Sông Xoài còn khó nhưng vui

Ở tận vùng kinh tế mới thuộc huyện Thạnh Hóa, giáp với sông Vàm Cỏ Tây có một xứ đạo mang tên Sông Xoài, có gần 99% giáo dân chỉ biết chèo ghe, lái xuồng và cuốc bộ…Tuyệt chẳng ai có thể tự tin lái chiếc xe máy nào dù con đường tráng nhựa nối kênh, nối rạch đã dựng xong từ bao giờ…

Giáo xứ Sông Xoài nhiều năm nay bị nước sông ăn dần vào nền nhà thờ

Xứ của những tay chèo

Dù chọn con đường N2 thông thoáng hướng từ huyện Đức Hòa đến thị trấn Thạnh Hóa thay vì vòng qua TP.Tân An hướng đi Mộc Hóa đông người, bụi bặm vẫn mất gần hai giờ đồng hồ chạy xe mới tới được địa phận xứ đạo Sông Xoài. May mắn vì đã từng qua lại nhiều lần vùng này, cũng từng ghé lại vài giáo xứ thuộc khu vực này nên chỉ loanh quanh đôi chút chúng tôi đã đến ngay được xứ Sông Xoài. Cha sở Phêrô Ký Ngọc Tuấn đón chúng tôi dưới sự “trợ giúp” của thanh nạng gỗ nặng nề. Nở nụ cười có chút méo mó vì một bên chân còn đau nhiều do một tai nạn xe máy trên đường đi mục vụ cho bà con trong xứ.

Cha Tuấn chỉ cái chân đau bảo:“Vì xứ nhỏ, ít giáo dân lại thêm cảnh nghèo khó, lắm chuyện phải lo tới nên mình phải ra bên ngoài tìm sự trợ giúp. Việc nhiều, đi lại nhiều mà đường sá thì xa xôi nên chạy tới lui mãi cũng có ngày quá mệt mỏi mà sinh cớ sự này…”.Hỏi: vì sao cha không tìm người đi cùng hay bạn đường cho đỡ mệt thì nhận được câu trả lời nghe cứ như đùa. “Xứ này chỉ vỏn vẹn hơn 600 giáo dân nhưng cũng chỉ có vài người biết chạy xe máy. Đây là một điểm đặc biệt của cư dân vùng này”.Lý do được giải thích vì trước đây không có đường bộ thông thương như bây giờ, trong khi bà con lại dựng nhà dọc theo các tuyến kênh rạch, nên việc di chuyển hoàn toàn bằng ghe,thuyền. Ở vùng đất này từ bao đời chẳng mấy ai tậu xe mà chỉ chăm chăm vào chiếc ghe nên dù vài năm trở lại đây tuyến đường liên xã nối Hựu Thạnh (Mộc Hóa) với Thạnh Hóa đã thông thương nhưng vẫn chỉ ít người biết điều khiển xe máy.

Thế nên hình ảnh chèo ghe, cắm xuồng cặp mé bờ sông mỗi ngày để dự lễ là hình ảnh đặc trưng của xứ đạo vùng sông nước này. Vị trí ngôi nhà thờ nằm sát và hướng mặt ra phía bờ sông cũng vì lẽ trên. Thực ra, theo lịch sử giáo xứ ghi lại thì trước đây vào khoảng năm 1940,ngôi nhà thờ Sông Xoài nằm cách vị trí hiện tại khoảng gần 3 km, tại rạch Sông Xoài (nay là rạch Vàm Lớn), sau đó trải qua nhiều biến cố lịch sử mới dời về vị trí hiện tại (ngay sông Vàm Lớn Tây) năm 1961.Vị trí ngôi nhà thờ dù dễ dàng, thuận lợi cho việc tham dự lễ và các sinh hoạt tại giáo xứ với giáo dân ở đây, song vì nằm tại vùng trũng nên mùa nước nổi nhà thờ và các khu nhà xứ đều bị ảnh hưởng. Cũng giống các giáo xứ lân cận như Nước Trong hay Tân Đông, giáo dân Sông Xoài cũng không ít phen chứng kiến nhà thờ ngập sâu trong nước và cũng không ít lần dự lễ trong cảnh ngồi trên xuồng, tay làm dấu, tay chống chèo. Nhà thờ hiện tại vì vậy mà mau xuống cấp, ẩm thấp. Ngoài đường sông mà hầu hết giáo dân đều chọn là đường chính để tới nhà thờ thì còn có một con đường bộ khác.

