Nữ tu nỗ lực vận động vì môi trường

Ðối với nữ tu Damien Marie Savino, nhà khoa học môi trường ở Michigan (Mỹ), Giáo hội Công giáo chính là nhân tố quan trọng mang đến sự hòa hợp trong bối cảnh diễn ra sự cạnh tranh giữa đời sống bền vững của nhân loại và nỗ lực bảo tồn thế giới tự nhiên.

“Giáo hội có thể giải quyết một số vấn đề khó khăn và thật sự phức tạp liên quan đến môi trường toàn cầu”, nữ tu Savino nhận xét.


Nhà khoa học đa tài, yêu thiên nhiên

Nữ tu Damien Marie Savino, thuộc dòng Phan Sinh Thánh Thể, hiện là Trưởng khoa Khoa học và Phát triển Bền vững của trường Aquinas thuộc TP Grand Rapids (bang Michigan, Mỹ). Sơ có nền tảng học vấn sâu rộng và đa dạng, bao gồm bằng cấp tiến sĩ ngành Xây dựng Kỹ thuật Dân dụng (về môi trường), thạc sĩ thần học, thạc sĩ về ngành khoa học đất đai. Sơ hoàn thành việc học ở Đại học McGill ở Montreal (Canada), Đại học Connecticut và Đại học Công giáo Mỹ. Trên vai trò trưởng khoa ở trường Aquinas, nữ tu được trao nhiều trọng trách, bao gồm việc giám sát quá trình thi công tòa nhà khoa học mới trong khuôn viên trường.

Sơ Savino thích các hoạt động ngoài trời và khi còn đi học đã dành thời gian “du lịch bụi” khắp nước Mỹ, và nhiều nước châu Âu. Sơ cũng là tay bơi lội cừ khôi và rất thích các vùng hồ phía bắc, đặc biệt yêu chuộng những chuyến bơi cự ly dài trong các kỳ nghỉ của gia đình ở bang New Hampshire. Đó là lý do vị nữ tu hết sức mong đợi khi tiếp nhận vai trò trưởng khoa ở trường của Michigan, tiểu bang biệt danh ngàn hồ, hay nói đúng hơn có đến 11.037 hồ nội địa. Sơ cũng thích trượt nước, trượt tuyết và đi bộ đường dài. Sơ Savino đã đi cùng nhóm sinh viên trên tuyến đường hành hương Camino de Santiago khi họ tham gia Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid (Tây Ban Nha) vào năm 2011. Sơ từng làm người giữ trẻ trong một năm sau khi tốt nghiệp đại học và có thời gian sống ở Oslo (Na Uy).

Vị nữ tu là chị cả trong gia đình có 3 người con. Ba của sơ, ông Ben Savino là người Mỹ gốc Ý thế hệ đầu tiên ở Brooklyn, New York. Ông là kỹ sư điện tử và thiết kế những công cụ kiểm tra chất lượng nước và máu huyết, sau này được con gái sử dụng. Mẹ sơ làm nội trợ trước khi trở thành thư ký ở trường học. Trước khi chuyển đến Michigan, nữ tu trải qua 9 năm ở Houston (bang Texas) và là người đứng đầu ngành Khoa học và Nghiên cứu Môi trường thuộc Đại học St. Thomas. Sơ rất thích động vật, đặc biệt chim chóc và loài bò sát.


Thúc đẩy sự tốt lành cho vạn vật

Nữ tu Savino cho rằng với lịch sử 2.000 năm về truyền thống tri thức và dạy cho con người sống đời đạo đức, Giáo hội thật sự là ứng viên tuyệt vời trong lĩnh vực quảng bá và thúc đẩy sự tốt lành cho vạn vật. “Quan điểm về con người, với linh hồn, thể xác và phẩm giá vốn có, luôn đóng vai trò trung tâm cho cách thức các tín hữu có thể đóng góp vào giải pháp này”, sơ nhận định, đồng thời gọi người Công giáo là “thợ làm vườn của cả hệ thống”.

Đặc biệt, sơ Savino nhấn mạnh rằng Laudato si’, thông điệp được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố năm 2015, là nguồn tài nguyên dồi dào cho các tín hữu đang quan tâm đến hành tinh: “Cuộc hôn nhân của hệ sinh thái con người và hệ sinh thái tự nhiên đóng vai trò trung tâm đối với cách thức các Kitô hữu quan tâm đến vạn vật”. Theo nữ tu, thông điệp Laudato si’ tìm cách kết nối những nỗ lực này vào cuộc sống đạo đức. Lối sống đạo đức liên kết phẩm giá con người với lòng chăm lo cho Công trình Sáng tạo của Chúa. Chẳng hạn, những hành động hy sinh dù nhỏ trong đời sống thường ngày, như tiết kiệm điện, có thể mang đến đóng góp to lớn cho môi trường.

Phát biểu tại Trung tâm Mục vụ Gioan Phaolô II ở Vancouver (Canada) hồi tháng 1, nữ tu Savino kêu gọi, đừng bao giờ tuyệt vọng dù phải đối mặt những thách thức to lớn mà con người phải trải qua khi tìm cách giữ sạch và bảo tồn hành tinh cũng như vạn vật đang cùng tồn tại trên Trái đất. “Chúng ta phải tiếp cận những nỗ lực này với niềm hy vọng và tin rằng con người có thể làm điều tốt đẹp cho Ngôi Nhà Chung”, vị nữ tu kết luận.

HỒNG HOANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.