Những con đường Hòa Bình

Với đặc sủng góp phần xây dựng Nước Trời, bắt đầu trong giáo phận Ban Mê Thuột và ưu tiên cho anh chị em dân tộc ít người, 50 năm trôi qua (1969 - 2019), các nữ tu của dòng Ðức Maria Nữ Vương Hòa Bình đã chung sức cùng các chủ chăn và bao người tâm huyết để mở mang thêm tấm bản đồ rao giảng Lời Chúa trên miền cao nguyên.

Niềm vui ngày tuyên khấn của một nữ tu người dân tộc thiểu số cùng gia đình

Dòng được Ðức cha Paul Léon Seitz sáng lập tại giáo xứ Tân Hương, giáo phận Kontum ngày 1.9.1959 nhằm đào tạo thêm nhân sự tham dự vào công cuộc loan báo Tin Mừng, đặc biệt là cho những người con bản địa Tây Nguyên. Khi giáo phận Ban Mê Thuột được thành lập năm 1967 thì hội dòng được chuyển giao cho đấng bản quyền địa phận mới - Ðức cha Phêrô Nguyễn Huy Mai. Và sau khi được sự chấp thuận của Tòa Thánh, ngài đã chính thức thiết lập dòng ngày 22.4.1969. Trải rộng trên địa bàn hai tỉnh Ðắk Nông, Ðắk Lắk và một phần của tỉnh Bình Phước, Ban Mê Thuột là một giáo phận lớn với diện tích 24.474 km2, nhưng mới có 440.942 tín hữu Công giáo trên tổng số 2.955.991 dân cư (theo số liệu thống kê 2017). Vùng này có cơ cấu dân tộc đa dạng, ngoài dân tộc Kinh thì còn khoảng 30% là đồng bào người Ê Ðê, M’Nông, Thái, Tày, Nùng… Như vậy, cánh đồng truyền giáo mênh mông này cần rất nhiều những thừa sai nhiệt thành để Phúc Âm hóa.

Mang yêu thương đến các buôn làng - ảnh do dòng Nữ Vương Hòa Bình cung cấp

Trụ sở chính của dòng được đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột và từ đây các chị em tỏa đi khắp nơi, đến những buôn sóc xa xôi đem Lời Chúa cho bao người chưa biết Ngài. Con đường đến với các buôn vùng sâu huyện Tuy Ðức (tỉnh Ðắk Nông) đâu dễ dàng, bởi phải đi qua những cung đường hẹp đầy “ổ voi”, những cây cầu “lạch bạch” tưởng muốn hư. Vào những ngày mưa, các chị phải cuốn thêm xích vào bánh xe để đi qua những con dốc trơn trượt, vậy mà những người nữ bé nhỏ chẳng hề chùn bước, bởi đang có những người con Chúa luôn khát khao được học giáo lý, ca hát thánh ca đợi chờ. Nữ tu Maria Lệ Nghĩa đã chia sẻ lại những kỷ niệm trên.

Lớp dạy chữ cho trẻ sắc tộc

Ðể làm cho những chuyến đi ấy thêm hiệu quả, các chị đã học tiếng nói, phong tục, tập quán của đồng bào từ những năm đầu đời dâng hiến. Ði sát với anh em dân tộc thiểu số, các sơ nhận ra sự thiếu thốn của họ, thiếu thốn không chỉ vật chất mà còn thiếu con chữ, thiếu rất nhiều kiến thức hữu ích cho cuộc sống. Vậy nên, các chị đem con chữ vào buôn dạy cho bà con, sáng tạo đủ cách để bà con yêu thích việc học và nhớ được những gì đã học. Dạy theo độ tuổi, theo từng đối tượng và cả theo từng hoàn cảnh sống, cố gắng lên giáo án dạy sát với thực tế sinh sống của bà con để cái chữ không nằm trên trang sách mà trở nên sinh động, dễ nhớ. Bằng vốn hiểu biết của bản thân, các chị hướng dẫn anh chị em cách ủ phân hữu cơ, cách trồng trọt an toàn, hiệu quả, giúp họ làm nông bền vững thay cho thói quen du canh, du cư suốt bao năm. Các nữ tu luôn hiện diện trong buôn làng, giúp nâng cao văn hóa, tổ chức cuộc sống gia đình, trân trọng, bảo tồn văn hóa cồng chiêng, lưu giữ những nét đẹp của văn hóa bản địa để giữ lấy cái gốc mà ông cha đã khổ công vun trồng. Thành quả có thể nhận thấy là hiện đã có 10 nữ tu người dân tộc thiểu số tuyên khấn theo linh đạo dòng và tiếp bước dấn thân cùng hơn 300 chị em khác để kiến tạo nên những con đường “hòa bình” cho anh chị em sắc tộc.