Linh mục Phêrô Ký Ngọc Tuấn

Tuy nhiên, hiện nay nếu đi bằng đường bộ thì phải đi đường vòng ké với trường tiểu học Thuận Nghĩa Hòa B, do nhà thờ chưa có đường thông từ ngoài đường lộ đi vào. Mảnh đất xây nhà thờ cũng là của một vài gia đình giáo dân hiến tặng và bán rẻ lại. Dù vậy, diện tích hiện tại của nhà thờ Sông Xoài khá khiêm tốn và nhiều năm qua phải đối diện với nguy cơ bị lở, sụt đất phía mặt giáp sông. Ngoài ra ở Sông Xoài còn có một điểm dùng làm nơi cầu nguyện đặc biệt nằm ngay trên bờ sông cách nhà thờ chừng mười phút đi xuồng máy. Ông biện Đỗ Văn Trên thay cha sở đang bị đau không tiện đi lại đưa chúng tôi đi đến đài Đức Mẹ nằm riêng biệt trên một khoảnh đất như một cù lao nhỏ giữa ngã ba sông. Theo lời người dẫn dường thì đây được xem như điểm thăm viếng vừa mang tính tâm linh vừa mang giá trị lịch sử của xứ Sông Xoài. Theo lệ cứ vào ngày 13 hằng tháng bà con giáo dân thường cùng nhau chèo ghe, xuồng đến đây cầu nguyện, đọc kinh sớm tối. Đây cũng là một sinh hoạt tôn giáo đặc trưng của giáo xứ này.

Vun đắp những niềm vui

Vì trước khi ghé vào giáo xứ, chúng tôi có thấy một nhà máy chế biến bột giấy có quy mô khá lớn còn tươi màu sơn nằm cách nhà thờ không xa nên trong lòng ít nhiều thấy vui vui với ý nghĩ có lẽ đời sống bà con tại đây cũng phần dễ thở . Nên ngay khi nghe cha sở kể về tình hình làm ăn kinh tế khó khăn của giáo dân thì có phần thắc mắc. Sau thì được biết nhà máy này cũng không hoạt động hiệu quả nên cuối cùng nông dân lại vẫn hoàn là nông dân. Ai trồng tràm thì lại tiếp tục trồng, ai cấy lúa thì lại tiếp tục quay về với ruộng đồngCũng vì cuộc sống chủ yếu gắn bó với sông nước, ruộng đồng bằng nghề nông nên đời sống bà con tại xứ còn khó. Đói nghèo, thất học vẫn là mối lo lớn của bà con.

Xóa đói giảm nghèo, khuyến học trở thành điểm mục vụ chính của giáo xứ. Nhưng với thực tế số giáo dân ít,nhân sự không dồi dào, đời sống người dân lại còn nhiều vất vả nên chủ yếu cha sở chỉ còn cách tìm nguồn trợ giúp từ bên ngoài. Vì vậy mà ít nhiều sự giúp đỡ còn hạn chế. Chủ yếu chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm vào việc giúp tiền xây dựng, sửa chữa lại nhà cửa, cho vay vốn làm ăn. Qua mấy năm đồng hành cùng nhiều hoàn cảnh khó khăn, hiện tại giáo xứ đã giúp được hơn chục hộ thoát nghèo. Con số này tuy còn khiêm tốn song với một giáo xứ chỉ gần 200 hộ gia đình Công giáo, cùng bao khó khăn thì đây đã là một nỗ lực không nhỏ.

