Phiên bản “nhà nguyện Sistine” thời đầu Trung Cổ

Sau nhiều thập niên trùng tu, nhà thờ 1.500 năm tuổi bị chôn vùi dưới đống tàn tích trong cơn địa chấn cách đây hơn 1 thiên niên kỷ đã được mở cửa ngắn ngủi vào năm ngoái, trước khi tiếp tục đóng cửa.

Tọa lạc ở chân đồi Palatine Hill trong khuôn viên của quảng trường Roman Forum, nhà thờ từ thế kỷ thứ 5 Santa Maria Antiqua là một trong những công trình cổ nhất còn sót lại của Kitô hữu thời xưa tại Rome. Nhà thờ đóng cửa từ năm 1980 đến 2016 cho công tác trùng tu, và chi phí cho hoạt động này tiêu tốn khoảng 2,7 triệu euro.

Độc nhất vô nhị

Một sử gia nghệ thuật đã mô tả nhà thờ này như là “nhà nguyện Sistine vào thời Trung Cổ”. Người quản lý về mảng khảo cổ học của Rome, ông Francesco Prosperetti tuyên bố đây là công trình “độc nhất vô nhị, không những trong số hàng trăm nhà thờ tại Rome mà cả trên toàn nước Ý”, “đại diện cho một giai đoạn bị lãng quên trong lịch sử của Roman Forum”. Và đặc biệt hơn nữa, là một nhà thờ được xây dựng nhằm vinh danh Đức Mẹ Maria Đồng trinh, Santa Maria Antiqua sở hữu bức họa cổ nhất từ thời La Mã vẽSanta Maria Regina, Đức Mẹ Đồng trinh Maria như là nữ hoàng, từ thế kỷ thứ 5.

Trong một thời gian dài, Santa Maria Antiqua nằm trên tuyến đường kết nối với các lâu đài xa hoa tráng lệ của những đời hoàng đế La Mã ở đồi Palatine. Đức Giáo Hoàng Gioan VII từng sử dụng nhà thờ này làm tổng hành dinh của Tòa Tổng Giám mục Rome vào đầu thế kỷ thứ 8. Được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ 5, nơi đây tập hợp các bức bích họa vô giá từ thế kỷ thứ 6 đến thứ 8, trước khi bị phá hủy một phần và bị chôn vùi một phần khác dưới đống đổ nát của những cung điện gần đó, sau trận động đất vào năm 847. Vì lý do này, một nhà thờ mới gọi là Santa MariaNovađã được Đức Giáo Hoàng Lêô IV xây dựng kế bên, trên nền đền thờ Venus và Roma đã sụp đổ. Đến năm 1617, Giáo hội lại cho xây một nhà thờ khác tên Santa Maria Liberatrice bên trên tàn tích của nhà thờ cổ. Phải đợi đến năm 1900, Santa Maria Antiqua một lần nữa được phát hiện nhờ vào các công trình khai quật nhằm mục đích khảo cổ.

Phải mất hơn 30 năm và nhờ vào nguồn quỹ do chính quyền Ý cùng Quỹ Các tượng đài Thế giới cung cấp, các chuyên gia đã tìm được cách phục hồi phần nội thất tuyệt đẹp và vô cùng tinh vi của nhà thờ. Cũng do động đất, Santa Maria Antiqua hoàn toàn bị “phong” kín với thế giới bên ngoài, và nhờ đó vẫn giữ được những bức bích họa xuất phát từ những bàn tay tài hoa và nổi tiếng nhất vào thời hoàng kim của mình. Theo tờ The Telegraph, các bức bích họa bên trong nhà thờ cho thấy một số tác phẩm đầu tiên nhất của dòng nghệ thuật Kitô giáo trên thế giới. Nội dung của những bức tranh trên tường vẽ lại cảnh Đức Mẹ và Chúa Hài đồng, các vị thánh và các vị tử đạo, giáo hoàng, hoàng đế, nữ hoàng… Do vậy, đã hình thành một trong những bộ sưu tập lớn nhất và quan trọng nhất của giai đoạn trước khi diễn ra tình trạng bài trừ thánh tượng. Có thể nói, những bức bích họa trên đã sống sót qua giai đoạn bài trừ thánh tượng, khi mà tại phương Đông, các hình ảnh trong nhà thờ đều bị phá hủy.

Các tác phẩm vô giá

Theo Hãng tin Reuters, sử gia Maria Andaloro, một trong các thành viên tham gia dự án trùng tu, đánh giá rất cao các tác phẩm trong nhà thờ Santa Maria Antiqua. Giáo sư Andaloro cho biết: “Nơi đây tập trung những nét tinh hoa nhất của nền văn hóa hình tượng của thế giới Kitô giáo giữa Rome và Byzantium, một thành phố Hy Lạp cổ đại”. Như đã đề cập ở trên, bức bích họa số một tại đây là Santa Maria Regina, vẽ Đức Mẹ Đồng trinh với hài nhi, một trong những biểu tượng tôn giáo lâu đời nhất thế giới của đạo Kitô. Sau trận động đất vào thế kỷ thứ 9, tác phẩm này được chuyển khỏi nhà thờ đến một nơi an toàn hơn ở Rome, nhưng hiện nó đã quay trở về ngôi nhà xưa.