Các em trong Nhà Lưu trú Têrêsa chơi cồng chiêng

Khi nói về dòng Nữ Vương Hòa Bình thì không thể bỏ qua các lưu xá miễn phí cho trẻ các sắc tộc mà các sơ chăm sóc. Trong giáo phận Ban Mê Thuột đã có 5 lưu xá được hình thành và phát triển ổn định cho đến nay. Mỗi nhà là một đại gia đình của các trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc nhiều dân tộc khác nhau, đến từ nhiều nơi khắp tổ quốc. Nhà Lưu trú Têrêsa (99 Trần Nhật Duật, TP Buôn Ma Thuột) hiện nuôi dưỡng khoảng 200 em thuộc 14 dân tộc khác nhau. Lịch trình mỗi ngày của các em là học văn hóa, học giáo lý, cùng các sơ làm việc nhà, lên rẫy làm nông, học dệt thổ cẩm, học các nhạc cụ dân tộc… “Chúng tôi mong muốn các em được đào tạo, nâng cao văn hóa nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng. Mỗi em trong nhà sẽ là những tông đồ giáo dân để giúp cho chính buôn làng của các em khi trở về”, nữ tu Maria Nguyễn Thị Thuận - phụ trách nhà lưu trú cho biết.

Phòng lưu trữ các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào thiểu số tại Nhà Lưu trú - ảnh: Trúc Yên

Giữa vòng xoáy hiện đại hóa, việc giữ lại nét đẹp riêng trong hồn các sắc tộc thật là điều trở ngại cho nhiều người, nhưng bằng những nỗ lực mỗi ngày, các nữ tu Nữ Vương Hòa Bình đã thổi thêm lửa yêu hồn dân tộc trong từng mầm non của họ để dẫu bao lâu đi nữa, âm vang của cồng chiêng, của trống, của đàn T’rưng vẫn rộn lên trong các buôn sóc, những điệu múa dân gian vẫn được truyền thừa đến ngàn sau. Ðó là cách các chị gieo yêu thương cho đồng bào sắc tộc, làm cho bà con biết có Chúa và Chúa vẫn hoài thương yêu họ...

TRÚC YÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2025, nhóm sinh viên Công giáo Thái Bình đã đến mái ấm Vinh Sơn - Phaolô để trao quà xuân cho các em vào trung tuần tháng 1.
Mùa Xuân trên miền truyền giáo
Mùa Xuân trên miền truyền giáo
Đức Tổng Giám mục TGP Hà Nội Giuse Vũ Văn Thiên, ngày 14.1.2025 đã về thăm giáo xứ Đồng Gianh, gởi trao quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực.
Khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2024
Khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2024
Caritas Tổng giáo phận Huế những ngày đầu năm 2025 vẫn tiếp tục lên đường đến với các gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tại gây ra trong năm ngoái, đặc biệt là do mưa lũ hồi tháng 10, bởi bão Trà My.
Thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Sáng ngày 10.1.2025, giáo phận Long Xuyên đã tổ chức thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu.
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala
Sáng ngày 2.1.2025, Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục giáo phận Đà Lạt đã chủ sự thánh lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala, hạt Di Linh, giáo phận Đà Lạt.
Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội tổ chức hành hương Năm Thánh
Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội tổ chức hành hương Năm Thánh
Ngày 4.1.2025, Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội đã tổ chức hành hương Năm Thánh cấp giáo phận tại Trung tâm Hành hương toàn quốc kính các Thánh Tử đạo Việt Nam