Sinh thái toàn diện theo Laudato si’

Tòa Thánh vừa công bố tài liệu liên bộ, được Ðức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn, về việc thực thi nền sinh thái toàn diện theo tinh thần của thông điệp Laudato si’.

Tập tài liệu dài 200 trang, có tựa đề Trên hành trình chăm sóc Ngôi nhà chung, với mục đích định hướng các hành động của Giáo hội Công giáo, và mở rộng ra, là của mỗi Kitô hữu để gìn giữ Công trình Sáng tạo của Thiên Chúa, theo Vatican News. Ðây là thành quả của “Bàn tròn Liên bộ Tòa Thánh về sinh thái toàn diện”, được thành lập từ năm 2015 nhằm phân tích cách triển khai nền sinh thái toàn diện.

Ngoài các thánh bộ và văn phòng có liên quan, bàn tròn này còn có sự tham gia của Hội đồng Giám mục một số nước và các tổ chức Công giáo. Trên hành trình chăm sóc Ngôi nhà chung được soạn thảo từ trước đại dịch, nhưng sau đó đã được cập nhật, bổ sung vì Covid-19 chính là một ví dụ rõ nét cho quan điểm chủ đạo của thông điệp Laudato si’: Mọi vấn đề đều liên hệ mật thiết với nhau, không có khủng hoảng nào có thể tách rời khỏi dòng chảy chung. Những gì đã và đang diễn ra từ nhiều tháng qua là một cuộc khủng hoảng xã hội - môi trường phức tạp và là hồi chuông cảnh báo cho nhân loại.

Cần phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững - ảnh AFP

Ý thức và thay đổi

Phần đầu tiên của tài liệu liên bộ nhấn mạnh thế giới cần thay đổi nhận thức để quan tâm hơn đến thiên nhiên, vạn vật, để đối thoại với tha nhân và để nhận ra được mối liên hệ cốt yếu giữa các vấn đề mà con người đang phải đối diện. Trên tinh thần này, cần ủng hộ những sáng kiến liên quan đến chủ đề sinh thái; cũng như những cách thức để thay đổi sâu sắc lối sống của con người theo hướng thân thiện với môi trường.

Giáo hội Công giáo đã có sẵn một “di sản” quý giá về sống xanh, chính là truyền thống lâu đời, đa dạng của các dòng tu. Tất cả các dòng luôn hướng về lối sống chan hòa với thiên nhiên, tiết kiệm… Sản phẩm do các dòng tu làm ra đều rất “sinh thái”, quy trình thực hiện không gây ô nhiễm, thành phẩm thì vừa tốt cho môi trường, vừa tốt cho sức khỏe của con người. Ðể làm được điều đó, khi sản xuất, các tu sĩ luôn lấy con người làm trọng tâm, chứ không đặt nặng lợi ích về kinh tế. Ðây cũng là một “điểm nhấn” trong tài liệu liên bộ của Tòa Thánh: Xem con người là trọng tâm của cuộc sống, “chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên nếu không bảo vệ từng con người” trên Trái đất này, dù người đó giàu hay nghèo, xuất thân ra sao, thuộc sắc tộc nào… Và con người thì không thể tách rời khỏi gia đình, nơi bồi đắp những giá trị nhân bản cho mỗi người, “nơi chúng ta được học cách tôn trọng tha nhân và Công trình Sáng tạo của Chúa”. Do đó, cũng cần có những chương trình khuyến khích các gia đình gìn giữ và phát triển các nền tảng đạo đức căn bản.

Vai trò của nhà trường

Trên hành trình chăm sóc Ngôi nhà chung mong muốn trường học sẽ giúp thế hệ trẻ phát triển khả năng phân tích vấn đề, tư duy phản biện và ý thức trách nhiệm. Tập tài liệu đề xuất các phương thức hành động: tạo cầu nối giữa gia đình, nhà trường và giáo xứ; lập chương trình đào tạo “công dân sinh thái”, giúp học sinh hiểu biết về một “hình mẫu mới của các mối quan hệ”, quên đi lợi ích cá nhân và ưu tiên cho tình liên đới với cộng đồng.

Các đại học, với ba vai trò chính là giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ xã hội, được mời gọi khuyến khích sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ lựa chọn những ngành nghề hoạt động với tiêu chí phát triển bền vững, giúp biến đổi môi trường theo hướng tích cực. Tôn trọng và chăm sóc thiên nhiên là một ý thức cần được giáo dục không ngừng và xuyên suốt ở các bậc học. Chẳng hạn, ở những Ðại học - đặc biệt là trường Công giáo - có các chương trình phù hợp, có thể dạy môn “Thần học về Công trình Sáng tạo, trong tương quan giữa con người với thế giới”.

Các dòng tu luôn có truyền thống sống xanh

Chống lãng phí lương thực

Tài liệu liên bộ của Tòa Thánh dành hẳn một phần để nói về lương thực. Ðức Thánh Cha Phanxicô từng nhận định rằng vứt bỏ thực phẩm chính là hành động “cướp của người nghèo”. Ở các nước phát triển, tình trạng lãng phí lương thực tuy đã bị cảnh báo từ rất lâu, nhưng không những vẫn tồn tại dai dẳng mà còn ngày càng nặng nề hơn. Chẳng hạn, theo báo cáo hồi cuối tháng 1.2020 của Bộ Môi trường Pháp, hằng năm, nước này lãng phí khoảng 10 triệu tấn lương thực.

