Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ

Cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.

LIÊN TỤC RA ĐI VÀ GẶP GỠ, CÓ KHÓ?

Nữ tu Maria Nguyễn Thị Bích Huyền .jpg (74 KB)

Nữ tu Maria Nguyễn Thị Bích Huyền (Dòng Đaminh Thừa Sai Phú Cường - Chủ nhiệm Chương trình Bạn trẻ em đường phố): Theo gương Chúa Giêsu ra đi, tìm đến với những người có hoàn cảnh khó khăn luôn là điều mà người tu sĩ luôn được nhắc nhở, dù ở dòng tu nào. Nhưng người làm truyền giáo hôm nay còn những hạn chế từ thực tế như không đủ thời gian, kiên nhẫn để đồng hành với những người khó khăn. Chẳng hạn các hoạt động đồng hành cùng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Khi dấn thân vào phục vụ, tôi mới nhận ra có người tạo ấn tượng không tốt, nếu không muốn nói là khó gần với nhiều đứa trẻ vốn thiếu vắng sự ân cần từ cha mẹ. Điều này tạo nên một khoảng cách nhất định khiến việc tiếp xúc, đồng hành với các em khó khăn hơn.

Ra đi để gặp gỡ và không có khoảng cách của sự phân biệt mới có thể khiến nhiều người biết đến và có ấn tượng tốt về đạo. Truyền giáo nên bắt đầu từ những việc nhỏ bé, đời thường, xuất phát từ tình yêu thương thật sự. 

ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC CŨNG HẠN CHẾ TRUYỀN GIÁONữ tu Têrêsa Trần Thị Gấm .jpg (71 KB)

Nữ tu Têrêsa Trần Thị Gấm (dòng Đa Minh Thánh Tâm): Có lẽ ít ai nghĩ tới điều này. Ngày nay, tu sĩ thường ôm đồm khá nhiều việc, và truyền giáo không phải việc chính. Từ sáng sớm, các thầy, các sơ đã đến nhà nguyện, dọn lễ, chuẩn bị cho buổi kinh sớm, sau đó tiếp tục các hoạt động thường ngày như dạy trẻ, trang trí bàn thờ, dạy giáo lý… Buổi tối thì tập hát cho ca đoàn, diễn nguyện…

Tất cả lịch trình được sắp xếp đi vào nề nếp và trở thành thói quen sống. Hằng ngày, hằng tuần gắn với các công việc quen thuộc như vậy nơi giáo xứ thì thời gian đâu đi ra vùng ngoại biên, đi truyền giáo thực sự? Trong chương trình của các tu sĩ thường có những giờ thăm viếng nhưng ít ỏi. Hơn nữa, hầu như chỉ dừng lại ở các cuộc gặp gỡ người nghèo khó, neo đơn trong phạm vi giáo xứ, chưa mở rộng nhiều ra bên ngoài. Mặt khác, với những lần gặp, trò chuyện đôi chút, ngắn ngủi với người ngoài Công giáo cũng chưa đủ sức thuyết phục, tác động họ đến để tìm hiểu đạo. Vì thế, dù nói truyền giáo là nhiệm vụ chính yếu của Hội Thánh, song có thể thấy một trong những trở ngại của người tu nơi cộng đoàn là gần như họ phải tất bật với các công việc được giao phải hoàn thành; những chuyện đôi khi đã cũ xưa, lối mòn. Cứ vậy ngày nọ qua tháng kia, cuối cùng, việc truyền giáo không mang lại hiệu quả đáng kể.

NGẠI LÊN ĐƯỜNG, DẤN THÂNThầy Antôn Nguyễn Văn Phúc.jpg (74 KB)

Thầy Antôn Nguyễn Văn Phúc (Dòng Đức Mẹ Lên Trời): Có một thực tế đáng buồn là, việc ngại dấn thân trong đời sống của người tu sĩ là có xảy ra, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Ở một số nơi, cánh cửa hội dòng vẫn “kín cổng cao tường”, không giao tế với lương dân, không hòa mình vào đời sống dân chúng xung quanh. Ở phương diện cá nhân, đâu đó cũng có những tu sĩ ngại lên đường, không dám xông pha đến vùng sâu vùng xa. Có thể họ không đủ tự tin, chưa đủ mạnh mẽ để rời bỏ nơi ở đầy đủ tiện nghi vật chất mà mình đang sống.

