Ông cha có đôi tay “gội rửa” phận người

“Khi vấp ngã người ta cần một bàn tay nâng”, đó là lời giải thích mà linh mục Giuse Đỗ Duy Châu - Tổng phụ trách dòng Anh em Đức Mẹ Người Nghèo Việt Nam thường nhắc tới khi có ai đó đặt câu hỏi vì sao cha chọn đồng hành cùng người nghiện, người nhiễm H. Bàn tay chìa ra đúng lúc cho những mảnh đời trót lầm lỡ và sự nỗ lực kiên trì suốt 15 năm qua, rất nhiều cuộc đời được “gội rửa” từ vị linh mục giàu lòng nhân này.

VÌ CHÚA ĐÃ ĐI TÌM NHỮNG CON CHIÊN LẠC

Cuộc chuyện trò giữa cha Châu và chúng tôi cởi mở trong một không gian xanh mát ở một góc vườn nhà dòng lộng gió từ sông Sài Gòn. Tốt nghiệp Sư phạm Văn, cha Châu bắt đầu những năm tháng tuổi trẻ trong cương vị một thầy giáo song song với việc tìm hiểu ơn gọi của dòng Anh em Đức Mẹ Người Nghèo.

Cha theo nghiệp giảng dạy từ năm 1985 và kéo dài tới 2006, như một cách dấn thân cùng tôn chỉ và mục đích của dòng tu mình chọn là thích nghi với hoàn cảnh mới của thế giới người nghèo, cách riêng với thành phần bất hạnh, để thực tập ơn gọi qua mọi sinh hoạt đời thường tại nhà dòng và giữa xã hội. Mỗi ngày vẫn đứng trên bục giảng với thơ ca, văn chương như bao người đưa đò khác, nhưng có thời gian rảnh, cha tích cực tham gia các công tác bác ái xã hội. Chính trong những ngày tháng dấn thân, gặp gỡ nhiều đối tượng cần trợ giúp đã nảy sinh nơi cha sự quan tâm đặc biệt với người nghiện. “Có lẽ do phần lớn đối tượng nghiện ma túy là thanh niên như học trò mình nên không thể không ưu tư”, cha chia sẻ duyên cớ về chọn lựa của mình.

Cha Châu thường tổ chức các buổi dã ngoại cho người cai nghiện

Vậy là, toàn bộ lương thưởng, ngoài phần đóng góp cho cộng đoàn, cha xin bề trên dành lại một ít lập quỹ giúp người cai nghiện. Sau đó, quy tụ được một số bác sĩ tình nguyện, ân nhân, cha thuê nhà tạo chốn ăn ở cho người nghiện tìm đến mình. Tuy rộng tay đón nhận những con người lỡ sa vào vòng vây “nàng tiên nâu” nhưng cha buộc họ phải cam kết học tập, lao động sau khi cắt cơn trong một năm (khoảng thời gian tối thiểu để một người nghiện có thể cắt cơn hoàn toàn). Theo cha, sở dĩ phải đòi buộc người tham gia ở lại lâu dài dù đã cắt được cơn vì khả năng tái nghiện lại rất cao nếu để người nghiện quay lại những nơi chốn xưa. “Cơn thèm, nhớ thuốc cùng sự rủ rê dễ đẩy đưa họ đi vào con đường cũ nếu chưa đủ bản lĩnh, sức khỏe và tinh thần vượt thắng cám dỗ. Thay đổi lối sống, cách suy nghĩ, đồng thời tạo môi trường cũng như cơ hội để người nghiện làm lại cuộc đời chính là điểm cốt lõi của chương trình”, cha lý giải.

Vậy nên bất cứ ai tìm đến và đồng ý với những quy định chương trình đặt ra đều được tiếp nhận không phân biệt tôn giáo. Công tác tư tưởng để người nghiện và gia đình đồng ý theo chương trình đến cùng là một trong những khâu quan trọng nhất. Đó là bước chuẩn bị tinh thần cho người nghiện và cũng để cha hiểu và có sự chú ý riêng đối với từng người.

ĐỂ CHỐN ĐI VỀ LUÔN BÌNH YÊN

Nhìn từ ngoài vào, căn nhà dành riêng để tiếp nhận những trường hợp cai nghiện nằm trong một con hẻm nhỏ bình dị như bao nếp nhà khác. Hiện có khoảng 15 người nam đang rèn luyện tại đây. Ngoài cha Châu còn có hai tu sĩ trong dòng thay nhau túc trực, cùng một cộng tác viên tình nguyện lo chuyện đi chợ. Một số linh mục, nữ tu, chuyên viên tư vấn tâm lý, sức khỏe, thầy dạy võ, dạy nhạc... cũng thường xuyên đến chia sẻ, hướng dẫn và đồng hành.

Một buổi sinh hoạt học giá trị sống do cha Châu giảng dạy

Hằng ngày, các thành viên trong nhà chia nhau dọn dẹp, nấu ăn, giặt giũ... Họ sống như một gia đình, có trách nhiệm, quan tâm, liên đới với nhau. Đây là mô hình không những giúp chữa lành những vết thương tâm hồn, dễ hòa nhập hơn, mà còn tạo kinh nghiệm cho người cai nghiện trở thành người hướng dẫn hiệu quả cho những thành viên mới. Bởi họ là những người đã kinh qua nỗi đau đớn về thể chất của những cơn vật vã khi dùng thuốc cắt cơn; sự yếu đuối, dễ bị cám dỗ lại; sự khủng hoảng, tiếc nuối trong những ngày đầu… Ngoài ra, khi quay về cuộc sống bình thường, chính họ lại đem những kinh nghiệm và tình thương để giúp những người lỡ vướng mắc thoát khỏi ma túy.