Bên trong nhà thờ Sông Xoài

Về những quỹ học bổng khuyến học cho trẻ nghèo đến trường, giáo xứ cũng nhờ vào những nhà tài trợ hảo tâm trên thành phố. Cha Tuấn cho biết việc khuyến học đạt được nhiều thành quả tốt do hình thức trợ giúp có nhiều điểm linh động. Thường sau mỗi năm sau khi đã có được danh sách những trẻ cần giúp đỡ, cha Tuấn mất công một lượt dẫn mỗi gia đình ở thành phố đến trực tiếp gặp gỡ và tìm hiểu khó khăn mỗi em. Từ đó tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh riêng mà có sự trợ giúp xác đáng theo khả năng. Đồng thời qua sự liên hệ qua lại lâu dài này mà chính những trẻ được giúp đỡ có trách nhiệm hơn khi đón nhận những trợ giúp, sự quan tâm của ân nhân

Trong xứ hiện tại có gần 20 em đang theo học đại học, cao đẳng các ngành khác nhau. Đây là một niềm vui lớn với giáo xứ. Cũng vì đặc điểm môi trường sống là vùng quê, sông nước, đi lại khó khăn, lại chủ yếu là lao động chân tay nên thường khi được các em xin tư vấn, cha sở cho biết mình thường khuyên các em học ngành y tế vì có thể ít nhiều phục vụ cho bà con trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện nay nhà xứ cũng có một phòng y tế sơ cứu, phát thuốc nhỏ hoạt động khi có những đợt thăm khám tình nguyện của các đoàn y bác sĩ từ thiện. Còn ngày thường chỉ có thể cấp phát vài loại thuốc thông dụng khi có người cần đến. Song song đó vấn đề về nguồn nước sạch cũng là nỗi lưu tâm phiền muộn của bà con vùng sông nước phèn nhiều hơn trong tại đây. Được biết ngay tại nhà thờ nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cũng không phải lúc nào cũng có. Còn với phần lớn giáo dân thuộc giáo xứ trong bán kính 20km hay với những bà con ngoại đạo xa hơn thế cũng đều phải chung sống với tình trạng thiếu nước sạch. Ứơc mơ có một cây nước sạch không còn là giấc mơ của riêng ai tại vùng đất lắm phèn, nhiều bùn đất này

Về đời sống đạo do nắm rõ tình hình đi lại có nhiều trở ngại nên bình thường giờ lễ chiều luôn kết thúc sớm trước 5 giờ để bà con đi lại được an toàn, tránh xảy ra tình trạng đụng ghe, lật gheGiờ giáo lý cho cả phụ huynh lẫn thiếu nhi cũng được kết hợp cùng diễn ra sau thánh lễ Chúa nhật để tiện việc đi lại, đưa đón cho cả các em nhỏ lẫn phụ huynh. Một lớp giáo lý đặc biệt hiện đang được giáo xứ tổ chức dành cho các gia đình rối cũng đã được mở thường xuyênVới địa thế nằm sát bờ sông, xung quanh sông nước, ruộng thưa, đường vắng nên mỗi tối tiếng chuông nhắc giờ đọc kinh tối rất dễ vang xa, nhắc nhở nhau cùng tắt tivi để toàn tâm cho giờ kinh chung. Đây chính là một nét đẹp của lòng đạo của bà con xứ Sông Xoài đã được gìn giữ nhiều năm nay. Dù cuộc sống còn khó, ngày bán sức với ruộng nương, vất vả với nhiều toan tính nhưng vang vọng dưới những hồi chuông đều đặn mỗi tối, trong cảnh bình yên đâu đó quanh xóm làng trên miệt sông nước này tiếng kinh hạt vẫn vọng vào nhau như một lời nhắc nhở.

Dầu chậm nhưng mỗi ngày qua những bồi đắp, da thịt xứ sở, tâm hồn con người lại thêm tươi mới!