Bên cạnh đó, những bức bích họa chính, nằm ở gian giữa thánh đường và khu chính điện, được hoàn thành dưới thời Đức Giáo Hoàng Martin I, người dẫn dắt Giáo hội từ năm 649-655. Các tác phẩm khác được vẽ theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Gioan VII (triều đại từ năm 705 - 707), người có mối liên hệ sâu xa với nhà thờ này, do cha của ngài giúp quản lý các cung điện và bản thân ngài trải qua thời niên thiếu ở Palatine Hill. Những công trình vào thời Đức Giáo Hoàng Gioan VII còn tồn tại đến ngày nay bao gồm các tác phẩm ở chính điện, Nhà nguyện Medical Saints và Nhà nguyện 40 thánh tử đạo. Đến nay vẫn còn thấy một phần của các tác phẩm vào thời các Đức Giáo hoàng Zachary (741-752) và Phaolô I (757-767).

Nhà thờ nằm gần cổng ra vào của một hành lang ngầm lớn, cho phép các hoàng đế và đoàn tùy tùng bí mật qua lại giữa các cung điện và Roman Forum. Độ dài ban đầu hơn 270m, đường hầm này bao gồm 7 đoạn dốc nằm zíc zắc, và 4 đoạn còn tồn tại đến ngày nay, được phát hiện cùng lúc với nhà thờ Santa Maria Antiqua vào năm 1900.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
5 năm sau vụ cháy, nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7.12. Ngày 29.11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm ngôi thánh đường. Ảnh: AFP
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni thông báo Đức Phanxicô sẽ đến đảo Corse của Pháp ngày 15.12. Đây là chuyến tông du nước ngoài lần thứ 47 trong triều đại của ngài, và cũng đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng...
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’  ở Thái Lan
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’ ở Thái Lan
Cách Bangkok khoảng 50 cây số về hướng đông, nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót ở huyện Bang Bo, tỉnh Samut Prakan (Thái Lan), được công nhận là thiết kế mang ý thức về môi trường, hòa quyện đức tin và lòng chăm lo cho Công Trình Sáng Tạo, theo...
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
5 năm sau vụ cháy, nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7.12. Ngày 29.11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm ngôi thánh đường. Ảnh: AFP
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni thông báo Đức Phanxicô sẽ đến đảo Corse của Pháp ngày 15.12. Đây là chuyến tông du nước ngoài lần thứ 47 trong triều đại của ngài, và cũng đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng...
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’  ở Thái Lan
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’ ở Thái Lan
Cách Bangkok khoảng 50 cây số về hướng đông, nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót ở huyện Bang Bo, tỉnh Samut Prakan (Thái Lan), được công nhận là thiết kế mang ý thức về môi trường, hòa quyện đức tin và lòng chăm lo cho Công Trình Sáng Tạo, theo...
Thánh tích  thánh Tôma Aquinô  đến Mỹ
Thánh tích thánh Tôma Aquinô đến Mỹ
Sau khi “thăm” nhiều quốc gia châu Âu vào năm ngoái, thánh tích của thánh Tôma Aquinô đã được rước đến thủ đô Washington của Mỹ vào cuối tháng 11, trước khi đến 7 bang khác.
Kitô giáo và sự hòa hợp với văn hóa địa phương
Kitô giáo và sự hòa hợp với văn hóa địa phương
Đức Hồng y Stêphanô Chu Thủ Nhân xác định, cách tiếp cận của cha Ricci minh họa cách Kitô giáo có thể được trình bày như là sự hòa hợp với văn hóa địa phương.
Sinh viên Nepal đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa
Sinh viên Nepal đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa
Sinh viên Bimal Tamang đến từ Kathmandu, Nepal vừa xuất sắc giành giải nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa Namuncurá 2024
Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt nghi lễ an táng giáo hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt nghi lễ an táng giáo hoàng
Đức Phanxicô đã phê duyệt ấn bản cập nhật sách phụng vụ về nghi lễ an táng các vị giáo hoàng. Ấn bản này là việc cho phép vị giáo hoàng qua đời được an táng ở một địa điểm ngoài Đền thờ Thánh Phêrô...
Thành lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới
Thành lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới
Theo Vatican News, trong một tài liệu được công bố ngày 20.11.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới và bổ nhiệm cha Enzo Fortunato, dòng Phanxicô Viện tu làm Chủ tịch đầu tiên của ủy ban này.
Tượng Ðức Mẹ trở về nhà thờ Ðức Bà Paris
Tượng Ðức Mẹ trở về nhà thờ Ðức Bà Paris
Tượng Ðức Mẹ và Chúa Hài đồng, còn được biết đến với tên “Ðức Trinh Nữ Paris”, đã quay về nhà thờ Ðức Bà, 5 năm sau trận hỏa hoạn khủng khiếp.