Sống, ăn và ở cùng họ nên cha hiểu điểm mấu chốt của việc giúp cai nghiện thành công là giúp bản thân người nghiện tự tin hòa nhập cộng đồng bằng khả năng của mình. Do vậy, cha soay sở nhiều cách tạo công việc làm. Ban đầu là tìm các mối hàng thủ công như tranh thêu, cạo vỏ điều... cho họ làm cho đỡ buồn. Sau này nhờ sự giúp đỡ của các xưởng làm cửa sắt, nhôm, nhiều người được học việc rồi thành thợ có lương thưởng hẳn hoi. Tùy theo sức khỏe mà có người làm 4-8 tiếng/ngày. Số tiền kiếm được sẽ được gởi hết về cho gia đình giữ dùm, không ai được giữ tiền riêng cho đến khi kết thúc chương trình. Song song, cha cùng các cộng sự tổ chức học võ, đá banh, luyện đàn... để mọi người rèn luyện sức khỏe cũng như giải trí, thư giãn và học cách cân bằng cảm xúc.

Nhận được sự giúp đỡ tận tụy, hết lòng của cha, nhiều bạn trẻ đã làm lại cuộc đời chỉ sau một lần cai nghiện. Tuy nhiên, cũng có người phải qua 3, thậm chí 4 lần thử thách mới thành công. Cảm giác thất vọng, đôi khi là bế tắc cũng từng ám ảnh cha nhưng rồi với tình yêu thương, niềm tin và cả những lời cầu nguyện, cha vẫn bước tiếp. Sợ các em nghĩ tiêu cực, cha dành nhiều giờ chuyện trò, kèm thêm những giờ kinh nguyện. Cha phải thức thật khuya và dậy thật sớm để hoàn tất công việc của mình và của nhà dòng. Gắn bó với các em trong “mái ấm” nhỏ này như một người thân nên ai ở đây cũng gọi cha là cậu xưng con. “Cậu là anh em của mẹ mà cha gần gũi có khác gì người thân thiết trong nhà nên gọi là cậu thôi”, một người trong nhà chia sẻ.

Chương trình xã hội có sự tham gia tích cực của các thành viên

Nhiều năm gắn bó với người nghiện, cha từng xót xa trước nhiều cảnh đời sau khi cai nghiện về lại tái nghiện, hoặc thậm chí tìm đến cái chết vì sự ghẻ lạnh hay cách đối xử chưa khéo léo của chính người thân khiến họ hụt hẫng, thất vọng, tự ti, cảm giác bị bỏ rơi... Hiểu được như thế nên cha còn đồng hành với người nhà của họ qua những trao đổi, gợi mở, tâm tình.

Ngoài căn nhà dành cho người có ý hướng cai nghiện, cha thuê một căn nhà khác cho người nhiễm H. có chỗ ở, thuốc men, bồi bổ, tạo việc làm thêm để họ hòa nhập, sống bình dị trong phần đời còn lại. Hiện nhà có tất cả năm người lớn, trong đó có một cặp vợ chồng, và một thành viên nhí mới chào đời ít tháng... Những mảnh đời nương tựa nhau dưới sự chở che của vị mục tử dồn hết tình thương tìm kiếm vả ủi an “những con chiên lạc”.

Giữa phố thị tất bật, hai ngôi nhà của cha Châu như những bông hoa tỏa hương sắc cho đời.

Minh Hải

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Dưới đây là danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025 tại các giáo phận, đã được Đấng bản quyền địa phương cho phép.
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Dưới đây là danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025 tại các giáo phận, đã được Đấng bản quyền địa phương cho phép.
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội, sáng ngày 28.11.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã dâng thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện.
Hướng về ngày Chúa đến
Hướng về ngày Chúa đến
 Mùa Vọng lại về. Tại nhiều nhà thờ trong thành phố, giáo dân đã tham gia dựng hang đá ngay từ những ngày cuối tháng 11. Nhiều chương trình mục vụ Mùa Vọng như tĩnh tâm cho các giới, các chiến dịch bác ái Mùa Vọng…
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Một nhóm kịch độc đáo
Một nhóm kịch độc đáo
Trong khuôn khổ Đại hội Giới trẻ TGP TPHCM 2024, nhóm Ca kịch Công giáo Sài Gòn đã góp mặt trong chương trình với vở kịch “Bức tường Jericho”, tái diễn một phần của Cựu Ước về thành Jericho, một tường thành được củng cố rất chắc chắn, nhưng đã...
Ðại hội giới trẻ TGP TPHCM  những điều đọng lại
Ðại hội giới trẻ TGP TPHCM  những điều đọng lại
Diễn ra hôm 23.11.2024 vừa qua tại Trung tâm Mục vụ, Ðại hội Giới trẻ TGP TPHCM để lại nhiều ấn tượng và không ít các suy tư.