VẪN THÍCH SỐNG HƯỞNG THỤThầy Phạm Đức Thành dòng Thánh Thể.png (225 KB)

Thầy Phêrô Maria Phạm Ðức Thành (dòng Thánh Thể): Trong hành trình đời tu, tu sĩ các dòng thường khấn khiết tịnh, vâng phục và khó nghèo. Nhưng có lẽ việc truyền giáo ngày nay khó thực hiện là bởi sự vâng phục và khó nghèo chỉ nửa chừng. Bằng chứng là tâm lý e ngại khi nhận nhiệm vụ đến vùng khó khăn, xa xôi. Ngược lại, khi bề trên giao phó sứ vụ tới cộng đoàn đã ổn định như nơi thành phố chẳng hạn, thì vui vẻ, lạc quan. Nói cách khác, lối sống hưởng thụ và thế tục hóa ngày nay đã chi phối các tu sĩ, khiến sự vâng phục và khó nghèo giảm đi nhiều. Cũng là vâng theo bài sai nhưng không tha thiết gì. Cũng là khó nghèo nhưng không buông bỏ được ham muốn vật chất, tiện nghi, đầy đủ, vẫn thích xài sang, ở trong máy lạnh hay ao ước được sai tới nơi có điều kiện một chút thì vui hơn. Trong khi đó, những người nghèo khó, già yếu nơi các buôn làng càng cần được nâng đỡ và biết Chúa. Người tu sĩ thích hưởng thụ thì làm sao truyền giáo, mang Chúa tới cho ai được? Nhìn xa hơn, đây không chỉ là nguyên nhân ảnh hưởng việc truyền giáo mà còn khiến người ngoài Công giáo có cái nhìn không hay với đạo khi họ có dịp tiếp xúc qua các tu sĩ thích đi xe sang, dùng điện thoại hiệu, thường xuyên đi với người có đẳng cấp, địa vị trong xã hội còn cửa nhà người nghèo, xiêu vẹo ngại bước chân vào…

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA LÀ RÀO CẢN LỚNNữ tu Anna Nguyễn Thị Thúy Phượng .jpg (93 KB)

Nữ tu Anna Nguyễn Thị Thúy Phượng (Dòng Đức Bà): Với tôi, rào cản lớn nhất trong sứ vụ truyền giáo là ngôn ngữ và văn hóa. Là một người dấn thân, từng trải qua những khoảng thời gian phục vụ ở một số vùng đồng bào người dân tộc thiểu số, tôi nghiệm ra rằng, bước đầu tiên để được chấp nhận tại cộng đồng là mình phải sống và hòa nhập với văn hóa của họ. Điều này không dễ, đòi hỏi bản thân phải cố gắng học tập rất nhiều, không chỉ ngôn ngữ để giao tiếp mà còn để chuyển tải đạo của mình cho anh chị em người đồng bào chưa biết Chúa.

Việc học sẽ hiệu quả khi dành thời gian sống với người bản địa nhiều hơn. Chính họ là người dạy ngôn ngữ một cách sinh động nhất, hơn cả những bài học sách vở. Bản thân tôi thường xuyên đến thăm viếng và hỗ trợ các gia đình, nhất là những nhà gặp khó khăn về tinh thần cũng như vật chất; qua đó, vốn ngôn ngữ cũng trở nên phong phú, chính xác hơn…

Việc hòa nhập văn hóa cũng không đơn giản. Tôi muốn nói về văn hóa ẩm thực và thói quen ăn uống của người đồng bào sắc tộc. Đến một cộng đồng mới, phải tập thích nghi, đón nhận văn hóa nơi đó, có một cái nhìn cảm thông, hy sinh với anh chị em bản địa… thì việc truyền giáo sẽ dễ dàng hơn.