Minh Hải - Trung Nhân

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bán rau củ đổi nụ cười  trẻ thơ
Bán rau củ đổi nụ cười trẻ thơ
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 9.2024, ở giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, bữa sáng cho thiếu nhi được mở ra nhờ quỹ đóng góp tùy tâm của ân nhân và phụ huynh.
Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Việt sống Mùa Chay Thánh
Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Việt sống Mùa Chay Thánh
Ðể chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Phục Sinh 2025, Thiếu nhi Thánh Thể thuộc Xứ đoàn Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, giáo xứ Tân Việt, hạt Tân Sơn Nhì, Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh, đã tích cực tham gia các hoạt động tĩnh tâm và sinh hoạt...
185 năm lặng lẽ một hành trình
185 năm lặng lẽ một hành trình
Từ sáng sớm, khuôn viên nhà mẹ Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã rộn ràng trong bầu khí hân hoan mừng kỷ niệm 185 năm hiện diện và phục vụ trên mảnh đất Sài Gòn - Thủ Thiêm.
Bán rau củ đổi nụ cười  trẻ thơ
Bán rau củ đổi nụ cười trẻ thơ
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 9.2024, ở giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, bữa sáng cho thiếu nhi được mở ra nhờ quỹ đóng góp tùy tâm của ân nhân và phụ huynh.
Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Việt sống Mùa Chay Thánh
Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Việt sống Mùa Chay Thánh
Ðể chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Phục Sinh 2025, Thiếu nhi Thánh Thể thuộc Xứ đoàn Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, giáo xứ Tân Việt, hạt Tân Sơn Nhì, Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh, đã tích cực tham gia các hoạt động tĩnh tâm và sinh hoạt...
185 năm lặng lẽ một hành trình
185 năm lặng lẽ một hành trình
Từ sáng sớm, khuôn viên nhà mẹ Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã rộn ràng trong bầu khí hân hoan mừng kỷ niệm 185 năm hiện diện và phục vụ trên mảnh đất Sài Gòn - Thủ Thiêm.
Gieo mầm hy vọng giữa dấu chỉ thời đại
Gieo mầm hy vọng giữa dấu chỉ thời đại
Sáng 20.3.2025, tại nhà thờ giáo xứ Chợ Quán, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TPHCM đã tổ chức buổi tĩnh tâm Mùa Chay và hành hương Năm Thánh 2025 qua chủ đề “Với dấu chỉ thời đại, người tín hữu Việt Nam gieo mầm hy vọng”.
Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Trong số 4 tân chức, có hai vị sinh năm 1994, 1 vị sinh năm 1991 và 1 vị sinh năm 1993.
Thành lập giáo xứ Sơn La
Thành lập giáo xứ Sơn La
Sau 2 thập niên hiện diện, cộng đoàn đức tin tại Sơn La đã đón nhận niềm vui trở thành giáo xứ mới thuộc giáo phận Hưng Hóa.
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Ngày 16.3.2025, tại giáo xứ Đồng Gianh, TGP Hà Nội, linh mục chánh xứ Phanxicô Xaviê Trần Truyền Giáo đã tổ chức tĩnh tâm cho thiếu nhi. Cha khuyến khích các em làm việc bác ái, lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và tham dự nghi thức Đàng Thánh giá
Giáo xứ Tân Việt hành hương Năm Thánh
Giáo xứ Tân Việt hành hương Năm Thánh
Ngày 15.3.2025, cộng đoàn giáo xứ Tân Việt (hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM) đã tổ chức buổi hành hương Năm Thánh tại giáo xứ Tân Phú. Đoàn hành hương đã tham dự thánh lễ, dâng lời cầu nguyện và lãnh nhận ơn toàn xá.
Đồng hương Công giáo Cái Sắn mừng lễ Thánh Giuse
Đồng hương Công giáo Cái Sắn mừng lễ Thánh Giuse
Đức Giám mục giáo phận Long Xuyên Giuse Trần Văn Toản đã chủ tế thánh lễ kính Thánh Giuse - Bổn mạng đồng hương Công giáo Cái Sắn, tại thánh đường giáo họ Thánh Giuse Vĩnh Lộc (Hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM)