Quan trọng như kênh đào Suez

Kể từ khi hoàn thành năm 1869, kênh đào Suez trở thành một trong những tuyến hàng hải huyết mạch quan trọng nhất của thế giới, cổng kết nối phương Ðông và phương Tây, và là nền tảng của nền kinh tế toàn cầu.

Lịch sử kênh đào

Tuyến hàng hải nối liền Ðịa Trung Hải và Hồng Hải từ lâu là niềm mong mỏi của nhiều quốc gia xuyên suốt các thế kỷ, và ai cũng nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của nó thậm chí lâu trước khi công trình nạo vét được khởi công. Ðược thúc đẩy bởi lợi ích của Pháp khi ấy, kênh đào Suez hình thành trong vòng 10 năm, thông qua việc cưỡng bức lao động tại địa phương trước khi các nhân công châu Âu tham gia nỗ lực này sau đó.

Khó khăn về tài chính đã buộc thống đốc Ottoman của Ai Cập bán lại cổ phần kiểm soát kênh đào cho nước Anh vào năm 1875; 13 năm sau, một hội nghị thượng đỉnh với sự góp mặt của các nguyên thủ quốc gia đã đạt được thỏa thuận then chốt: tất cả các quốc gia đều được sử dụng kênh đào Suez, dù trong thời bình lẫn thời chiến.

Vị trí chiến lược đã biến kênh đào Suez thành mục tiêu tấn công trong cả hai cuộc thế chiến vào thế kỷ 20. Trong đệ nhất thế chiến, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách tấn công kênh đào từ hướng đông. Ðến thế chiến thứ hai, quân đoàn Châu Phi của Ðức Quốc xã tìm cách tái diễn điều tương tự, lần này từ hướng tây.

Tuy nhiên, kênh đào Suez tiếp tục thuộc quyền kiểm soát của người Anh cho đến khi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa con kênh năm 1956, thổi bùng cuộc khủng hoảng Suez. Israel, Pháp và Anh đe dọa kéo quân đến và chiến tranh chực chờ bùng nổ, cho đến khi Mỹ gây áp lực và nỗ lực ngoại giao của Liên Hiệp Quốc đã thúc đẩy giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.

Kênh đào Suez cũng từng bị phong tỏa, bắt đầu từ năm 1967 và kéo dài suốt 8 năm, thời điểm nó trở thành ranh giới trong cuộc chiến giữa Ai Cập và Israel. Hàng chục con tàu đã bị mắc kẹt ở đây trong quá trình này.

Tổn thất khoảng 400 triệu USD/giờ trong thời gian “tắc kênh”

Tại sao kênh đào Suez quan trọng đến thế?

Ðầu tiên và trên hết, tầm quan trọng của kênh đào nằm ở vị trí của nó; đây là địa điểm duy nhất nối liền các tuyến hàng hải châu Âu với Biển Ả Rập, Ấn Ðộ Dương và các quốc gia thuộc khu vực Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương. Không có kênh đào Suez, các chuyến hàng di chuyển giữa những phần trên của thế giới buộc phải đi qua toàn bộ lục địa châu Phi, từ đó khiến chi phí vận chuyển tăng mạnh và kéo dài thời gian vận tải.

Giải pháp thiết thực cho vấn đề trên hoàn toàn nằm ngoài tầm với của các nước trong nhiều thế kỷ, cho đến khi tuyến hàng hải dài 193 km được thi công trên lãnh thổ Ai Cập và đi vào Hồng Hải. Phải mất cả thập niên kể từ khi khởi công vào giữa thế kỷ 19 để khơi thông con kênh quý giá. Ðiều này chỉ có thể làm được vì Ðịa Trung Hải và Hồng Hải đều nằm trên cùng một cao độ.

Nỗ lực giúp tàu MV Ever Given “vượt cạn”

Khó có thể đong đếm được lợi ích từ việc rút ngắn được thời gian vận chuyển. Ngày nay, một con tàu khởi hành từ cảng Ý đến Ấn Ðộ chẳng hạn, sẽ đi qua hải trình 4.400 hải lý nếu sử dụng kênh đào Suez. Nếu di chuyển với tốc độ 20 hải lý/giờ, con tàu sẽ mất khoảng 9 ngày đến đích. Tuy nhiên, cuộc hành trình nếu không có con kênh sẽ phải đi qua Mũi Hảo vọng và vòng quanh châu Phi. Cùng tốc độ trên, con tàu phải mất đến 3 tuần mới hoàn thành hải trình giờ đây tăng lên 10.500 hải lý.

Thêm vào đó, không có tuyến khác ngoài kênh đào Suez. Nếu Hồng Hải không trải dài bên trên Mũi Hảo vong và dọc theo Sudan, Ai Cập, sẽ không có vùng đất nào đủ hẹp đẻ hỗ trợ tuyến hàng hải nhân tạo kết nối châu Âu với châu Á -Thái Bình Dương. Tầm quan trọng chiến lược của kênh đào Suez thể hiện qua con số thực tế: mỗi năm nó lưu thông gần 19.000 con tàu, theo tạp chí Lloyd’s List.

Các tàu chở container chen chúc nhau bên ngoài kênh đào Suez

Cuộc khủng hoảng

Tuy nhiên, một siêu tàu chở hàng từ ngày 23.3 đã nằm vắt ngang con kênh - có bề ngang không quá 200m, gây tắc nghẽn nghiêm trọng. Theo báo The Japan Times, tàu MV Ever Given di chuyển ở vận tốc 13,5 hải lý/giờ trước khi mắc cạn, bất chấp tốc độ quy định khi di chuyển qua kênh là từ 7,6 đến 8,6 hải lý/giờ. Sự cố trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng hải của thế giới. Khoảng 12% lưu lượng giao thương toàn cầu đi qua kênh đào Suez. Tạp chí chuyên về hàng hải Lloyd’s List ước tính phải hơn 9 tỉ USD giá trị hàng hóa mỗi ngày di chuyển qua kênh đào chiều dài 193 km, có nghĩa là tổn thất lên đến khoảng 400 triệu USD/giờ.

Các nỗ lực tìm cách giải thoát siêu tàu container vấp phải nhiều khó khăn. Có lúc các đội cứu hộ đã xoay sở để nó nổi lên và di chuyển được vào sáng 28.3 (giờ địa phương), nhưng sau đó nó bị mắc kẹt trở lại vì gió lớn. Sau đó các đội cứu hộ đã đưa nó quay về vị trí bình thường và chấm dứt cuộc khủng hoảng bằng cách kéo siêu tàu về hồ Bitter, vùng hồ nối liền Ðịa Trung Hải và Hồng Hải thông qua kênh đào Suez.

Gần 2.000 năm trước khi Chúa Giêsu giáng thế, một kênh đào hẹp đã xuất hiện theo mệnh lệnh của Pharaoh Ai Cập Senausret III, kết nối Hồng Hải với sông Nile và Địa Trung Hải.

GIANG VÔ YÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024
Chiều 14.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” năm 2024.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Ðừng gây áp lực cho con!
Ðừng gây áp lực cho con!
Thông thường, trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó, cha mẹ lao động cực nhọc, dễ bị áp lực phải học giỏi để vượt qua nghịch cảnh, bù đắp sự hy sinh của gia đình. Thế nhưng, với con nhà giàu, có cha mẹ giỏi, gia đình truyền thống...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…