Nhóm phóng viên thực hiện

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Người tân tòng và dấu ấn thiêng liêng
Người tân tòng và dấu ấn thiêng liêng
Ðức tin Công giáo không chỉ là sự kế thừa hay lựa chọn ngẫu nhiên, mà là một hành trình đầy ân sủng, đôi khi bắt đầu từ những điều bình dị, qua những biến cố cuộc đời, hay thậm chí từ một câu Lời Chúa chạm đến tâm hồn.
Bệnh nhân và những nhu cầu tâm linh
Bệnh nhân và những nhu cầu tâm linh
Trong hành trình chăm sóc thiêng liêng, các Ban Mục vụ kẻ liệt, linh mục, tu sĩ và thiện nguyện viên của Giáo hội đã âm thầm mang tình yêu và sự an ủi đến bệnh nhân và gia đình họ.
Hiểm họa từ hàng giả và quảng cáo sai sự thật
Hiểm họa từ hàng giả và quảng cáo sai sự thật
Thời gian gần đây, vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường đã khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, do ảnh hưởng đến sức khỏe, đến an toàn của các gia đình trong sinh hoạt hằng ngày.
Người tân tòng và dấu ấn thiêng liêng
Người tân tòng và dấu ấn thiêng liêng
Ðức tin Công giáo không chỉ là sự kế thừa hay lựa chọn ngẫu nhiên, mà là một hành trình đầy ân sủng, đôi khi bắt đầu từ những điều bình dị, qua những biến cố cuộc đời, hay thậm chí từ một câu Lời Chúa chạm đến tâm hồn.
Bệnh nhân và những nhu cầu tâm linh
Bệnh nhân và những nhu cầu tâm linh
Trong hành trình chăm sóc thiêng liêng, các Ban Mục vụ kẻ liệt, linh mục, tu sĩ và thiện nguyện viên của Giáo hội đã âm thầm mang tình yêu và sự an ủi đến bệnh nhân và gia đình họ.
Hiểm họa từ hàng giả và quảng cáo sai sự thật
Hiểm họa từ hàng giả và quảng cáo sai sự thật
Thời gian gần đây, vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường đã khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, do ảnh hưởng đến sức khỏe, đến an toàn của các gia đình trong sinh hoạt hằng ngày.
Tháng hoa và những kỷ niệm đáng nhớ
Tháng hoa và những kỷ niệm đáng nhớ
Tháng Năm về, khắp các giáo xứ lại rộn ràng những giờ dâng hoa kính Ðức Mẹ. Với nhiều người, đó là ký ức tuổi thơ, là niềm vui chạm đến trái tim, hay thậm chí là những mối lo chợt đến và cả những hành trình gắn kết yêu...
Kỳ vọng về Đức Lêô XIV
Kỳ vọng về Đức Lêô XIV
Sự kiện “Habemus Papam” công bố Ðức tân Giáo Hoàng Lêô XIV đã mang lại niềm vui và hy vọng cho các tín hữu Công giáo.
Kỳ vọng về Đức tân Giáo Hoàng kế nhiệm
Kỳ vọng về Đức tân Giáo Hoàng kế nhiệm
Trong bối cảnh Giáo hội Công giáo toàn cầu đang đứng trước một thời khắc quan trọng với mật nghị bầu chọn giáo hoàng, mỗi người mang trong lòng những ước nguyện riêng, nhưng tất cả đều hướng tới một vị chủ chăn kế nhiệm không chỉ tiếp nối di...
50 năm với bao thay đổi
50 năm với bao thay đổi
Nửa thế kỷ đã trôi qua, TPHCM đã chứng kiến những biến đổi ngoạn mục. Từ những vùng đất hoang sơ, đầm lầy, thậm chí là cả những nghĩa trang cũ, đã trở thành các công viên, khu công nghiệp, trường học…
Tưởng nhớ Ðức Thánh Cha Phanxicô
Tưởng nhớ Ðức Thánh Cha Phanxicô
Ngày 21.4.2025, Giáo hội Công giáo và toàn thế giới đau xót đón nhận tin Ðức Thánh Cha Phanxicô, vị mục tử tối cao của gần một tỷ rưỡi tín hữu, đã kết thúc cuộc lữ hành trần thế để trở về với Cha Trên Trời.
Thành phố Hồ Chí Minh sau 50 năm, dấu ấn hạ tầng và hồi sinh đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh sau 50 năm, dấu ấn hạ tầng và hồi sinh đô thị
Nửa thế kỷ kể từ ngày thống nhất đất nước, TPHCM đã chuyển mình mạnh mẽ với những công trình giao thông và đô thị mang tính biểu tượng, không chỉ thay đổi diện mạo thành phố mà còn nâng cao chất lượng sống cho người dân.