhà thờ, dòng tu có thể làm gì để hỗ trợ du khách?
Tại nhiều thành phố du lịch, có không ít các cơ sở Công giáo. Những nhà thờ, dòng tu tại đây có thể làm gì để hỗ trợ trước những nhu cầu của người từ phương xa?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Chuẩn bị gì cho người bệnh trong những giờ sau hết?
Khi gặp tình huống có người thân quen, bệnh nặng ở nhà hay tại bệnh viện, trong thời khắc thập tử nhất sinh, bạn giúp bệnh nhân như thế nào để họ được lo liệu về phần hồn?