Nguyên nhân thì nhiều, nhưng chủ yếu là liên quan đến mô hình kinh tế và lối sống của người dân. Chẳng hạn, vì lợi nhuận, có một số loại trái cây, siêu thị chỉ bán theo trái, chứ không cân ký lô để bán. Kết quả là chỉ những trái to, đẹp mới được lên kệ, những trái nhỏ hoặc hơi “méo mó”, các chuỗi phân phối hàng hóa không nhận, nông dân sẽ đem bỏ dù chúng rất tươi ngon. Một ví dụ khác là với các loại thực phẩm khi gần hết hạn sử dụng và biết chắc chắn sẽ không còn ai mua vì khách hàng luôn có xu hướng chọn loại còn hạn dùng lâu, nhiều siêu thị ở các nước Âu Mỹ sẽ chọn đổ bỏ (và tưới hóa chất lên trên để không ai lượm lại) chứ không đem cho các cơ sở từ thiện hoặc cho người vô gia cư. Ðể hạn chế tình trạng nói trên, chính phủ một số nước đã khuyến khích các siêu thị, cửa hàng bán rẻ hoặc mang cho các thực phẩm gần hết hạn sử dụng, đổi lại, họ có thể nhận được một số ưu đãi như giảm một phần thuế.

Liên quan đến an ninh lương thực, Trên hành trình chăm sóc Ngôi nhà chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển một nền nông nghiệp “đa dạng và bền vững”, đảm bảo được quyền lợi của những nông dân có quy mô sản xuất nhỏ; ủng hộ các cách thức trồng trọt, chăn nuôi “xanh”; sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (phong điện, quang điện…) và ngược lại, phản đối các dự án của các tập đoàn công nghiệp thực phẩm khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, lại gây ô nhiễm nặng trên diện rộng.

Vì những người yếu thế

Trước tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và môi trường thiên nhiên bị hủy hoại ở khắp nơi, những người yếu thế luôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính vì vậy, tài liệu liên bộ của Tòa Thánh chỉ ra nhiều giải pháp dành cho những người bị xã hội lãng quên: chế độ lương bổng công bằng; xóa bỏ các hình thức bóc lột lao động trá hình - tức chế độ nô lệ hiện đại; giúp đỡ tù nhân tái hòa nhập xã hội bằng nhiều phương thức, chẳng hạn đào tạo nghề; tạo cơ hội để mọi người, kể cả những người nghèo nhất, được chăm sóc về y tế; cộng đồng quốc tế cần thiết lập hình thức tị nạn mới là “tị nạn khí hậu” dành cho những người phải rời bỏ quê hương vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Lan Chi

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
Nối dài chuỗi xuất hiện bất ngờ trong tuần qua, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 13.4 đã chào những người tham gia Chúa nhật Lễ Lá ở quảng trường Thánh Phêrô.
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Đức cha José de Jesús Sahagún de la Parra, 103 tuổi, hiện là giám mục cao niên nhất thế giới, một chứng nhân sống động của lịch sử Giáo hội Công giáo
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Trong thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Isao Kikuchi, Tổng Giám mục Tokyo, kêu gọi người Công giáo thể hiện tình liên đới với Myanmar sau trận động đất 7,7 độ Richter ngày 28.3.2025
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
Nối dài chuỗi xuất hiện bất ngờ trong tuần qua, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 13.4 đã chào những người tham gia Chúa nhật Lễ Lá ở quảng trường Thánh Phêrô.
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Đức cha José de Jesús Sahagún de la Parra, 103 tuổi, hiện là giám mục cao niên nhất thế giới, một chứng nhân sống động của lịch sử Giáo hội Công giáo
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Trong thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Isao Kikuchi, Tổng Giám mục Tokyo, kêu gọi người Công giáo thể hiện tình liên đới với Myanmar sau trận động đất 7,7 độ Richter ngày 28.3.2025
Sắc lệnh mới về thánh lễ và ý lễ: minh bạch và tôn trọng ý nguyện tín hữu
Sắc lệnh mới về thánh lễ và ý lễ: minh bạch và tôn trọng ý nguyện tín hữu
Bộ Giáo sĩ vừa ban hành sắc lệnh mới, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn ngày 13.4.2025, cập nhật quy định về ý lễ và bổng lễ, nhằm đảm bảo tính minh bạch, chính xác và tôn trọng ý nguyện của tín hữu. Sắc lệnh sẽ có hiệu lực...
Lễ Lá tại Giêrusalem
Lễ Lá tại Giêrusalem
Thánh lễ do Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Latinh Giêrusalem, chủ tế tại nhà thờ Mộ Thánh Chúa.
Lễ Lá năm 2025 tại Vatican
Lễ Lá năm 2025 tại Vatican
Thánh lễ do Đức Hồng y Leonardo Sandri chủ tế tại quảng trường Thánh Phêrô, với sự tham dự của các vị hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ và đông đảo giáo dân.
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi Seoul kỷ niệm 50 năm thành lập
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi Seoul kỷ niệm 50 năm thành lập
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi thuộc Tổng Giáo phận Seoul (Hàn Quốc) vừa kỷ niệm 50 năm thành lập bằng thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Chánh tòa Myeongdong vào ngày 3.4.2025, do Đức Tổng Giám mục Peter Soon-taick Chung chủ sự.
Tưởng niệm 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II về với Chúa
Tưởng niệm 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II về với Chúa
Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô vào ngày 2.4.2025, để tưởng niệm 20 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời (2.4.2005).
Đức Hồng y Aveline: Người nghèo là ưu tiên của Giáo hội tại Pháp
Đức Hồng y Aveline: Người nghèo là ưu tiên của Giáo hội tại Pháp
Ngày 2.4.2025, Đức Hồng y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám mục TGP Marseille, được bầu làm tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp tại Đại hội mùa xuân diễn ra ở Trung tâm Thánh Mẫu Lộ Đức.